IS với cuộc chiến tranh mang gương mặt đàn bà
Không thể nói “chiến tranh không mang gương mặt đàn bà”, khi có không ít phụ nữ tham gia cuộc chiến ở Syria và Iraq hiện nay về phía IS lẫn các phe chống lại chúng.
Nữ binh người Kurd được đánh giá là thiện chiến hơn nữ binh IS, ngay cả lính IS là nam cũng phải kiêng dè – Ảnh: Reuters
Theo rentv (Nga) ngày 2.12, nếu các phụ nữ người Kurd chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thì các tiểu đoàn nữ binh của IS được lập ra để thực hiện mệnh lệnh của những tên đồ tể khát máu.
Trên mạng internet xuất hiện nhiều hình ảnh các nữ binh thánh chiến trong y phục toàn đen, vẻ mặt lạnh lùng hoặc hung dữ. Được tập dượt hàng ngày nên họ có thể gào rất to và đều những câu khẩu hiệu thánh chiến. Nhưng kỹ năng tác xạ của họ thì kém. Kỹ năng tương tác với vũ khí cũng kém – có cảm giác những cú giật của súng máy khi bắn cũng có thể đẩy họ ngã ngửa về đằng sau. Nhưng dù có bị ngã, họ vẫn có thể gào to như thường.
Những tên chỉ huy IS luôn khẳng định rằng những người đàn bà này rất dũng cảm, khả năng chiến đấu không thua kém đàn ông. Dĩ nhiên, nếu đánh giáp lá cà thì nhận xét này có lẽ phải xem lại. Không phải vì thể lực họ yếu, mà vì trang phục của họ gần như trùm kín hết thân mình. Chẳng cứ gì trong chiến đấu, ngay cả khi bình thường thì việc đi lại cũng khá khó khăn trong thứ trang phục kín mít ấy, thỉnh thoảng còn bị vấp ngã. Ăn mặc như thế, thử hỏi làm sao có thể xông pha chiến trận?
Nữ binh của IS tại Raqqa, Syria – Ảnh: Reuters
Nhưng chuyên gia du kích chiến Karine Gevorgyan lại có ý kiến trái ngược: “Đừng tin vào những video clip ấy, đó chỉ là những cảnh quay được dàn dựng. Phụ nữ chỉ chiếm số lượng rất ít trong hàng ngũ chiến binh IS. Nhưng cũng có đến hàng chục nữ chỉ huy ở các đơn vị nam binh. Phụ nữ làm vệ sĩ giỏi hơn nam giới. Phụ nữ thực hiện các công việc của đặc nhiệm khéo hơn nam giới: giỏi giữ bí mật, giỏi luồn tránh, ẩn nấp, và khi xuất hiện thì có thể bất ngờ tấn công vì đối phương thường chủ quan, không nghĩ rằng kẻ địch lại là đàn bà. Đặc nhiệm nữ của Iran là một thí dụ điển hình, được mệnh danh ninja mặc váy”.
Hồi tháng 1.2015, IS tuyên bố đã thành lập hai tiểu đoàn nữ binh ở thành phố Raqqa, Syria. Rất lạ là bộ khung chỉ huy của hai tiểu đoàn này gồm chủ yếu các phụ nữ gốc Nga từ vùng Bắc Caucase, mà phụ nữ Bắc Caucase vốn được giáo dục đức tính hiền thục từ bé. Hiện nay, hai tiểu đoàn nữ binh này hoạt động ở những khu vực do IS kiểm soát tại Syria, với nhiệm vụ chính yếu là lùng bắt những phụ nữ bị nghi là vi phạm các giới răn Hồi giáo, nghĩa là thực hiện chức năng của cảnh sát.
Nhiều nữ binh trong hai tiểu đoàn này khởi đầu “binh nghiệp” của mình bằng con đường bán dâm hoặc phục vụ tình dục cho các tay súng IS. Vấn đề ở chỗ các thủ lĩnh IS cho phép các chiến binh của mình “kết hôn tạm thời” để quan hệ tình dục với bất kỳ người phụ nữ nào, có khi chỉ trong một ngày, rồi tự do phá vỡ cái “liên minh hôn nhân” quái đản ấy.
Nữ binh của IS giờ kiêm thêm nhiệm vụ kiểm tra các tay súng IS đào ngũ cải trang thành phụ nữ – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Nữ dân quân tại Anbar, Iraq tập luyện để chống trả quân IS – Ảnh: AFP
Nhiều trường hợp, các chiến binh với nhân thân giả (tự xưng mình là người đàng hoàng, tử tế), sử dụng mạng internet dụ dỗ, mời gọi các cô gái nhẹ dạ từ khắp nơi trên thế giới. Không ít cô mắc câu để rồi dần dần về sau sẽ trở thành nữ binh IS vì đã ở vào tình thế chẳng đặng đừng. Tuyệt đại đa số các cô gái nước ngoài đi đến Trung Đông với mục đích ban đầu không phải là để chiến đấu, mà để “vui vẻ ái tình” với các chàng trai Ả Rập hào hoa, giàu có. Và cho đến nay, kỹ năng tác chiến của các cô nàng vẫn chưa vượt qua được kỹ năng phục vụ tình dục.
Ngay cả các cô gái Nga có học thức hẳn hoi cũng sa chân vào cái bẫy “tình lừa” này. Trường hợp cô Varvara Karaulova, sinh viên Đại học tổng hợp quốc gia Moscow là một thí dụ điển hình. Phải lòng rồi mê say một anh chàng người Syria 35 tuổi, Varvara đồng ý với yêu cầu của anh ta là gia nhập đạo Hồi, rồi đồng ý sang Syria cùng nhau chung sống mà chẳng hề ngờ rằng y chính là một trong những thủ lĩnh cấp dưới của IS. Hồi tháng 5.2015, cô trốn nhà bay qua Thổ Nhĩ Kỳ để từ đó đi đường bộ tới Syria gặp người yêu. Nhưng qua thông tin gia đình cô cung cấp, cơ quan an ninh Nga điều tra ra nhân thân thực của gã nọ nên phối hợp với phía Thổ Nhĩ Kỳ chặn bắt được cô ngay biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria. Nếu chỉ chậm vài tiếng đồng hồ, có lẽ giờ đây Varvara đã trở thành một trong những thủ lĩnh của nữ binh IS.
Theo các số liệu chính thức, đã có hàng nghìn phụ nữ thuộc nhiều lứa tuổi từ Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây đã đến Syria, Lebanon… để gặp gỡ, kết hôn với “ý trung nhân” làm quen qua mạng và hầu hết không quay về cố hương. Một số rất ít tìm được hạnh phúc đích thực, còn tuyệt đại đa số trở thành nô lệ tình dục và từ đó có thể trở thành nữ binh IS.
Cần biết, trong các lực lượng nổi dậy chống chính phủ Assad cũng có một số đơn vị nữ binh. Điểm khác biệt ở chỗ các nữ binh này dày dặn kinh nghiệm trận trận mạc hơn, chiến đấu linh hoạt hơn và không trùm đầu, bịt mặt như các nữ binh IS.
Nữ binh trong các lực lượng người Kurd được đánh giá cao hơn hết. Họ được huấn luyện quy củ, bài bản, có nhiều tay súng bắn tỉa cừ khôi, nhiều chuyên gia chất nổ và đặc biệt nhiều người tinh thông kỹ năng cận chiến tay không. Nam chiến binh IS lắm phen thua đau khi đối đầu với họ.
Lại thêm một chuyện nực cười: các nữ binh IS giờ đây phải đảm trách thêm chức năng của lính biên phòng cửa khẩu. Số là kể từ khi người Nga bắt đầu các chiến dịch không kích ở Syria, nhiều chiến binh IS quá hoảng sợ nên đã cạo sạch râu ria, ăn mặc giả trang làm đàn bà, trốn qua những vùng do quân chính phủ Syria kiểm soát. Ở các “cửa khẩu biên giới” các chiến binh IS không thể kiểm tra phụ nữ (do tuân thủ lề luật của đạo Hồi) dù có nghi ngờ đó là đàn bà giả mạo. Bây giờ thì các nữ binh IS phải lãnh nhiệm vụ này và đã phát hiện hàng trăm “phụ nữ đực rựa” – các chiến binh IS đào ngũ.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Cuộc sống dưới làn đạn ở thủ phủ của IS
Người dân ở Raqqa, Syria, như đang trong cơn ác mộng khi sống dưới sự cai trị của Nhà nước Hồi giáo. Chuối, chocolate trở thành hàng xa xỉ, nhà cửa bị bỏ hoang vì không kích và nhóm phiến quân tổ chức hành quyết ở khắp nơi.
Một tòa nhà tại Raqqa bị trúng bom hôm 29/11. Ảnh: RBSS.
CNN dẫn nguồn tin từ nhóm nhà hoạt động có tên "Raqqa đang bị tàn sát lặng lẽ" (RBSS), cho biết cảnh hành quyết bằng ném đá và chặt đầu diễn ra thường xuyên tại thành phố này. Mọi góc phố đều có chốt kiểm soát của Nhà nước Hồi giáo (IS).
Trường học bị đóng cửa. Những mặt hàng chocolate, chuối trở thành đồ xa xỉ do nhiều người không có việc làm.
"Chúng tôi không phải đang sống. Chúng tôi làm gì có cuộc sống", một phụ nữ 27 tuổi nói với RBSS. RBSS là một trong số ít nguồn tin có thể cập nhật tình hình Raqqa, nơi IS tuyên bố là thủ phủ của "đế chế" mà chúng thiết lập ở Syria.
Hàng nghìn người dân Raqqa không liên quan tới IS. Họ đang phải sống trong sự kìm kẹp của luật Hồi giáo hà khắc, không thể chạy trốn vì các tuyến đường bị phong tỏa, chốt kiểm soát ở khắp nơi. Tất cả những gì họ viết trên Internet đều bị IS kiểm duyệt, RBSS cho biết.
Theo RBSS, lực lượng tuần tra gồm toàn nữ của IS gần đây bắt đầu xuất tại một số khu vực, chặn và khám xét cả phụ nữ. Hình phạt đối với những người vi phạm quy định là tàn nhẫn.
"Thị trấn ma"
Ngoài tình trạng bạo lực đang diễn ra, người dân Raqqa còn sống với nỗi lo sợ những quả bom rơi từ trên trời xuống.
Liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu ném bom các mục tiêu IS tại Syria, bao gồm Raqqa, từ tháng 9/2014. Nga, Pháp và Anh mới đây đều đã đưa chiến đấu cơ tới Syria, nhiều cuộc không kích nhắm vào thủ phủ của IS.
Một phụ nữ 27 tuổi giấu tên cho biết khu vực nhà chị bị trúng bom. "Tôi không nhìn thấy gì cả... trên trời có một vài máy bay không người lái", người này nói. Nơi đây như một "thị trấn ma" bởi không có điện, dù các tòa nhà vẫn còn đứng vững.
Pháp không kích dữ dội vào Raqqa từ sau loạt vụ khủng bố Paris ngày 13/11 mà IS nhận trách nhiệm, làm 130 người thiệt mạng. Các chiến đấu cơ đã ném bom một sở chỉ huy, một trung tâm tuyển quân, một kho đạn và một trại huấn luyện tại Raqqa, quân đội Pháp cho biết.
Một chiến binh IS ra đường cùng ba cô vợ trùm kín từ đầu đến chân hôm 6/11. Phụ nữ tại Raqqa bị cấm ra đường một mình. Ảnh: RBSS.
Tuy nhiên, những quả bom của Pháp có thể cũng sát hại nhầm dân thường. IS đã rút khỏi một số vị trí sau khi dự đoán các vụ ném bom, RBSS khẳng định. Đường phố hiện vắng vẻ hơn, chợ cũng thưa người hơn thường lệ.
Abdalaziz al-Hamza, đồng sáng lập RBBS, nói IS vẫn cố thủ tại Raqqa dù chúng phải liên tục di chuyển vì bị oanh tạc.
Một trong những kẻ không kịp trốn thoát là Mohammed Emwazi, biệt danh "phiến quân John". Đây là tên khủng bố người Anh thường bịt mặt và công kích phương Tây, được xem như người phát ngôn và đao phủ của IS. Tình báo Mỹ khẳng định đã tiêu diệt Emwazi trong đợt không kích do máy bay không người lái thực hiện tháng trước.
Phiến quân IS thường dùng người dân làm bia đỡ đạn bằng cách sống trong cùng tòa nhà với họ và dùng trường học làm trụ sở. "Mọi người sợ các cuộc không kích dù họ thực sự hy vọng rằng chúng sẽ giải thoát họ khỏi IS", một nhà hoạt động của RBSS cho biết.
Raqqa từng là một trong những thành phố tự do nhất tại Syria. "Bạn có thể làm bất cứ điều gì như hút thuốc, mặc trang phục tùy thích", al-Hamza nói.
Năm 2013, các nhóm phiến quân, gồm cả IS lúc đó ít được biết tới, chiếm Raqqa. Chúng kéo đổ tượng cựu tổng thống Syria Hafez al-Assad và áp đặt luật Hồi giáo hà khắc. Mọi thứ sau đó thay đổi nhanh chóng. Mỗi sáng thức dậy thành phố lại trở nên bảo thủ hơn, theo RBSS.
Các quy định, được gọi là "Bayanaat", thường xuất hiện trên những bức tường trong thành phố, hạn chế quyền của phụ nữ như đi lại một mình, cách ăn mặc hoặc thậm chí cấm để lộ tóc. Một số quy định có thể được truyền miệng như cấm hút thuốc lá, cấm quay phim chụp ảnh.
Nhiều người tại Raqqa nói họ không muốn sống dưới sự cai trị của IS nhưng không còn lựa chọn.
"Cả thế giới nên biết chúng tôi không phải IS. Chúng tôi là những người chống lại chúng mạnh mẽ nhất. Chúng tôi là những người chịu đựng tội ác của chúng nhiều nhất", một nhà hoạt động thuộc RBSS nói. Ước mơ của chúng tôi, giống như mọi người, là có một cuộc sống "bình thường".
Raqqa hiện không còn trường học hay việc làm. Bác sĩ, giáo viên, luật sư đều thất nghiệp và muốn có việc thì phải gia nhập IS. Thiếu tiền có nghĩa là thiếu thốn mọi nhu yếu phẩm hàng ngày. Nước và điện lúc có lúc không tùy theo ý thích của bọn cai trị nhưng mọi người vẫn tiếp tục hy vọng thoát khỏi IS.
"Tôi muốn vào đại học... làm việc và kiếm tiền, có một gia đình và một đất nước tự do", người phụ nữ 27 tuổi nói. "Hãy giúp chúng tôi tìm một cuộc sống".
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Cuộc sống của những cô vợ chiến binh IS Vợ của các chiến binh IS tại Raqqa bị ép cưới một người xa lạ ngay sau khi chồng họ đánh bom tự sát. Aws, 25 tuổi, từng là vợ của một chiến binh IS và là thành viên lữ đoàn "cảnh sát đạo đức" toàn nữ của nhóm cực đoan trước khi đào tẩu. Ảnh: NYTimes Dua mới chỉ gia nhập Lữ...