Iran tiết lộ kế hoạch gia nhập khu vực tự do thương mại do Nga đứng đầu
Hai bên đã hoàn tất thành công quá trình đàm phán, chuẩn bị ký kết hiệp định thương mại tự do trong một bước tiến quan trọng đánh dấu hợp tác Nga – Iran.
Iran đang tăng cường hợp tác kinh tế với Nga trong bối cảnh hai nước đều hứng các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ảnh: sharghdaily
Iran sẽ ký hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á – Âu (EEU) vào ngày 18/1/2023 – đài RT dẫn thông báo của người phát ngôn Bộ Công nghiệp Iran, Omid Ghalibaf, cho biết ngày 27/12.
EEU, dựa trên Liên minh Hải quan của Nga, Kazakhstan và Belarus, được thành lập vào năm 2015. Sau đó, có thêm Armenia và Kyrgyzstan tham gia. Liên minh được thành lập để đảm bảo sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn và người lao động giữa các quốc gia thành viên.
Theo quan chức Iran, trong khi chờ đợi, Tehran có thể trao đổi hàng hóa với các quốc gia thành viên EEU trên cơ sở thương mại ưu đãi. Liên minh do Nga đứng đầu hiện đã giảm giá cho hàng hóa của Iran, trong khi Tehran dành ưu đãi cho các mặt hàng có nguồn gốc từ khối Á-Âu.
Đại sứ Iran tại Nga, Kazem Jalali, trước đó tuyên bố rằng Tehran và EEU đã hoàn tất thành công các cuộc đàm phán về việc tạo ra một khu vực thương mại tự do và hiện thỏa thuận đang chờ quốc hội của các quốc gia thành viên cũng như Iran phê chuẩn.
Video đang HOT
Hợp tác giữa Nga và Iran đã mở rộng nhanh chóng trong bối cảnh phương Tây trừng phạt Moskva và Tehran. Theo Cơ quan Hải quan Nga, từ tháng 1 đến tháng 10, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 4 tỷ USD, vượt qua con số của cả năm 2021. Dữ liệu cho thấy xuất khẩu của Nga sang Iran tăng 27%, trong khi nhập khẩu từ nước này tăng 10%.
Kể từ đầu năm, hai quốc gia đã đạt được một số thỏa thuận, bao gồm cả việc mua thiết bị máy bay, cùng xây dựng đường ống dẫn khí đốt và phát triển mỏ khí đốt.
Nga và Iran đều phải hứng chịu các lệnh trừng phạt cứng rắn của phương Tây. Một liên minh Nga-Iran chặt chẽ hơn sẽ giúp cả hai nước giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt bằng cách tìm thị trường mới cho sản phẩm của mình, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác quân sự vì lợi ích của mỗi bên. Mối quan hệ được củng cố hơn nữa sau chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Tehran vào tháng 7 năm nay. Đây là chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông Putin kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2.
Trước đó, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thăm Moskva vào tháng 1, cam kết tăng cường hợp tác kinh tế và quân sự.
Giới doanh nhân Iran cho biết, người Nga đã đổ xô đến Iran trong những tháng gần đây, thường để thảo luận về cách lách trừng phạt của phương Tây. Ngày nay, người ta thường nghe thấy tiếng Nga trong các cửa hàng và khách sạn của Tehran, vì Iran vẫn mở cửa cho du khách Nga. Tại các khu chợ lớn ở thủ đô Tehran, số lượng khách hàng Nga đã tăng gấp đôi kể từ tháng 2.
Cả Nga và Iran đều rất cần các đối tác thương mại. Theo công ty tình báo dữ liệu Kpler, một trong những dấu hiệu quan trọng cho thấy quan hệ kinh tế giữa Moskva và Tehran khởi sắc là Iran đã vượt Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ trở thành khách hàng mua lúa mì lớn nhất của Nga vào tháng 7.
Iran đặc biệt cần Nga hỗ trợ trong lĩnh vực năng lượng. Nước này cần các đường ống dẫn khí đốt mới để đưa các sản phẩm năng lượng của mình ra nước ngoài, vì các tuyến đường hiện có tới Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq chỉ có thể vận chuyển khối lượng nhỏ. Năm 2021, xuất khẩu khí đốt của Iran đạt 17 tỷ m3. Trong khi đó con số này của Nga là 241 tỷ m3. Công suất đường ống là “điểm nghẽn” chính của Iran.
Một vấn đề khác đối với Iran là không có hoạt động sản xuất LNG (khí đốt tự nhiên hóa lỏng). Tehran cần Moscow giúp phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng. Biên bản ghi nhớ (MoU) trị giá 40 tỷ USD được ký vào tháng 7 giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga và Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran có thể thu hẹp khoảng cách này.
Giới phân tích phương Tây cho rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm G7 đối với Nga đặt Moskva vào một tình huống quen thuộc với Iran. Kinh nghiệm lâu năm của Tehran trong việc lách các lệnh trừng phạt cũng có thể cung cấp những bài học quý giá cho Nga.
Trong khi đó, việc Mỹ rút khỏi Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) năm 2018 đã khiến nhiều quan chức Iran kết luận rằng các lệnh trừng phạt kinh tế cho dù được dỡ bỏ cũng không thể đảm bảo bình thường hóa lâu dài quan hệ thương mại với các nước khác. Thay vào đó, Tehran đã coi việc vô hiệu hóa các biện pháp trừng phạt là ưu tiên hàng đầu. Điều này đòi hỏi phải mở rộng quan hệ với các quốc gia bị trừng phạt khác để đảm bảo hoạt động ngoại thương bền vững.
Iran kêu gọi IAEA ngừng điều tra các địa điểm hạt nhân chưa được công bố
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 29/8 tuyên bố nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran với các cường quốc trên thế giới sẽ là "vô nghĩa" nếu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) không chấm dứt những cuộc điều tra về các địa điểm hạt nhân chưa công bố của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Tehran, Tổng thống Raisi nêu rõ: "Trong các cuộc đàm phán, việc có được sự bảo đảm là một trong những nội dung cơ bản. Tất cả các vấn đề liên quan phải được giải quyết. Nếu không, nỗ lực đạt được thỏa thuận (hạt nhân Iran) sẽ là vô ích". Ông cũng tái khẳng định vũ khí hạt nhân "không có chỗ" trong học thuyết quốc phòng của Tehran.
Ông Raisi đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh Iran đang đánh giá phản ứng của Mỹ trước các đề xuất của Tehran về bản thảo "cuối cùng" do Liên minh châu Âu (EU) đưa ra nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran, có tên chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện - JCPOA.
Iran liên tục kêu gọi IAEA chấm dứt các cuộc điều tra trước khi khôi phục thỏa thuận hạt nhân. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel ngày 25/8 đã kêu gọi Iran trả lời những câu hỏi của IAEA về 3 địa điểm hạt nhân chưa được Tehran công bố.
Vào tháng 6, Ban giám đốc IAEA đã thông qua một nghị quyết cho rằng Iran không giải thích thỏa đáng về các dấu vết urani làm giàu được phát hiện trước đó tại 3 địa điểm chưa được công bố. Ngày 5/8 vừa qua, Tehran khẳng định rằng các vấn đề xung quanh các địa điểm chưa công bố "mang tính chất chính trị và không nên được sử dụng làm cái cớ để chống lại Iran trong tương lai".
JCPOA được ký giữa Iran và các nước ủy viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Nga) cùng Đức vào tháng 7/2015, theo đó, Tehran hạn chế hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc các biện pháp trừng phạt quốc tế được nới lỏng. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận năm 2018 và tái áp đặt trừng phạt kinh tế, khiến Iran cũng giảm các cam kết của nước này trong thỏa thuận. Sau 16 tháng Mỹ và Iran tiến hành đàm phán gián tiếp thông qua các quan chức EU, ngày 8/8, EU đã đưa ra dự thảo văn bản cuối cùng.
Lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp, Đức tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thảo luận về các cuộc đàm phán hiện nay liên quan chương trình hạt nhân của Iran. Kỹ thuật viên làm việc tại cơ sở hạt nhân Isfahan, cách thủ đô Tehran của Iran 420km về phía Nam. Ảnh tư liệu:...