Iraq giành lại vị trí chiến lược gần Ramadi từ tay IS
Quân đội chính phủ Iraq hôm qua giành lại một vị trí quan trọng ở ngoại ô thành phố chiến lược Ramadi từ tay Nhà nước Hồi giáo, cho thấy bước tiến mạnh mẽ trong nỗ lực nhằm tiêu diệt nhóm khủng bố này.
Thành viên lực lượng bán quân sự Iraq khai hỏa tên lửa nhằm vào cứ điểm của IS bên ngoài thành phố Falluja, tỉnh Anbar. Ảnh: Reuters
Lực lượng Chống Khủng bố (CTS) của Iraq tái chiếm hầu hết các tòa nhà thuộc ký túc xá Đại học Anbar sau khi quân đội chính phủ để mất gần như toàn bộ khu vực này vào tay Nhà nước Hồi giáo (IS) hồi tháng 5, theoIBTimes. Giới chuyên gia quân sự nhận định đây là một vị trí trọng yếu để tiến hành các cuộc tấn công nhằm tái chiếm thành phố.
“Cùng với sự hỗ trợ từ quân đội chính phủ và đòn không kích của liên quân cũng như chiến đấu cơ Iraq, Lữ đoàn Vàng đã giải phóng Đại học Anbar”, tướng Abdelaminr al-Khazraji, phó chỉ huy CTS ở tỉnh Anbar thông báo, sử dụng biệt danh của đơn vị này. “Sau một tuần giao tranh dữ dội, chúng tôi giành lại ngôi trường trong sáng nay (26/7) và hiện tại kiểm soát hoàn toàn cứ điểm trên”.
Liên quân do Mỹ dẫn đầu cũng tiến hành không kích khu vực trong suốt ba ngày qua. Washington cho hay 5 cuộc không kích được triển khai, chỉ tính riêng trong ngày 24/7, nhằm ngăn chặn các tay súng IS sử dụng bom xe tấn công đáp trả.
Hàng chục phần tử cực đoan IS bị tiêu diệt. Dù các cuộc tấn công phá hủy một số tòa nhà ở Ramadi và bắt giữ nhiều thành viên của tổ chức nhưng IS vẫn lan truyền những thông tin sai sự thật nhằm bảo vệ danh tiếng.
Video đang HOT
“Chúng tiếp tục lợi dụng việc tuyên truyền để lấp liếm cho những thiệt hại phải chịu và phóng đại về hiệu quả hoạt động của nhóm”, tướng Patrick Ryder, đại diện Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ, cho biết trong một thông báo.
Vị trí thành phố Ramadi.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo vào phiến quân IS
Lần đầu tiên xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ nổ súng qua biên giới và tiêu diệt phiến quân IS ở Syria.
Ngày 23.7, các lực lượng biên phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn đạn pháo xe tăng vào các vị trí của phiến quân IS ở bên kia biên giới Syria sau khi một binh sĩ nước này thiệt mạng và 2 người khác bị thương trong một vụ giao tranh qua biên giới với phiến quân.
Vụ nổ súng này diễn ra chỉ vài ngày sau khi một đối tượng tình nghi là phiến quân IS đã kích nổ quả bom gắn trong người tại thị trấn biên giới Suruc của Thổ Nhĩ Kỳ khiến 32 người thiệt mạng, trong đó có nhiều học sinh người Kurd.
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tập trung ở khu vực biên giới với Syria
Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sau khi phát hiện đạn của phiến quân IS đang bắn về phía mình, 4 chiếc xe tăng của biên phòng Thổ Nhĩ Kỳ đang triển khai sát hàng rào biên giới đã đồng loạt nổ súng đáp trả.
Sau khi đấu súng, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận một chiến binh IS đã bị tiêu diệt, và họ đã lấy được cả thi thể lẫn khẩu súng của chiến binh này.
Vụ đụng độ xảy ra chỉ 1 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đạt được thỏa thuận sẽ cùng phối hợp để ngăn chặn làn sóng chiến binh nước ngoài vượt biên vào Syria chiến đấu cho IS.
Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí cho phép Mỹ và liên quân sử dụng căn cứ không quân Incirlik ở miền đông nước này để thực hiện các cuộc không kích nhắm vào phiến quân IS. Đây được coi là một thay đổi đáng kể của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống IS, bởi từ trước tới nay họ vẫn từ chối không cho phép chiến đấu cơ liên quân sử dụng căn cứ của mình để không kích các mục tiêu IS tại Iraq và Syria.
Khẩu súng chống tăng của chiến binh IS bị Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt
Từ lâu, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị một số nước đồng minh NATO chỉ trích vì đã thể hiện thái độ "thờ ơ" trong cuộc chiến chống lại phiến quân IS ở ngay sát nách mình.
Hồi năm ngoái, trong khi IS bao vây thị trấn biên giới Kobane của người Kurd ở Syria trong một thời gian dài, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đưa xe tăng ra áp sát biên giới mà không có bất cứ một động thái can thiệp nào.
Một số chuyên gia phân tích cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ không muốn can thiệp vào cuộc chiến hiện nay ở Syria vì lo sợ dân quân người Kurd sẽ mạnh lên và hiện thực hóa cuộc đấu tranh đòi ly khai của họ. Nhưng có vẻ như lập trường của Ankara đã thay đổi khi họ nhận ra rằng IS cũng là một mối đe dọa không kém đối với an ninh quốc gia của mình.
Trí Dũng (Theo Reuters)
Theo Danviet
Chiến binh IS phải "nhai dép" trên truyền hình Nhai dép được coi là hành động sỉ nhục ghê gớm nhất trong văn hóa của những người theo Hồi giáo. Ngày 22.7, truyền hình Iraq công bố những hình ảnh cho thấy một chiến binh IS bị cáo buộc thảm sát 60 binh sĩ nước này đã bị buộc phải nhai một chiếc dép trong khi xuất hiện trên ti-vi. Trong văn...