Iraq lớn tiếng với Thổ Nhĩ Kỳ: Nhắc Mỹ, nhờ Nga?
Các chuyên gia cho rằng thông qua các động thái gay gắt với Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq đang muốn tìm thêm sự ủng hộ và giúp đỡ từ Moskva.
Iraq sẽ đáp trả quân sự nếu Thổ Nhĩ Kỳ không rút quân
Ngày 30/12, phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Baghdad, Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari một lần nữa yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút hoàn toàn quân đội ra khỏi lãnh thổ Iraq, đồng thời cảnh báo Ankara phải tôn trọng chủ quyền của Iraq nếu không muốn đối mặt với một hành động quân sự.
“Iraq sẽ thúc đẩy các cuộc đối thoại hòa bình nhằm tránh khủng hoảng, song nếu cần sẽ tính đến việc đấu tranh với Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ chủ quyền và tài sản quốc gia”, Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari cảnh báo Ankara phải tôn trọng chủ quyền của Iraq nếu không muốn đối mặt với một hành động quân sự.
Trước đó, hôm 24/12, sau khi kết thúc cuộc họp khẩn cấp của Liên đoàn Arập, ông Jaafari cũng nêu rõ lập trường của Bagdad: “Nếu an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của Iraq vẫn tiếp tục bị đe đọa, chúng tôi sẽ sử dụng mọi phương thức hợp pháp để đáp trả hành động tấn công này. Mọi phương án đều có thể…”.
Thực tế kể từ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương triển khai lực lượng tới một trại quân đội ở khu vực Bashiqa phía Bắc Iraq với lý do huấn luyện các tay súng người Sunni và người Kurd chống lại tổ chức khủng bố IS, thì quan hệ giữa Ankara và Bagdad đã trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.
Iraq đã gọi hành động của chính quyền Tổng thống Erdogan là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ nước này và liên tiếp đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ nhằm đáp trả. Tuy nhiên bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, Ankara vẫn ngoan cố duy trì và triển khai thêm quân tại khu vực này.
Iraq lớn tiếng với Thổ Nhĩ Kỳ để lấy lòng Nga?
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng, tuyên bố trên của Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari dù nhắc tới Thổ Nhĩ Kỳ nhưng lại mang nhiều thông điệp chính trị. Thông qua những tuyên bố cứng rắn, Bagdad dường như đang công khai ủng hộ Nga và dần phủ nhận vai trò của Mỹ tại quốc gia này.
Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia và giới quân sự lại đặt ra nghi vấn này. Bởi lẽ từ khi Mosvka tiến hành các cuộc không kích tại Syria, chính quyền Thủ tướng Haider al-Abadi đã ngay lập tức có thái độ khác lạ với Washington. Iraq đã nhiều lần đưa ra lời đề nghị điện Kremlin hỗ trợ nước này đối phó với phiến quân IS dù trước đó Nhà Trắng đã ra sức hứa hẹn và đưa ra yêu cầu Bagdad không hợp tác với Moskva.
Trở lại với tuyên bố của Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari. Thực tế nó được đưa ra ngay sau khi có thông tin Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở chiến dịch quân sự tại Syria năm 2016 dưới sự hậu thuẫn của Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng Iraq đang muốn lấy lòng Nga nhằm có thêm những lợi ích và hỗ trợ trên chiến trường.
Trong khi đó, Moskva và Ankara đang có nhiều bất đồng kể từ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga. Điện Kremlin ngoài việc áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt, cấm vận về kinh tế, quân sự, ngoại giao, quốc phòng, du lịch vẫn mạnh mẽ yêu cầu chính quyền Tổng thống Erdogan đưa ra lời xin lỗi chính thức. Tuy nhiên Ankara vẫn ngoan cố và chưa có dấu hiệu sửa sai.
Ngoài ra, Moskva và Washington hiện vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về tương lai chính trị của Tổng thống Syria Assad. Dù đã nhiều lần điện đàm, thậm chí gặp gỡ, tiếp xúc riêng nhưng đến thời điểm này các nút thắt vẫn chưa được tháo bỏ.
Các chuyên gia nhận định, Iraq đang chơi một nước cờ cao tay khi tất cả những biểu hiện gần đây đều tỏ thái độ thân Nga và hết sức lạnh nhạt với Mỹ. Hành động này không đơn thuần xuất phát từ tình hữu nghị, quan hệ thân thiết gắn bó trước đó giữa 2 nước.
Bagdad dường như đang muốn tìm kiếm thêm sự ủng hộ và giúp sức của Moskva trong các kế hoạch triển khai quân tại nước này. Iraq thừa hiểu rằng, nếu như không có sự yểm trợ của điện Kremlin thì việc tiêu diệt phiến quân IS bấy lâu nay sẽ khó lòng thành hiện thực.
Trong khi Washington đang ngày càng thất thế, sức ảnh hưởng của Moskva ngày càng lên cao thì lựa chọn đứng về phía Nga sẽ đem đến cho chính quyền Thủ tướng Haider al-Abadi nhiều lợi ích to lớn.
Hòa Bình(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Báo Nga hoan hỉ đã khuất phục được Mỹ
Báo chí Nga hân hoan trước những thắng lợi trong chiến dịch quân sự tại Syria, cho rằng Moskva đang buộc Mỹ cùng các đồng minh phải thay đổi quan điểm.
Khuất phục Mỹ
Ngày hôm nay, 29/10, tại thủ đô Vienna của Áo diễn ra hội nghị ngoại trưởng các nước Nga, Mỹ, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề Syria.
Ngày 30/10, hội nghị này sẽ được mở rộng theo đề nghị của Nga với sự tham dự của Ngoại trưởng Iran Javad Zarif.
Tờ Độc lậpcủa Nga nhận định việc Iran đồng ý tham dự một hội nghị quốc tế do Nga triệu tập là thắng lợi ngoại giao của Moskva.
Máy bay Nga cất cánh từ căn cứ Hmeimim ở Syria
Tuy là thắng lợi nhỏ, song Nga đang buộc Mỹ phải cân nhắc lại chính sách đối ngoại của mình. Điều đáng chú ý là hội nghị do Nga triệu tập có sự tham gia của Mỹ và Saudi Arabia.
Trên thực tế, Lãnh tụ tối cao Iran Khamenei đã cấm đàm phán với Mỹ về mọi vấn đề, ngoại trừ thỏa thuận hạt nhân đã đạt được hồi tháng 7. Tuy nhiên, sau khi Ngoại trưởng Iran Jarif gặp người đồng cấp Nga Lavrov thì mọi thứ đã thay đổi.
Việc Iran quyết định tham gia cuộc đàm phán về Syria với sự hiện diện của Mỹ và Saudi Arabia cũng nằm trong định hướng chung của Nga là thu hút tất cả các quốc gia chủ chốt trong khu vực tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã phải thừa nhận vai trò của Iran, và nói rằng Iran có thể trở thành đối tác của Mỹ về vấn đề Syria.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Áo để đàm phán với Nga và sau đó là Iran về Syria
Bên cạnh đó, tờ báo dẫn lời chuyên gia cho rằng Saudi Arabia và Iran vốn là đối thủ trong khu vực. Saudi Arabia vẫn luôn phản đối Iran tham gia các cuộc đàm phán về Syria.
Tuy nhiên, kể từ khi chiến dịch không kích của Nga ở Syria tỏ rõ hiệu quả và quân đội Syria giành được những thắng lợi rõ ràng trên chiến trường, không chỉ Saudi Arabia mà ngay cả Mỹ cũng phải thay đổi quan điểm.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice tuyên bố dù còn khác biệt song giữa Mỹ với Nga và Iran có tiềm năng để đạt được một thỏa thuận về chuyển tiếp chính trị tại Syria, trong đó có vai trò của Tổng thống Bashar al-Assad.
Mặc dù vậy, tờ Độc lập cho rằng tác dụng phụ của chiến thắng ngoại giao mà Nga vừa đạt được chính là việc Mỹ tăng cường các hoạt động ở Syria. Không chỉ tích cực trên mặt trận ngoại giao, Mỹ đang ráo riết chuẩn bị triển khai thêm đặc nhiệm và không quân cho các nhiệm vụ tại Syria trong vài tuần tới.
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc lớn tiếng yêu cầu Nhật Bản không đối đầu Trung Quốc Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Kuala Lumpur, Malaysia, Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị đã cảnh báo Nhật Bản không nên đối đầu với Trung Quốc. Tin tức từ Tân Hoa xã cho hay, trong cuộc gặp ngày 6/8, ông Vương Nghị đã cảnh báo Nhật Bản không nên đối đầu với Trung Quốc trên mọi phương diện. Thông...