Iraq dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ở thành phố Kirkuk
Chiều 3/9, Chính phủ Iraq đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh giới nghiêm tại thành phố Kirkuk của nước này, được ban bố sau khi xảy ra các cuộc biểu tình bạo loạn khiến ít nhất 4 người thiệ.t mạn.g.
Lực lượng an ninh Iraq tuần tra tại thành phố Kirkuk ngày 3/9/2023, sau khi lệnh giới nghiêm được dỡ bỏ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin AFP của Pháp, Tướng Kawa Gharib, Cảnh sát trưởng thành phố Kirkuk, cho biết lệnh giới nghiêm “đã được dỡ bỏ” và tình hình tại đây hiện đã ổn định.
Thông tin cập nhật cho biết 4 người Kurd đã thiệ.t mạn.g và 15 người bị thương trong vụ bạo loạn.
Trước đó, tối 2/9, Thủ tướng Mohammed Shia al-Sudani đã áp đặt lệnh giới nghiêm tại Kirkuk – thành phố đa sắc tộc ở miền Bắc Iraq – sau các cuộc đụng độ liên quan đến người Kurd, người Arab và người Turkmen tại đây. Lực lượng an ninh sở tại đã tiến hành truy quét ở những khu vực xảy ra bạo loạn. Thủ tướng al-Sudani nhấn mạnh rằng lực lượng an ninh “phải kiên quyết bắt giữ tất cả những người gây rối trật tự an ninh của Kirkuk và không ai được phép mang theo vũ khí, ngoại trừ người của các cơ quan an ninh”. Ông đồng thời yêu cầu thành lập một ủy ban điều tra vụ bạo loạn.
Bạo loạn nổ ra sau khi người Arab và người Turkmen vốn phản đối kế hoạch đưa đảng Dân chủ người Kurd (KDP) trở lại trụ sở cũ ở thành phố Kirkuk, cách thủ đô Baghdad khoảng 250 km về phía Bắc, đã đụng độ với người Kurd tại địa điểm này. KDP là một đảng chính trị người Kurd thân cận với nhà lãnh đạo người Kurd Masoud Barzani.
Iraq dỡ bỏ lệnh giới nghiêm trên toàn quốc
Hãng thông tấn quốc gia Iraq đưa tin, ngày 30/8, các lực lượng an ninh nước này đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm trên toàn quốc sau khi những người ủng hộ giáo sĩ Hồi giáo dòng Shi'ite - Moqtada al-Sadr rút khỏi vùng Xanh ở thủ đô Baghdad theo lời kêu gọi của ông.
Binh sĩ Iraq tuần tra trên đường phố Baghdad khi lệnh giới nghiêm được ban bố do bất ổn chính trị, ngày 30/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bài phát biểu phát sóng truyền hình, giáo sĩ al-Sadr khỏi kêu gọi những người ủng hộ chấm dứt biểu tình ở trung tâm thủ đô Baghdad, đồng thời gửi lời xin lỗi tới người dân Iraq sau gần 2 ngày đụng độ bạo lực giữa các nhóm Hồi giáo dòng Shi'ite.
Sau khi giáo sĩ al-Sadr ra lời kêu gọi trên, những người ủng hộ ông đã bắt đầu rút khỏi vùng Xanh ở thủ đô Baghdad.
Trước đó, ngày 29/8, hàng trăm người ủng hộ phong trào của ông al-Sadr đã chiếm giữ khu vực "vùng Xanh", nơi đặt các tòa nhà chính phủ và đại sứ quán nước ngoài, bao vây Cung điện Cộng hòa và xâm nhập tòa nhà này. Bất chấp lệnh giới nghiêm trên toàn quốc, các cuộc đụng độ vẫn tiếp diễn ở thủ đô và một số khu vực của Iraq, khiến 23 người thiệ.t mạn.g và hàng trăm người bị thương.
Iraq chìm trong khủng hoảng chính trị và kinh tế - xã hội sau cuộc bầu cử hồi tháng 10/2021, trong đó đảng của ông al-Sadr giành được nhiều ghế nhất, với 73/329 ghế tại Quốc hội Iraq. Căng thẳng tiếp diễn giữa các chính đảng Shiite trong thời gian qua đã khiến Iraq không thành lập được chính phủ mới, do không hội đủ 2/3 số phiếu cần thiết tại quốc hội để bầu được tổng thống mới theo quy định trong Hiến pháp. Toàn bộ các nghị sĩ thuộc đảng của ông al-Sadr đã rút khỏi Quốc hội Iraq. Nếu được bầu, tổng thống mới sẽ chỉ định thủ tướng do liên minh lớn nhất trong quốc hội đề cử đứng ra thành lập chính phủ mới nhiệm kỳ 4 năm.
Iraq trục xuất Đại sứ Thụy Điển Iraq ngày 20/7 trục xuất Đại sứ Thụy Điển để phản đối một kế hoạch đốt kinh Koran ở Stockholm, sự việc khiến hàng trăm người biểu tình xông vào và đố.t ph.á Đại sứ quán Thụy Điển ở thủ đô Iraq. Người biểu tình đố.t ph.á Đại sứ quán Thụy Điển tại Iraq. Ảnh Reuters. Chính phủ Iraq trong tuyên bố đưa...