Israel “bất an” vì vũ khí Nga tính bàn giao cho Syria
Thông tin Nga cân nhắc chuyển tổ hợp phòng không S-300 cho Syria sau cuộc không kích của Mỹ và đồng minh dường như khiến Israel cảm thấy “bất an”.
Một tổ hợp S-300 của Nga (Ảnh: Sputnik)
Ngay sau cuộc không kích của Mỹ và đồng minh nhằm vào Syria cuối tuần trước, giới chức Nga xác nhận đang cân nhắc chuyển tổ hợp phòng không S-300 cho Syria. Ngay sau thông tin trên, Israel dọa sẽ phá hủy hệ thống này ở Syria thậm chí trước khi chúng được triển khai và chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Zvi Magen, cựu đại sứ Israel tại Moscow, nhận định kịch bản Nga chuyển S-300 cho Syria có thể khiến tình hình thêm căng thẳng khi kéo theo cảm giác bất an cho Israel, nước mới đây tuyên bố Israel có quyền “tự do hành động” trong không phận Syria.
Tổ hợp phòng không S-300 có khả năng tấn công cùng lúc 6 mục tiêu với thiết kế 2 tên lửa nhằm vào một mục tiêu để đảm bảo độ chính xác cao. Hệ thống này có tầm bắn khoảng 200km. “Đây là một tổ hợp phòng không hiện đại có thể bao phủ một vùng rộng lớn”, Michael Oren, cố vấn của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, thừa nhận.
Cựu giám đốc tình báo quân đội Israel Amos Yadlin cho biết, việc triển khai S-300 ở Syria là mối lo ngại cho Israel hàng chục năm qua. “Israel lo ngại đến một ngày, điều đó sẽ xảy ra. Nếu tôi không nhầm, chúng tôi đã vạch sẵn kế hoạch để đối phó với mối đe dọa đó”, ông Yadlin nói.
Nga từng bán hệ thống S-300 cho Iran bất chấp sự phản đối của Mỹ và Israel. Syria cũng từng được Nga cân nhắc bàn giao S-300 cho tới năm 2013 khi Tổng thống Vladimir Putin quyết định đóng băng hợp đồng này. Tuy nhiên, thời điểm đó, ông Putin nói rằng, nếu Mỹ và đồng minh tấn công Syria, Nga sẽ cân nhắc phương hướng hành động trong tương lai.
Video đang HOT
Israel đã thực hiện ít nhất 150 vụ không kích vào Syria kể từ khi nội chiến ở quốc gia Trung Đông này nổ ra năm 2011. Gần đây nhất, hôm 9/4, Israel bị cáo buộc đứng sau vụ tấn công vào căn cứ quân sự của Iran ở Syria và một số một tiêu khác.
Mark Heller, chuyên gia tại Viện nghiên cứu An ninh Quốc gia thuộc Đại học Tel Aviv, bình luận: “Lo sợ của Israel về năng lực phòng không Syria sẽ tăng đáng kể nếu Syria tiếp nhận khí tài hiện đại của Nga. Điều này sẽ hạn chế việc Israel tiến hành các chiến dịch không kích lực lượng Iran và Hezbollah ở Syria, cũng như phá hủy các cơ sở vũ khí của Syria”.
Chuyên gia về Trung Đông và châu Phi Jeremy Binnie của tuần san Jane’s Defence cũng nhận định: “Syria đã có một số tổ hợp phòng không tầm ngắn và tầm trung tương đối tốt. Nếu được bổ sung S-300, họ có khả năng lập ra một chiếc ô phòng không nhiều lớp để bảo vệ lãnh thổ”.
Chuyên gia này cũng cho rằng, để khắc chế S-300, Israel có thể sẽ sử dụng tới các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và các biện pháp tác chiến điện từ.
Về phần mình, chuyên gia phân tích quân sự Ron Ben-Yishai nhận định, Israel có thể phải tính đến các biện pháp phòng ngừa mà từ trước tới nay nước này vẫn chưa áp dụng.
Minh Phương
Theo Dantri
Lý do Israel bị nghi nã tên lửa vào căn cứ quân sự Syria
Sau vụ không kích nhằm vào căn cứ của quân đội Syria hôm 9/4, cả Nga, Syria và Iran đều cho rằng Israel đã thực hiện vụ việc này. Tuy nhiên, Israel cho tới nay vẫn chưa đưa ra bình luận nào chính thức.
Máy bay chiến đấu F-15 của Israel (Ảnh minh họa: Reuters)
Vụ không kích bằng tên lửa hôm 9/4 đang gợi lại những vấn đề về "cuộc chiến ủy nhiệm" chưa có hồi kết ở Syria. Vụ việc này xảy ra chỉ hai ngày sau vụ tấn công hóa học mà phương Tây nghi ngờ do lực lượng chính phủ Syria thực hiện ở Douma - nơi được coi là thành trì cuối cùng của các nhóm đối lập ở khu vực Đông Ghouta.
Ngay sau khi thông tin về vụ tấn công hóa học ở Syria xuất hiện, nhiều lãnh đạo các nước, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã cáo buộc lực lượng chính phủ Syria tiến hành vụ tấn công này. Tuy nhiên, Syria và Nga tới nay đều bác bỏ mọi cáo buộc, đồng thời cho rằng các nhóm đối lập đã tìm cách "dàn dựng".
Sau vụ không kích nhằm vào căn cứ của quân đội Syria, cả Nga, Syria và Iran đều cho rằng Israel đã thực hiện vụ việc này. Tuy nhiên, Israel cho tới nay vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức nào, trong khi một cựu chỉ huy của Không quân Israel cho rằng vụ việc này rõ ràng có "bàn tay" của Israel.
Ảnh vệ tinh chụp căn cứ quân sự tại tỉnh Homs, nơi bị tấn công bằng tên lửa hôm 9/4 (Ảnh: Sky)
Căn cứ quân sự bị tấn công nằm tại tỉnh Homs, trong khi vụ tấn công nghi bằng vũ khí hóa học xảy ra tại Douma (Ảnh: Sky)
Cựu Tư lệnh Không quân Israel, Trung tướng Eitan Ben Eliyahu, khẳng định việc Syria sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào người dân sẽ phải trả giá bằng các hành động đáp trả. Tuy nhiên, nghi vấn tấn công của Israel cũng được nhìn nhận theo một hướng khác, đó là nhằm vào sự hiện diện ngày càng gia tăng của Iran ở Syria.
Căn cứ bị tấn công, được gọi là T-4, là nơi có sự hiện diện của Iran. Đây là nơi Israel từng lần ra được tung tích của một máy bay không người lái của Iran đã xâm phạm không phận Israel hồi tháng 2. Trong khi đó, phát biểu trên Đài phát thanh quân đội Israel, thủ lĩnh đảng đối lập Yesh Atid - ông Yair Lapid, cho biết: "T-4 mà chúng ta hay nhắc tới không còn là căn cứ của quân đội Syria, đó là căn cứ nơi có sự hợp tác giữa Iran và Syria. Như những gì mà chúng ta đã nói lâu nay, Israel không chấp nhận sự hiện diện quân sự của Iran ở Syria và sẽ không cho Tehran cơ hội gia tăng hiện diện tại đây. Cái gì cũng có giá của nó".
"Mối đe dọa Iran"
Lâu nay, Israel luôn coi Iran là mối đe dọa hiện hữu và là nguy cơ lớn nhất đối với tương lai của nước này. Do vậy, Israel luôn canh chừng ảnh hưởng của Iran ở Trung Đông, từ Iraq tới Syria và Lebanon. Mỗi khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, Israel sẽ tham vấn Nga, Mỹ và một số nước khác để đưa ra hành động. Tuy nhiên, trong vụ không kích mới đây, nhiều khả năng Israel đã tự mình thực hiện.
Trước khi cuộc nội chiến ở Syria xảy ra vào năm 2011, Israel từng đạt được một thỏa thuận ngầm với Syria về việc cho phép hai quốc gia láng giềng này "tồn tại chung", dù cho Damacus chưa bao giờ công nhận nhà nước Israel. Nhưng sự hiện diện của Iran ở Syria đã thay đổi tình hình địa chính trị trong khu vực, buộc Israel nhiều lần tiến hành không kích nhằm vào các mục tiêu ở Syria trong những năm qua.
Ngoài ra, thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc cũng làm Israel lo ngại. Với việc các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, Israel lo ngại rằng Tehran sẽ có thêm tiềm lực tài chính để phát triển các loại tên lửa và chương trình hạt nhân của nước này.
Ngọc Anh
Theo Dantri
Nga bắn hạ hai rocket tấn công căn cứ không quân tại Syria Hệ thống phòng không Nga khai hỏa và phá hủy hai rocket do phiến quân phóng từ phía tây bắc Syria vào căn cứ không quân Hmeymim. Tổ hợp Pantsir-S1 Nga khai hỏa. Ảnh: Sputnik. Nhóm phiến quân Hồi giáo hoạt động ở tỉnh Idlib ngày 27.12 bắn một loạt rocket nhằm vào căn cứ không quân Hmeymim của Nga tại tỉnh Latakia...