IS sẽ vẫn hoành hành trong năm 2016
Thế giới chưa thể xóa sổ Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vào năm 2016, nhưng các nước có thể đẩy nhóm cực đoan tàn bạo bậc nhất trong thế kỷ 21 vào cảnh túng quẫn, theo CNN.
Phiến quân IS diễu hành trên đường phố Syria. Ảnh: Alarabiya.net
Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (viết tắt là Daesh theo tiếng Arab) còn được biết đến với tên gọi Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS). Cái tên cho thấy IS tự tuyên bố về ý thức hệ của nhóm trong thế giới Hồi giáo và tham vọng áp đặt đức tin lên 1,6 tỷ tín đồ.
IS vốn là một nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda ở Iraq và do Abu Bakr al-Baghdadi cầm đầu. Nhóm khủng bố đang kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn tương đương diện tích của bang Connecticut (Mỹ), trải dài từ miền Bắc Syria tới miền Trung Iraq.
“Sùng bái cái chết” vì ảo tưởng mù quáng rằng thế giới sắp diệt vong, phiến quân IS tin chúng sẽ sớm chiến đấu trong trận chiến Armageddon và giành chiến thắng. Armageddon là trận chiến sinh tử cuối cùng giữa người Hồi giáo và La Mã (ám chỉ người Thiên Chúa giáo, phương Tây).
Năm 2015, “Đế chế Hồi giáo” tự xưng đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho các nước, từ Tây Phi tới trung tâm của châu Âu. IS được cho là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong năm 2016, theo CNN.
IS đã bành trướng ra sao trong năm 2015?
Năm nay, IS đã thắt chặt kiểm soát những vùng đất mà chúng chiếm được, thiết lập bộ máy chính phủ gồm các hoạt động từ phát hành giấy khai sinh tới sản xuất tiền vàng, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền. Các chiến binh IS, lực lượng mà Tổng thống Barack Obama gọi là “một tập hợp nghiệp dư”, không bị ảnh hưởng nhiều từ các cuộc không kích của liên quân do Mỹ đứng đầu, theo CNN.
Trên thực tế, IS mở rộng địa bàn bằng cách quy nạp hoặc liên minh với các nhóm khủng bố khác trong khu vực, gồm Boko Haram và Taliban ở Afghanistan. Các phần tử cực đoan dường như cạnh tranh với nhau khi tiến hành các vụ tấn công đẫm máu nhất lấy cảm hứng từ IS, gồm vụ đánh bom một nhà thờ Hồi giáo của người Shiite tại Yemen khiến 137 người chết, bắn rơi phi cơ chở khách của Nga tại Ai Cập cùng vụ tấn công du khách ở Tunisia.
Trong năm 2015, IS cho thấy tổ chức có thể tấn công bất cứ đâu, hoặc luôn có mô hình “những con sói đơn độc” ở những nơi chúng không xuất hiện. IS hiện áp dụng hình thức tuyển quân trực tuyến theo cách bí mật. Cách này khó bị phát hiện và thậm chí khiến việc ngăn các vụ tấn công đẫm máu trở nên khó khăn hơn. Cú sốc lớn nhất xảy ra vào tháng 10 khi IS thực hiện các vụ tấn công phối hợp tại trung tâm Paris, khiến 130 người chết và làm rúng động thế giới.
IS sẽ tiếp tục lộng hành năm 2016?
Vụ tấn công liên hoàn tại Pháp được coi là bước ngoặt trong bối cảnh cuộc chiến chống khủng bố sẽ mở rộng trong năm tới. Các giá trị riêng của thế giới phương Tây, từ nhiệm vụ nhân đạo tới quy chế người tị nạn và tương lai của đường biên giới mở giữa các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, có nguy cơ chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến này.
IS chắc chắn phải đối mặt trước những đợt tấn công từ phương Tây. Tuy nhiên, phá hủy cơ sở hạ tầng của tổ chức không đủ để đè bẹp ý thức hệ của nhóm khủng bố cực đoan.
Việc lực lượng Nga dội bom phiến quân cũng khiến tình hình thay đổi. Nhiều chuyên gia cho rằng, các đợt tấn công của Điện Kremlin chắc chắn làm suy yếu quân nổi dậy Syria, một trong những thách thức trên bộ đối với IS.
Các nhà lãnh đạo sẽ phải hành động để thuyết phục các lực lượng chủ chốt ở mặt đất, đặc biệt là những người Hồi giáo dòng Sunni ở Iraq, đẩy lùi IS khỏi thị trấn và thành phố. Cho tới nay, thế giới đã thống nhất kế hoạch chấm dứt cuộc chiến tại Syria, nơi thúc đẩy sự bành trướng của nhóm cực đoan.
Video đang HOT
Theo CNN, thế giới chưa thể xóa sổ IS vào năm 2016, đơn giản vì cuộc chiến này quá lớn. Tuy nhiên, các nước có thể đẩy một trong những nhóm tàn bạo nhất thế kỷ 21 rơi vào cảnh túng quẫn.
Hải Anh (CNN)
Theo Zing News
Phiến quân IS tạo ra một biến thể thánh chiến mới
Phiến quân IS đang xây dựng một đội quân trung thành tới từ châu Âu, bao gồm những kẻ mang tư tưởng cực đoan được ví như nửa khủng bố, nửa gangster.
Phiến quân IS đang xây dựng một đội quân trung thành tới từ châu Âu, bao gồm những kẻ mang tư tưởng cực đoan được ví như nửa khủng bố, nửa gangster.
Trước khi trở thành kẻ chủ mưu vụ khủng bố ở Paris diễn ra hồi tháng trước, Abdelhamid Abaaoud, 28 tuổi, tham gia vào một băng trộm cực đoan. Kẻ cầm đầu của nhóm này có biệt danh là "Santa Claus".
Giới chức cho biết, băng nhóm gồm những thanh niên trẻ, sẵn sàng tới Iraq và Syria chiến đấu. Những kẻ này tấn công khách du lịch, cướp đồ nhằm chuẩn bị tiền cho các chuyến đi tới khu vực đầu não của phiến quân IS, tạo thành một "khu vực mới" trong các hoạt động của tổ chức khủng bố này.
Đặc điểm đó khác biệt hoàn toàn so với những gì mà al-Qaeda thường làm, chỉ tuyển các tân binh ngoan đạo và các nhà tài trợ nước ngoài giàu có. Điều này đặt ra một thách thức mới đối với chính quyền các nước phương Tây.
Tái phạm tội
Abdelhamid Abaaoud là kẻ cầm đầu nhóm nghi phạm tổ chức tấn công liên hoàn tại Paris vào đêm 13/11. Ảnh: Bloomberg
Abaaoud, con trai của người nhập cư Morocco, là một kẻ phạm tội nhiều lần. Y bị đuổi khỏi nhà khi mới 16 tuổi và trở nên cực đoan khi tới Syria chiến đấu vào năm 2013. Khi quay về Bỉ, y tiếp tục hành nghề trộm cướp và sử dụng số tiền kiếm ra để chi trả một chuyến đi khác vào tháng 1/2014. Lần này, y đi cùng Younes, em trai 13 tuổi, một quan chức tình báo cấp cao giấu tên cho biết.
Nhà chức trách cho hay, mạng lưới khủng bố mà Abaaoud xây dựng tại Paris tách biệt với mạng lưới ở Bỉ nhằm tấn công châu Âu. Mạng lưới tại Paris tuyển dụng tân binh và tài trợ cho chuyến đi của các chiến binh tới lục địa này.
Một số kẻ tấn công thủ đô nước Pháp từng là tội phạm hình sự. Hai trong số đó, Brahim Abdeslam - kẻ đánh bom tự sát vào đêm 13/11 tại Paris - và em trai Salah Abdeslam đang chạy trốn, từng sở hữu một quán cafe ở thành phố Brussels. Quán này phải đóng cửa hồi tháng 8 vì liên quan đến hoạt động buôn bán ma túy.
Một quan chức Pháp cho biết, xét nghiệm pháp y phát hiện dấu vết của Captagon, một loại ma tuý tổng hợp, trong thi thể của những kẻ tấn công, dù đạo Hồi cấm sử dụng các chất độc hại.
"Tổ chức của Osama bin Laden thường không liên quan đến tội phạm. Đây là một trào lưu mới trong thế giới khủng bố", Mohammad Mahoud Ould Mohamedou, Phó giám đốc Trung tâm Chính sách Bảo mật tại Geneva, nói.
Từ tội phạm nhỏ tới cực đoan
Các nhà tù châu Âu là nơi sản sinh ra những kẻ Hồi giáo cực đoan trong nhiều năm qua, đặc biệt tại Bỉ và Pháp. Tuy nhiên, gần đây, ranh giới giữa tội phạm và chủ nghĩa cực đoan không còn rõ nét.
"Nhiều kẻ trong số chúng sống như thổ phỉ. Chúng tin tưởng vào tôn giáo nhưng không từ bỏ hành vi phạm tội. Tôi thấy đây là một phương thức hoạt động của IS", Peter Neumann, một chuyên gia cấp tiến tại trường Đại học King London, nói.
Tòa án tại thành phố Cologne, Đức từng xử 8 nghi phạm cướp nhà thờ, trường học và các doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ tháng 8/2011 đến tháng 11/2014 nhằm hỗ trợ chiến binh IS tại Syria.
Trường hợp của Khalid Zerkani, 42 tuổi, liên kết giữa tội phạm và cực đoan rõ ràng hơn. Zerkani, được biết đến với biệt danh "Papa Noel" hay còn gọi là "Santa Clause", bị cáo buộc có quan hệ với tổ chức khủng bố IS.
Y vung tiền và tặng quà cho các thanh niên ngổ ngáo mà y tuyển dụng, những tên trộm sẽ trở thành chiến binh thánh chiến. Chúng nhắm mục tiêu là các trạm xe và khách du lịch, trộm hành lý. Số tiền kiếm được từ việc trộm cắp sẽ là lộ phí cho các tân binh từ châu Âu đến chiến trường Trung Đông.
Đạo Hồi cấm trộm cắp. Tuy nhiên, những kẻ theo IS hợp thức hoá các hoạt động bằng cách nói rằng chúng nhắm mục tiêu vào những người không tin tưởng thánh Ala hoặc làm theo chiến lược.
Các quan chức cho hay, mạng lưới của Zerkani đã hé lộ cách thức tuyển dụng và chiến thuật tài chính của những chiến binh IS người châu Âu. Y liên quan tới ít nhất 30 đến 40 người rời Bỉ đến Iraq và Syria.
Youssef Bouamar, một trong những tân binh 21 tuổi mà Zerkani tuyển, cho biết "Santa Clause" khuyến khích anh ta ăn cắp hành lý tại nhà ga vì "nguyên nhân Hồi giáo".
Zerkani thường nhắm đối tượng là những tội phạm nhỏ, chiêu mộ các tân binh tại những quán cafe và trên các phố gần nhà thờ Hồi giáo không chính thức tại Molenbeek, một khu phố đông người nhập cư Bắc Phi ở Brussels.
Mohamed Karim Haddad, em trai của một chiến binh thánh chiến được tuyển tới Syria, nói với các quan chức rằng "Papa Noel" là "một lang băm, kẻ thao túng những thanh niên trẻ hoặc những đàn ông gặp rắc rối với xã hội".
Nhà chức trách Bỉ bắt Zerkani hồi tháng 2/2014 và buộc tội y lãnh đạo một hoạt động khủng bố. Zerkani bị kết án 12 năm vào năm nay. Tuy nhiên, hắn không thừa nhận và muốn kháng cáo.
Abbaoud rất quen thuộc với thế giới của "Papa Noel". Gia đình y sống tại Molenbeek vào thời gian Zerkani và những tay chân của hắn hoạt động mạnh tại đó. Abaaoud có quan hệ với ít nhất 3 thành viên của mạng lưới này.
Một quan chức cho biết, họ tìm thấy số điện thoại tại Syria của Abaaoud, với tên giả là Abu Omar Soussi, trong điện thoại của Zerkani. Một người em của Abaaoud, Yassinne, nói rằng mẹ của anh từng cầu xin y tránh xa Zerkani và tay chân của hắn.
"Bà ấy sợ chúng vì nhiều vấn đề. Bà gọi chúng là &'những kẻ có râu'", Yassine nói.
Thánh chiến kiểu mới
Cảnh sát Pháp tham gia cuộc truy bắt các nghi phạm khủng bố Paris tại khu vực Saint-Denis hôm 18/11. Ảnh: Reuters
Các chuyên gia nhận định, những nhóm thánh chiến mới đánh dấu sự thay đổi. IS sử dụng Internet để tuyên truyền và quảng bá về một thiên đường quyến rũ, nơi những thanh niên bị tước quyền có thể cảm thấy tự do và tận hưởng các chiến lợi phẩm.
"Chất lượng của những kẻ khủng bố này thấp hơn", một quan chức cấp cao của châu Âu nói. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ít nguy hiểm hơn. Liên kết tội phạm giúp thành viên của nhóm mới dễ dàng tiếp cận vũ khí và nguồn tiền mặt tại châu Âu, các chuyên gia nói.
Mối quan hệ của chúng với tội phạm nhỏ có thể khiến giới chức đánh giá thấp mối đe doạ mà chúng mang tới.
Yoni Mayne, một trong những đàn em của Zerkani, đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn. Người mẹ 68 tuổi giấu tên cho hay, đầu năm 2013, y đến Syria và quay về nhà sau vài tuần. Bà yêu cầu chính quyền ngăn con trai bà và họ đảm bảo sẽ theo dõi hắn.
"Nhưng sau đó, nó lại đi một lần nữa và họ không làm gì", bà nói.
Giới chức đổ lỗi cho những công cụ pháp lý hạn chế tại thời điểm đó. Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng một số nhà chức trách coi những chuyến đi như vậy là điều có lợi, một cách để đẩy các vấn đề của thanh niên Hồi giáo ra khỏi đất nước.
Theo Washington Post, khi Mayne trở lại Syria vào tháng 1/2014, y tham gia vào đội quân thánh chiến cùng Abaaoud và em trai y. Mayne chết khi chiến đấu cho nhóm IS vào tháng 3/2014.
Ngoài ra, các nhà điều tra cũng tìm thấy liên kết giữa kẻ chủ mưu vụ tấn công liên hoàn ở Paris với Zerkani. Theo hồ sơ của toà án, cảnh sát từng tìm thấy hộ chiếu Morocco hết hạn tại một căn hộ của đàn em của Zerkani ở Brussels.
Các quan chức và các nhà lãnh đạo Hồi giáo cho rằng, những kẻ tuyển dụng IS đang dụ dỗ thanh niên Hồi giáo từng phạm tội bởi họ là những mục tiêu tốt nhất. Họ thường tức giận và thiếu thân thiện.
Fard, một người thanh niên ở độ tuổi 20, là ví dụ điển hình. Anh là một người bạn của Abaaoud và từng nói rằng anh ta "hạnh phúc" sau khi nghe tin về vụ khủng bố ở Paris.
Farid, con trai của những người nhập cư Morocco, cho biết anh từng ngồi tù khi còn là thiếu thiên. Trong suốt cuộc trò chuyện tại một quán cafe ở Molenbeek, anh đã mô tả cách mà anh kiếm tiền từ hoạt động bất hợp pháp.
Farid kể rằng cuộc sống của thanh niên Hồi giáo trong khu vực là vô vọng, cảm thấy lạc lõng và phải đương đầu với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình toàn quốc. Hầu hết bạn bè của anh đều đã ở tù.
Farid và một thanh niên khác cho biết, họ muốn tới Syria và gia nhập IS bởi nhóm này giới thiệu rằng đó là nơi để những người Hồi giáo như anh có thể cảm nhận thế nào là nhà.
"Chúng tôi đang nổi loạn, chống lại nhà nước và xã hội này, nơi chúng không không bao giờ được chấp nhận. Chúng tôi chống lại cha mẹ và quê hương. Tôi không cảm thấy mình là người Bỉ hay người Morocco. Tôi nghĩ bản thân là một người Hồi giáo và đó là cách mà Abaaoud đã tìm thấy bản thân", anh chia sẻ.
Theo_Kiến Thức
Hơn một triệu người di cư tới EU trong năm 2015 Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) ngày 22-12 cho biết, từ đầu năm 2015 đến nay, hơn một triệu người tị nạn và người di cư đã tới các nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU). Trong đó, gần 3.700 người đã thiệt mạng hoặc mất tích trong hành trình đầy nguy hiểm này. Người tị nạn và người di cư lên...