Iraq cảnh báo đáp trả bằng mọi biện pháp nếu Thổ không rút quân
Baghdad sẵn sàng sử dụng tất cả các phương tiện hợp pháp nếu Thổ Nhĩ Kỳ không chịu rút quân khỏi lãnh thổ Iraq.
Quân đội Iraq (ảnh minh họa).
Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari tuyên bố Baghdad sẵn sàng sử dụng tất cả các phương tiện hợp pháp nếu Thổ Nhĩ Kỳ không chịu rút quân khỏi lãnh thổ Iraq.
Sau khi kết thúc cuộc họp khẩn cấp của Liên đoàn Arab ngày 24/12/2014, ông Jaafari nói:
“Nếu an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của Iraq vẫn tiếp tục bị đe đọa, chúng tôi sẽ sử dụng mọi phương thức hợp pháp để đáp trả hành động tấn công này. Mọi phương án đều có thể”
Trước đó, ngày 24/12, Liên đoàn Arập cùng ngày đã ra tuyên bố yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ phải lập tức rút quân đội ra iowislãnh thổ Iraq một cách vô điều kiện.
Tại hội nghị của liên đoàn Arập, Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari cho rằng, tuyên bố động thái rút quân bị của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là một bước đi đáng chú ý.
Video đang HOT
Phía Iraq cũng nhấn mạnh rằng nước này sẽ tiếp tục khiếu nại lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập cho đến khi quá trình rút quân được Ankara hoàn tất.
Từ đầu tháng 12/2015, Ankara đã bất ngờ điều khoảng 150 binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ cùng hơn 20 xe thiết giáp tới một khu vực gần Mosul, thủ phủ tỉnh Nineveh miền Bắc Iraq, nơi tổ chức khủng bố IS tự xưng chiếm đóng từ tháng 6/2014.
Theo_Người Đưa Tin
"Thổ Nhĩ Kỳ phải lập tức rút quân khỏi Iraq một cách vô điều kiện"
Tổng Thư ký Liên đoàn Arập Nabil al-Arabi và các thành viên liên đoàn đã lên án việc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai quân bị ở Iraq.
Quân bị của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Iraq.
Báo chí Nga ngày 24/12/2014 đưa tin cho biết, Liên đoàn Arập cùng ngày đã ra tuyên bố yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ phải lập tức rút quân đội ra khỏi lãnh thổ Iraq một cách vô điều kiện.
Trước khi đưa ra tuyên bố này, Tổng Thư ký Liên đoàn Arập Nabil al-Arabi và các thành viên liên đoàn đã lên án việc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai quân bị ở Iraq.
Phát biểu khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng Arập tại trụ sở của khối này ở thủ đô Cairo, Tổng Thư ký Liên đoàn Arập Nabil al-Arabi khẳng định sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Iraq đã vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế và chủ quyền của Iraq.
Tuyên bố của Tổng Thư ký Liên đoàn Arập Nabil al-Arabi được đưa khi cách đây khoảng 1 tuần, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã bắt đầu rút binh sỹ ra khỏi khu vực miền Bắc Iraq sau khi liên tục bị hối thúc từ phía chính phủ Baghdad và nước đồng minh Mỹ.
Trong khi đó, cũng tại hội nghị, Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari cho rằng, động thái rút quân bị của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là một bước đi đáng chú ý.
Phía Iraq cũng nhấn mạnh rằng nước này sẽ tiếp tục khiếu nại lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và AL cho đến khi quá trình rút quân hoàn tất triệt để.
Đầu tháng 12/2015, Ankara đã bất ngờ điều khoảng 150 binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ cùng hơn 20 xe thiết giáp tới một khu vực gần Mosul, thủ phủ tỉnh Nineveh miền Bắc Iraq, nơi tổ chức khủng bố IS tự xưng chiếm đóng từ tháng 6/2014.
Đây cũng là vùng địa phận của Iraq hiện nay do người Kurd kiểm soát. Ankara từng tự tuyên bố rằng họ được chính quyền Iraq bật đèn xanh để điều quân bị đến giúp người Kurd đánh khủng bố nhưng giới chức Iraq khẳng định không có chuyện đó.
Liên đoàn Arập tuyên bố hành động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm luật pháp quốc tế, chủ quyền của Iraq.
Ý đồ chiến lược?
Cách đây vài ngày, truyền thông nhà nước Nga đặt giả thuyết cho rằng, liệu việc đưa quân đội đến miền Bắc Iraq của Thổ Nhĩ Kỳ có thể được xem là bước đầu tiên của âm mưu sáp nhập phần lãnh thổ phía Bắc Iraq vào bản đồ lãnh thổ của Ankara?.
Báo Sputnik dẫn nhận định của nhà phân tích quân sự Stanislav Ivanov đăng trên tuần san New Eastern Outlook cho rằng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang cố gắng lợi dụng tình cảnh hiện nay ở miền Bắc Iraq để tạo ra một lực lượng trung thành với Ankara trong trường hợp không sáp nhập được tình Mosul của Iraq vào lảnh thổ của mình.
Chuyên gia Stanislav Ivanov cho rằng "Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và những tùy tùng của ông ta tin rằng, tỉnh Nineveh của Thổ Nhĩ Kỳ bị Iraq sáp nhập bất hợp pháp từ năm 1920...
Giờ đây, lợi dụng tình hình khi Iraq bị chia làm 3 phần (người Shiite ở miền Nam; Sunni ở miền Trung và người Kurd ở miền Bắc), ông Erdogan đã cổ vũ cho ý tưởng khôi phục lại cái gọi là "công bằng lịch sử" ".
Baghdad cũng hơn một lần phủ nhận việc đã đồng ý với kế hoạch triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Ankara cho rằng việc triển khai quân này được tiến hành trong khuôn khổ sứ mệnh quốc tế nhằm huấn luyện và trang bị khí tài cho lực lượng người Kurd tại Iraq để chống IS.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ sẽ đáp trả đích đáng việc Iran thử tên lửa đạn đạo Washington đang cân nhắc biện pháp đáp trả việc Iran phóng tên lửa đạn đạo, vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an, khi các nghị sĩ Mỹ gây áp lực yêu cầu trừng phạt đích đáng hành động này. Ủy ban điều trần Thượng viện Mỹ cho biết: "Chúng tôi đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối với vụ...