IS tuyên bố chiếm hoàn toàn thành phố của Iraq
Các phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng tuyên bố giành quyền kiểm soát toàn bộ thành phố Ramadi của Iraq, trong khi Mỹ tuyên bố sẽ giúp lấy lại khu vực này.
Lực lượng quân đội Iraq tháo chạy khỏi Ramadi trước sự tấn công của IS. Ảnh: AP
“Ramadi đã hoàn toàn rơi vào tay các phiến quân IS”, Wall Street Journaldẫn lời Taha Abdul Ghani, một thành viên của hội đồng tỉnh Anbar cho biết.
Sau khi các phiến quân cực đoan IS tấn công vào căn cứ quân sự của quân đội Iraq tại tỉnh Anbar hôm qua, Ramadi trở thành thành phố đầu tiên của Iraq rơi vào tay IS trong năm nay, theo Reuters.
Đây cũng là thất bại lớn nhất của lực lượng đặc nhiệm Iraq kể từ mùa hè năm ngoái. Nhóm IS cho hay chúng chiếm giữ được các xe tăng và giết hại hàng chục thành viên của lực lượng đặc biệt của Iraq. Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã phê chuẩn việc triển khai quân tới giành lại Ramadi, một động thái ông phản đối trước đó do lo ngại khiến người dân phản ứng dữ dội.
Video đang HOT
Một quan chức Iraq sau khi rút khỏi căn cứ quân sự bị bao vây cho biết hầu hết lính tháo chạy khỏi các trụ sở chỉ huy hoạt động và các tay súng IS có thể xâm nhập từ cổng phía nam, do đó họ phải chạy về phía tây. Giao tranh dữ dội giữa IS và quân đội Iraq tại Ramadi diễn ra suốt từ hôm 15/5. Iraq từng thề sẽ giải phóng tỉnh Anbar khỏi sự kiểm soát của IS sau khi đánh tan chúng tại Tikrit tháng trước.
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm qua ban đầu chưa xác minh thông tin Ramadi thất thủ, sau đó cho rằng nếu Iraq mất thành phố này thì Washington cùng liên minh sẽ giúp giành lại. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Elissa Smith nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ trên không cho Iraq và cung cấp các cố vấn.
Ramadi là thành phố lớn, nằm cách thủ đô Baghdad của Iraq 110 km. Đồ họa: CNN
Khánh Lynh
Theo VNE
Chủ tịch Trung Quốc muốn quan hệ Trung - Mỹ là 'nước lớn kiểu mới'
"Tôi muốn nâng quan hệ Trung - Mỹ lên theo hướng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 17.5, mặc cho hai nước căng thẳng vì vấn đề Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước buổi hội đàm tại Đại lễ đường Nhân dân, thủ đô Bắc Kinh ngày 17.5.2015 - Ảnh: Reuters
"Theo quan điểm của tôi, quan hệ Trung - Mỹ vẫn ổn định", ông Tập nói với ông Kerry tại buổi hội đàm ở Đại lễ đường Nhân dân, thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 17.5, theo Reuters.
"Tôi muốn tiếp tục phát triển mối quan hệ này với Tổng thống Mỹ Barack Obama và nâng quan hệ Trung - Mỹ lên một tầm cao mới theo hướng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới", ông Tập nói với ông Kerry nhân Ngoại trưởng Mỹ kết thúc chuyến thăm Trung Quốc trong hai ngày 16-17.5, theo Reuters.
Chủ tịch Tập từng nhiều lần nhấn mạnh với Tổng thống Obama (trong chuyến thăm của ông Obama đến Trung Quốc hồi năm 2014) rằng ông mong muốn một "mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới", với nội hàm chính là Mỹ - Trung không xung đột, không đối kháng, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi.
Mô hình mới này cũng bao gồm việc tôn trọng "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hai bên cũng như lộ trình phát triển và hệ thống chính trị", theo Reuters.
Tuy nhiên Trung Quốc gần đây tăng cường hoạt động xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm bành trướng quân sự và củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này với gần hết Biển Đông. Các hoạt động này của Trung Quốc khiến Mỹ và các nước láng giềng lo ngại.
Ngày 16.4, Ngoại trưởng Kerry đã kêu gọi Trung Quốc hành động nhằm giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông. Đáp lại, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bảo vệ hành động xây dựng đảo nhân tạo khi nói Trung Quốc quyết bảo vệ cái gọi là chủ quyền của nước này ở Biển Đông.
Ông Kerry cho hay Mỹ đã bày tỏ mối quan ngại về hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Kerry không đề cập đến thông tin Washington cân nhắc điều động máy bay quân sự và tàu chiến tuần tra quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây trái phép để đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Trước chuyến thăm của ông Kerry đến Bắc Kinh, nhiều báo đài đã đăng tải tin tức này.
Trung Quốc cũng đã bày tỏ lo ngại về kế hoạch tuần tra này của Mỹ. Nước này lâu nay luôn bác bỏ sự can dự của Mỹ vào vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Bắc Kinh đổ lỗi cho Washington kích ngòi căng thẳng bằng cách xúi giục những nước khác tiến hành "những hành động nguy hiểm", theo Reuters.
Ngoại trưởng Kerry có chuyến thăm Trung Quốc lần này nhằm chuẩn bị cho Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung vào tháng 6 tới tại thủ đô Washington. Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ thăm Mỹ vào tháng 9.2015.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Mỹ - Trung tranh cãi quyết liệt về Biển Đông Mỹ bày tỏ quan ngại về quá trình cải tạo các bãi đá của Trung Quốc tại Biển Đông, trong khi Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố sẽ không lay chuyển trong vấn đề chủ quyền. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters Sau cuộc gặp riêng với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry,...