Iran thử nghiệm hành lang thương mại mới để vận chuyển hàng hóa của Nga
Iran đã bắt đầu vận chuyển chuyến hàng hóa đầu tiên từ Nga sang Ấn Độ bằng hành lang thương mại mới đi qua nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Thành phố cảng Astrakhan thuộc Nga. Ảnh: Getty Images
Hãng thông tấn IRNA của Iran đưa tin chuyến hàng của Nga, gồm hai container nặng 41 tấn, đã khởi hành từ thành phố St. Petersburg đến thành phố cảng Astrakhan ngày 11/6 để kiểm tra hành lang vận tải mới. Thông tin trên do ông Dariush Jamali, giám đốc một cảng hàng hóa thuộc sở hữu chung giữa Iran và Nga ở Astrakhan cung cấp.
Thông báo không nêu rõ thời điểm lô hàng sẽ rời khỏi Nga hay chi tiết về hàng hóa bên trong. Từ Astrakhan, chuyến hàng sẽ vượt qua hồ Biển Caspi đến cảng Anzali ở phía Bắc Iran, tiếp đó là được vận chuyển bằng đường bộ đến cảng phía nam Bandar Abbas trên Vịnh Ba Tư. Từ đó, nó sẽ được đưa lên tàu và gửi đến cảng Nhava Sheva của Ấn Độ.
Ông Jamali cho biết hoạt động vận chuyển trên đang được điều phối và quản lý bởi Tập đoàn Vận tải biển Cộng hòa Hồi giáo Iran và các chi nhánh ở Nga và Ấn Độ. Dự kiến, mất 25 ngày để chuyến hàng đến đích.
Sau khi Nga trở thành nước bị cấm vận nhiều nhất thế giới do liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, các quan chức Iran muốn khôi phục một dự án bị đình trệ nhằm phát triển Hành lang trung chuyển Bắc-Nam. Qua đó, Iran sẽ là điểm kết nối Nga với các thị trường xuất khẩu châu Á. Kế hoạch trên còn đề xuất xây dựng một tuyến đường sắt để chuyển hàng hóa tại các cảng nằm quanh hồ Biển Caspi của Iran đến Chabahar – cảng đại dương duy nhất của nước này.
Đối mặt khủng hoảng nhiên liệu, Mỹ có thể xem xét nới lỏng trừng phạt cho Iran
Sau khi để Venezuela bán dầu cho châu Âu, Mỹ cũng có thể cho phép Iran xuất khẩu dầu ra thị trường thế giới.
Cơ sở sản xuất dầu mỏ Soroush trên Vịnh Ba Tư, phía Nam Tehran. Ảnh: Reuters
Theo báo Nga Nezavisimaya Gazeta, động thái này có thể xảy ra ngay cả khi chưa đạt được thỏa thuận mới trong Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran. Lý do Nhà Trắng hành động như vậy nhiều khả năng là nhằm kiểm soát giá xăng cũng như bảo vệ cơ hội của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 11 tới.
Cho đến gần đây, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Washington và Tehran sẽ đơn phương nhượng bộ. Cả hai chính phủ đều nhấn mạnh rằng bên kia nên thực hiện các bước cần thiết trước khi xem xét về một thỏa thuận mới.
Và theo tờ báo Nga, nguyên nhân khiến Nhà Trắng có thể thay đổi quan điểm là do xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến giá dầu tăng vọt. Cùng với đó, giá khí đốt cũng tăng theo. Tuy nhiên, sau hơn 3 tháng xảy ra xung đột, thỏa thuận JCPOA chưa đạt được bước tiến triển nào. Hiện nay, nền kinh tế của Iran cần tiền còn phương Tây cần một nguồn dầu thay thế.
Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Vladimir Sazhin, lưu ý mặc dù nhiều thay đổi đã xảy ra kể từ cuối tháng 2 và tổng số lượng lệnh trừng phạt chống lại Nga đã vượt qua Iran, nhưng các bên vẫn chưa thể đưa ra thỏa thuận JCPOA mới, mặc dù phần văn bản của nó đã sẵn sàng đến 95%.
"Thậm chí ngay cả khi không có thỏa thuận JCPOA mới, Mỹ có thể tự giảm bớt sức ép trừng phạt. Đặc biệt, các tài sản của Iran ở Hàn Quốc và Iraq đã được giải phóng với sự đồng ý của Washington", chuyên gia này nói thêm.
Hy Lạp phản đối Iran bắt giữ các tàu chở dầu của nước này Ngày 2/6, Chính phủ Hy Lạp và ngành vận tải biển của nước này đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng lên tiếng để các thủy thủ của hai tàu chở dầu bị Iran bắt giữ được thả. Tàu chở dầu Pegas neo ở vùng biển ngoài khơi Karystos, đảo Evia, Hy Lạp ngày 19/4/2022. Ảnh: REUTERS/TTXVN Phát biểu trước báo giới,...