Cựu thủ tướng Italy nói tên lửa Pháp bắn rơi máy bay chở khách nội địa Ý năm 1980
Cựu Thủ tướng Italy hai nhiệm kỳ Giuliano Amato nói rằng tên lửa của không quân Pháp đã vô tình bắn hạ máy bay chở khách của Italy khi đang tìm cách ám sát nhà lãnh đạo Libya Gadhafi.
Một sĩ quan cảnh sát Italy đang canh gác tại khu vực lưu giữ mảnh vỡ được tái tạo lại của chiếc máy bay chở khách Itavia DC-9 bị rơi gần đảo Ustica trên Địa Trung Hải vào ngày 27/6/1980. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, cựu Thủ tướng Giuliano Amato, trong một cuộc phỏng vấn công bố ngày 2/9, cho rằng tên lửa của không quân Pháp đã vô tình bắn hạ một máy bay chở khách nội địa Italy trên Biển Địa Trung Hải vào năm 1980 trong một nỗ lực ám sát nhà lãnh đạo lúc bấy giờ của Libya là Moammar Gadhafi nhưng thất bại.
Cựu Thủ tướng Giuliano Amato cũng kêu gọi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bác bỏ hoặc xác nhận khẳng định của ông về nguyên nhân vụ tai nạn ngày 27/6/1980 khiến toàn bộ 81 người trên chuyến bay nội địa Italy thiệt mạng.
Hãng tin AP cho biết, trong cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo La Repubblica của Rome, ông Amato cho biết ông tin rằng Pháp đã bắn trúng chiếc máy bay dân sự trên khi đang nhắm vào một máy bay quân sự của Libya.
Mặc dù thừa nhận rằng mình không có bằng chứng chắc chắn, ông Amato cũng cho rằng Italy đã báo trước [nỗ lực ám sát của Pháp] cho ông Gadhafi, và vì vậy nhà lãnh đạo này, khi đó đang quay trở lại Tripoli sau một cuộc họp ở Nam Tư, đã không lên máy bay quân sự của Libya.
Nguyên nhân gây ra vụ tai nạn năm 1980 là một trong những bí ẩn lâu dài nhất của đất nước Italy hiện đại. Một số người nói rằng một quả bom đã phát nổ trên chiếc máy bay của hãng hàng không Itavia trên chuyến bay từ Bologna đến Sicily, trong khi những người khác cho rằng việc kiểm tra mảnh vỡ được kéo lên từ đáy biển nhiều năm sau đó cho thấy nó đã bị trúng tên lửa.
Dấu vết radar cho thấy có một loạt hoạt động của máy bay ở vùng trời đó khi chiếc máy bay của Itavia rơi.
Video đang HOT
Cựu Thủ tướng Amato nói: “Phiên bản đáng tin cậy nhất là trách nhiệm của lực lượng không quân Pháp, đồng lõa với người Mỹ và đã tham gia vào cuộc chiến trên bầu trời vào tối ngày 27/6″.
Ông Amato cho biết NATO đã lên kế hoạch “mô phỏng một cuộc tập trận với nhiều máy bay tham gia, trong đó một tên lửa được cho là sẽ được bắn” tới mục tiêu là ông Gadhafi.
Sau vụ tai nạn, các quan chức Pháp, Mỹ và NATO đã phủ nhận mọi hoạt động quân sự trên bầu trời đêm đó.
Nhưng theo cựu Thủ tướng Amato, một tên lửa được cho là đã được bắn bởi một máy bay chiến đấu của Pháp cất cánh từ một tàu sân bay, có thể ở ngoài khơi bờ biển phía nam đảo Corsica.
Ông Giuliano Amato, khi đang là Bộ trưởng Nội vụ Italy, trong cuộc họp báo tại Văn phòng thủ tướng Palazzo Chigi ở Rome, ngày 16/3/2007. Ảnh: AP
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 45 tuổi, mới đang ở tuổi chập chững biết đi khi chiếc máy bay chở khách của Italy lao xuống biển gần hòn đảo Ustica nhỏ bé.
Cựu Thủ tướng Amato nói với La Repubblica: “Tôi tự hỏi tại sao một tổng thống trẻ như Macron, mặc dù không liên quan đến thảm kịch Ustica, lại không muốn xóa bỏ nỗi xấu hổ đang đè nặng lên nước Pháp”. Ông nói thêm: “Và ông ấy có thể loại bỏ nó chỉ bằng hai cách – hoặc chứng minh rằng luận điểm này là vô căn cứ, hoặc, sau khi giả thuyết được xác nhận, đưa ra lời xin lỗi sâu sắc nhất tới Italy và gia đình các nạn nhân, nhân danh chính phủ của ông ấy”.
Vào năm 2000, vị cựu Thủ tướng hiện 85 tuổi, từng cho biết, với tư cách là Thủ tướng Italy, ông đã viết thư cho tổng thống Mỹ và tổng thống Pháp lúc bấy giờ là Bill Clinton và Jacques Chirac để thúc ép họ làm sáng tỏ những gì đã xảy ra. Nhưng cuối cùng, những lời đề nghị đó chỉ được đáp lại bằng “sự im lặng hoàn toàn” – ông Amato kể lại.
Khi được hãng thông tấn AP đề nghị bình luận, văn phòng của ông Macron ngày 2/9 cho biết họ sẽ không bình luận ngay về nhận xét của cựu Thủ tướng Amato.
Trong khi đó, Thủ tướng Italy đương nhiệm, Giorgia Meloni kêu gọi ông Amato cho biết liệu ông có những yếu tố cụ thể chứng minh cho khẳng định của mình hay không để chính phủ của bà có thể theo đuổi một cuộc điều tra bổ sung.
Thủ tướng Meloni nhận xét rằng, những lời của ông Amato “đáng được chú ý”, đồng thời lưu ý rằng cựu thủ tướng đã chỉ rõ rằng những khẳng định của ông là “kết quả của những suy luận cá nhân”.
Cáo buộc về sự liên quan của Pháp trong vụ thảm kịch rơi máy bay Italy năm 1980 không phải là mới. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình năm 2008, cựu Tổng thống Italy Francesco Cossiga, người giữ chức thủ tướng khi vụ tai nạn xảy ra, đã đổ lỗi cho tên lửa của Pháp nhắm mục tiêu là máy bay quân sự của Libya và nói rằng ông biết, nhánh quân sự của cơ quan mật vụ Italy đã tiết lộ kế hoạch đó cho ông Gadhafi. .
Vài tuần sau vụ tai nạn, mảnh vỡ từ một chiếc MiG của Libya cùng với thi thể của phi công đang bị phân hủy nặng nề đã được phát hiện ở vùng núi hẻo lánh phía nam Calabria, tây nam Italy.
Hành khách gây rối khiến máy bay quay đầu về Sydney, 32 chuyến bay khác bị hủy
Cảnh sát Úc đã bắt giữ vị khách gây rối khiến một máy bay chở khách phải quay đầu về Sydney và gây ảnh hưởng hàng chục chuyến bay khác.
Cảnh sát Liên bang Úc (AFP) ngày 14.8 thông báo đã bắt giữ một người đàn ông 45 tuổi sau khi ông này gây rối trên máy bay và khiến nó phải quay đầu.
Hình ảnh trên chiếc máy bay MH122. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH ABC
Vụ việc xảy ra trên máy bay A330, chuyến bay MH122 của hãng hàng không Malaysia Airlines, cất cánh từ Sydney (Úc) vào lúc 13 giờ 40 giờ địa phương để sang Kuala Lumpur (Malaysia). Có 199 hành khách và 12 thành viên tổ bay trên chiếc Airbus A330.
Tuy nhiên, khi mới bay đến khu vực tây bắc bang New South Wales, vị khách gây rối và máy bay phải quay trở lại Sydney vào 15 giờ 47.
AFP nói vụ việc không gây đe dọa cho cộng đồng và người đàn ông sẽ bị buộc tội trong ngày. AFP không tiết lộ thông tin sự cố vì lý do hoạt động nhưng cho hay đã kích hoạt kế hoạch phản ứng khẩn cấp và sơ tán.
Tờ The Guardian dẫn lời các hành khách trên máy bay cho biết người đàn ông đã trở nên hung hăng và la hét vào những người khác trên máy bay. Mạng truyền hình Nine News dẫn thông tin từ một số tài khoản trên mạng xã hội tự nhận là hành khách trên máy bay nói một người đã đe dọa tổ bay và các hành khách. Vị khách mang một chiếc balô và đe dọa "cho nổ máy bay". Tổ bay kiểm tra chiếc balô và không tìm thấy chất nổ.
Các hành khách cũng nói rằng máy bay đã đậu trên đường băng trong hơn 2 giờ để chờ lực lượng khẩn cấp đến. Các tiếp viên ở cạnh người đàn ông trong khi những hành khách khác được đưa sang khu vực khác của máy bay. Đến hơn 18 giờ, hành khách mới được sơ tán khỏi máy bay.
Vụ việc cũng khiến cho sân bay Sydney chỉ còn một đường băng để hoạt động trong buổi chiều. Cơ quan quản lý cho biết 32 chuyến bay nội địa bị hủy và một số chuyến bị hoãn đến 90 phút. Không có chuyến bay quốc tế nào bị hủy.
Bị mưa đá làm thủng mũi, máy bay chở khách phải hạ cánh khẩn cấp Máy bay của Hãng hàng không Delta Air Lines khởi hành từ Milan (Italia) đến New York (Mỹ) đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp ngay sau khi cất cánh do máy bay bị mưa đá dồn dập trong 'vùng nhiễu động nghiêm trọng'. Chiếc máy bay gặp sự cố Theo truyền thông Italia, ngày 24-7, chiếc máy bay Boeing 767-300ER mang số...