Iraq: Hàng trăm người biểu tình xông vào tòa nhà Quốc hội
Ngày 30/7, hàng trăm người biểu tình ủng hộ giáo sĩ Hồi giáo dòng Shiite – Moqtada al-Sadr đã xông vào tòa nhà Quốc hội Iraq ở thủ đô Baghdad.
Người dân tham gia biểu tình phản đối Chính phủ tại thủ đô Baghdad, Iraq ngày 30/10/2019. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Đây là lần thứ hai trong tuần này, người biểu tình tràn vào tòa nhà Quốc hội để phản đối phe đối lập đề cử ứng viên thủ tướng.
Các lực lượng an ninh Iraq đã phải sử dụng hơi cay và “bom âm thanh” để giải tán những người biểu tình. Phiên họp dự kiến của Quốc hội Iraq đã không thể diễn ra do không có nghị sĩ nào có mặt tại phòng họp.
Video đang HOT
Hôm 27/7, nhiều người biểu tình cũng đã xông vào Vùng Xanh, khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt do có các tòa nhà chính phủ ở thủ đô Baghdad. Dù đã bắn hơi cay nhưng cảnh sát vẫn không ngăn được dòng người tràn vào tòa nhà Quốc hội.
Thủ tướng Mustafa al-Kadhimi khi đó yêu cầu người biểu tình “lập tức rời đi”. Ông cảnh báo lực lượng an ninh Iraq sẽ đảm bảo “việc bảo vệ các cơ quan nhà nước, cơ quan đại diện nước ngoài và ngăn chặn mọi tổn hại đối với an ninh và trật tự”.
Dù vậy, người biểu tình chỉ rời Vùng Xanh gần hai giờ sau đó khi có thông điệp từ giáo sĩ al-Sadr.
Các cuộc biểu tình hiện nay là thách thức mới nhất đối với quốc gia giàu dầu mỏ này. Iraq vốn vẫn đang chìm trong khủng hoảng chính trị và kinh tế – xã hội dù giá năng lượng toàn cầu tăng vọt, do tác động từ cuộc chiến tại Ukraine.
Đảng của giáo sĩ al-Sadr đã giành được 73 ghế trong cuộc bầu cử tháng 10/2021, và trở thành phe lớn nhất trong Quốc hội có 329 ghế của Iraq. Tuy nhiên, đảng của ông này vẫn còn thiếu số ghế để giành được thế đa số tại Quốc hội, do vậy tiến trình thành lập chính phủ mới tại Iraq vẫn rơi vào bế tắc.
Lực lượng an ninh Sudan ngăn người biểu tình tiến tới Dinh Tổng thống
Ngày 9/1, các lực lượng an ninh Sudan đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình hướng về Dinh Tổng thống.
Trước đó, hàng nghìn người đã đổ xuống đường ở thủ đô Khartoum và thành phố Omdurman để tiếp tục phản đối vụ đảo chính xảy ra hồi cuối tháng 10/2021.
Người biểu tình tập trung tại thủ đô Khartoum, Sudan ngày 6/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc đảo chính, do Tổng Tư lệnh quân đội Sudan Abdel Fattah al-Burhan dẫn đầu vào ngày 25/10, đã làm thay đổi tiến trình chuyển tiếp chia sẻ quyền lực giữa hai bên quân sự và dân sự vốn được thiết lập sau cuộc lật đổ nhà độc tài kỳ cựu Omar al-Bashir hồi năm 2019. Xung đột giữa người biểu tình quá khích và các lực lượng an ninh tại nước nàykể từ sau cuộc đảo chính đã khiến ít nhất 60 người thiệt mạng.
Cuối tuần trước, Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok đã tuyên bố từ chức chỉ chưa đầy 2 tháng sau khi ông được phục chức theo thỏa thuận chính trị với quân đội nước này. Việc ông Hamdok từ chức làm gia tăng sự không chắc chắn về tương lai chính trị của Sudan và quá trình chuyển tiếp hướng tới cuộc bầu cử dự kiến diễn ra trong năm 2023.
Ngày 8/1, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết sẽ mời các lãnh đạo quân sự, đảng phái chính trị và các bên liên quan ở Sudan tham gia vào một "tiến trình chính trị" nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng do vụ đảo chính. Dự kiến, Hội đồng Bảo an LHQ cũng sẽ họp vào ngày 12/1 tới để bàn về những diễn biến gần đây ở Sudan.
Sudan: Lực lượng an ninh sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình Các lực lượng an ninh Sudan ngày 19/7 đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình do lo ngại vấn đề an ninh tại trung tâm thủ đô Khartoum khi có hàng nghìn người đang tập trung tại đây. Cảnh sát, lực lượng cảnh vệ và quân đội đã được triển khai dọc tuyến đường dẫn đến...