iSpace – Nơi gắn kết doanh nghiệp đào tạo nghề
Trường Cao đẳng nghề Thực hành iSPACE là nơi luôn lĩnh hội và cập nhật mới những thông tin về công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới nhằm nâng cao và bồi dưỡng kỹ năng cho thầy cô, học sinh, sinh viên của hệ thống nhà trường.
Để đào tạo ra đội ngũ cử nhân chuyên môn giỏi, thuần thục tay nghề, đáp ứng yêu cầu từ nhà tuyển dụng, các trường cần có bài giảng cập nhật, phù hợp với thực tế, thực hành nhiều. Vì thế nên có sự liên kết cùng các doanh nghiệp để có những ý kiến đóng góp vào nội dung bài giảng phù hợp yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Ngay từ năm 2006, Trường Cao đẳng nghề Thực hành iSPACE đã nắm bắt được các yêu cầu này nên đã liên kết chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực CNTT, Tài chính kế toán nhằm hợp tác xây dựng khung chương trình và cùng với nhà trường tham gia giảng dạy, cung ứng trang thiết bị có công nghệ mới phục vụ cho việc học thực hành, thực tập của sinh viên. iSPACE trở thành đơn vị đào tạo thực hành hàng đầu tại Viêt Nam, với cơ sở vật chất được thiết kế quy mô hiện đại và tiện lợi cho sinh viên học và hành.
Trường Cao đẳng nghề Thực hành iSPACE là nơi luôn lĩnh hội và cập nhật mới những thông tin về công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới nhằm nâng cao và bồi dưỡng kỹ năng cho thầy cô, học sinh, sinh viên của hệ thống nhà trường. Sự gắn kết với doanh nghiệp là một trong những yếu tố giúp Trường Cao đẳng nghề Thực hành iSPACE hoàn thiện cơ sở vật chất, môi trường thực hành, cập nhật hệ thống chương trình đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội, mang lại nhiều lợi ích cho người học và doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Trọng (bìa trái) ký kết với Doanh nghiệp đồng hành
Video đang HOT
Phóng viên đã có cuộc trao đổi ngắn cùng Ông Nguyễn Hoàng Anh – Phó Hiệu Trưởng Thường Trực.
- Ngành nghề nào nhà trường đặt trọng tâm đào tạo?
- Nhu cầu nhân lực về CNTT và Tài chính kế toán đang rất nóng. Năm 2006, chúng tôi đã bắt tay vào xây dựng mô hình đào tạo liên kết với doanh nghiệp, đó là lĩnh vực CNTT, tài chính kế toán. Đây là những ngành nghề có tính ứng dụng cao nên đòi hỏi chúng tôi phải xây dựng môi trường học tập chuyên về thực nghiệm, chương trình đào tạo chuyên về thực hành, thực tập với nguồn tài nguyên, bài tập tình huống được cung cấp từ các doanh nghiệp. Với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực CNTT, Sinh viên được đảm bảo 70% thời lượng học thực hành tại phòng LAB , tại chính các doanh nghiệp đồng hành cùng iSPACE. Trong qui trình đào tạo ngành Kế toán doanh nghiệp và Tài chính ngân hàng, 60% thời lượng học thực hành chuyên môn, 30% thời lượng ứng dụng sâu CNTT, 10% thời gian sinh viên sẽ được học tập tại doanh nghiệp.
- Phải chăng đó cũng là những chuyên ngành thế mạnh của iSPACE?
- iSPACE có thế mạnh đào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực CNTT như Kỹ thuật phần mềm, Kỹ thuật mạng – Truyền thông, Thiết kế đồ họa, An ninh mạng, Tài chính ngân hàng và Quản trị kinh doanh, Kế toán doanh nghiệp; Chương trình Bác sĩ máy tính … Tại iSPACE, số người học là những người đang đi làm chiếm 20%, là sinh viên các trường đại học, cao đẳng khác chiếm 20%, còn lại là những bạn trẻ đến iSPACE để bắt đầu sự nghiệp.
- Việc cập nhật chương trình đào tạo, đưa sinh viên đến thực tập và cơ hội việc làm như thế nào, thưa ông?
- iSPACE hiện có hơn 300 doanh nghiệp đồng hành. Những doanh nghiệp này không chỉ cung cấp tài liệu giảng dạy, thiết bị thực hành cho thầy và trò iSPACE mà còn cùng với nhà trường soạn thảo đề cương giảng dạy và tham gia vào quá trình hướng dẫn thực hành cho sinh viên trong những môn học đặc thù của từng nghề. Tài liệu giảng dạy tại iSPACE được thiết kế theo chuẩn quốc tế như Microsoft, Oracle, Sun Microsystem, Cyberoams, Nexans, …
- Ông cho biết sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành tại iSPACE có thể liên thông ở các trường đại học nào?
- Sinh viên iSPACE sau khi tốt nghiệp cao đẳng có thể học liên thông lấy bằng đại học trong nước tại ĐH Cần Thơ, ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM. Với những sinh viên có hướng học để lấy bằng đại học nước ngoài, iSPACE cũng đã là cầu nối để các em có thể học đại học Greenwich (Anh Quốc), học viên Chisholm (Úc).
Theo BĐVN
Khó ngăn học sinh bỏ học dịp Tết
Theo thống kê hằng năm, tỉ lệ học sinh bỏ học vào khoảng thời gian sơ kết học kỳ 1 cùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán thường chiếm khoảng 30% tổng số học sinh bỏ học của cả năm.
Số liệu công bố tại hội nghị giao ban lần thứ nhất năm học 2010 - 2011 các sở GD-ĐT thuộc ĐBSCL, ngày 11-12-2010, cho biết năm học 2010 - 2011, tỉ lệ học sinh (HS) bỏ học ở các tỉnh ĐBSCL là 0,34% ở bậc tiểu học; 2,28% ở bậc THCS; 3,53% ở bậc THPT. Năm tỉnh có tỉ lệ HS bỏ học cao nhất là Long An, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Sẽ còn tăng?
Chỉ trong vòng mấy tháng của năm học 2010 - 2011 (từ tháng 9 đến tháng 11), tỉ lệ HS bỏ học đã cao như vậy thì con số này chắc chắn sẽ còn cao hơn vào dịp sơ kết học kỳ 1 cùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán Tân Mão.
Sở dĩ có nhận định như vậy vì theo thống kê hằng năm, tỉ lệ HS bỏ học vào khoảng thời gian sơ kết học kỳ 1 cùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán thường chiếm khoảng 30% tổng số HS bỏ học trong cả năm học.
Chẳng hạn, hết học kỳ 1 năm học 2009 - 2010, tỉnh Vĩnh Long đã có hàng loạt trường có tỉ lệ HS bỏ học cao, như Trường cấp 2, 3 Trưng Vương: 14,6%; Trường THPT Tam Bình: 8,37%, Trường THPT Vĩnh Long: 6,7%; Trường THPT Vũng Liêm: 6,5%.
Giữ được sĩ số lớp học đông đủ như thế này là chuyện không dễ dàng ở nhiều trường, nhất là sau dịp Tết Nguyên đán.
Ở tỉnh Thanh Hóa, các huyện Thường Xuân, Mường Lát, Quan Hóa, hết học kỳ 1 năm 2009 - 2010 có hàng trăm HS bỏ học và tiếp tục gia tăng sau Tết Nguyên đán.
Một số doanh nghiệp ngoài tỉnh, chủ yếu là ở các tỉnh phía Nam, đã đưa ô tô về tận bản làng để huy động lao động trẻ. Được dịp, những HS học lực yếu kém, kinh tế gia đình còn khó khăn đã bỏ học rủ nhau đi làm.
Cuối học kỳ 1 năm học 2010 - 2011 này, thiên tai nặng nề, lũ chồng lên lũ đối với các tỉnh miền Trung khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh nghèo đói. Nguy cơ HS bỏ học ở khu vực này sẽ tăng lên là điều khó tránh khỏi.
Dân số tăng, học sinh giảm? Theo các chuyên gia về giáo dục, việc mấy năm qua Bộ GD-ĐT luôn lấy số liệu học kỳ 1 của các năm học để so sánh và công bố tỉ lệ HS bỏ học giảm là không phản ánh đúng thực trạng vì số HS bỏ học trong học kỳ 1 hằng năm là rất nhỏ nhưng sau Tết Nguyên đán và kỳ nghỉ hè thì tỉ lệ này luôn tăng cao và đó mới là tỉ lệ HS bỏ học chính thức trong một năm học. Một nghịch lý thấy rất rõ là trong khi dân số nước ta những năm qua tăng bình quân 1 triệu người/năm thì số liệu thống kê chính thức của Bộ GD-ĐT lại cho thấy số lượng HS ở bậc THCS giảm liên tục. Năm học 2004 - 2005: 6.792.000 HS; năm học 2005 - 2006: 6.445.000 HS; năm học 2006 - 2007: 6.218.457 HS; năm học 2007 - 2008: 5.858.484 HS; năm học 2008 - 2009: 5.515.123 HS; năm học 2009 - 2010: khoảng 5,3 triệu HS. Chỉ trong 5 năm qua, số lượng HS ở bậc THCS đã giảm đi khoảng 1,5 triệu?
Chủ động ngăn chặn
Ông Liêu Thành Công, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long, cho biết các khối lớp 9, 10, 11 có tỉ lệ HS bỏ học cao hơn các khối khác. Có thể có những nguyên nhân mới dẫn đến tình trạng HS bỏ học, như hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nhưng một số HS THPT lại có nhu cầu khá lớn về vật chất tiêu dùng cá nhân; phần còn do tác động từ người thân, bạn bè rủ rê đi làm ở các KCN dễ có tiền may quần áo mới, sắm điện thoại di động, xe máy nên các em bỏ học đi làm. Mặt khác, sau Tết, nhiều xí nghiệp thiếu lao động phổ thông nên tuyển cả lao động là HS chưa qua THPT, chưa được đào tạo nghề.
Để ngăn chặn tình trạng HS bỏ học trong dịp Tết Nguyên đán, kinh nghiệm cho thấy các trường và các cấp quản lý giáo dục phải căn cứ vào đặc điểm hoàn cảnh của từng địa phương, từng trường để chủ động đề ra giải pháp cụ thể, sát hợp.
Mỗi giáo viên phải nhận thức được sâu sắc trách nhiệm của mình. Quan tâm hơn đến tuyên truyền và tìm biện pháp giúp đỡ khi kết quả học tập của HS còn yếu (chẳng hạn cho HS có điểm dưới trung bình ở học kỳ 1 được nợ điểm, treo điểm để có cơ hội phấn đấu tiếp trong học kỳ 2 và đến cuối năm có thể hoàn thành được yêu cầu).
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt và báo cáo kịp thời diễn biến hoàn cảnh của HS để nhà trường, địa phương giúp các em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế (như trợ giúp học phí, tiền mua sách giáo khoa và các khoản đóng góp khác hoặc trợ cấp thiếu ăn cho các em HS nhà nghèo có nguy cơ bỏ học...).
Các cấp chính quyền cần có những chỉ đạo sát sao và cụ thể đối với việc ngăn chặn HS bỏ học, thu hút HS bỏ học vào học nghề hoặc được tiếp tục học tập ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, tránh tình trạng để HS bỏ học chơi bời lêu lổng, sa ngã vào tệ nạn xã hội.
(Theo Người lao động)
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên iSPACE?. Đây là vấn đề mà các bạn học sinh đặt ra nhiều nhất và quan tâm nhiều nhất dành cho Ban tham vấn chương trình định hướng nghề "Học một nghề, giỏi một đời". Ngoài những băn khoăn về khả năng hoặc xác suất có được việc làm sau khi tốt nghiệp, học sinh còn quan tâm đến mức thu nhập bình quân...