Iran tăng nguồn cung dầu thô cho Venezuela
Theo tài liệu mà hãng tin Reuters công bố ngày 19/7, Iran đang tăng cường cung cấp dầu thô nặng cho Venezuela để tinh chế và xuất khẩu.
Nhà máy lọc dầu của công ty Gulf Star ở Bandar Abbas, Iran. Ảnh: Bloomberg
Nội dung tài liệu cho thấy công ty thuộc sở hữu nhà nước PDVSA (Venezuela) dự kiến nhận được 4 triệu thùng dầu thô nặng của Iran trong tháng 7 này, cao hơn so với mức 1,07 triệu thùng được nhập từ Iran vào tháng 6 và lượng dầu tương đương vào tháng 5, theo hợp đồng cung cấp ký với công ty nhà nước Iran – Naftiran Intertrade Co (NICO).
Các hệ thống nhận và phát tín hiệu của các tàu này được ghi nhận gần khu vực Fujairah, ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất hồi tháng trước. Chuyến hàng dự kiến được vận chuyển bằng các tàu chở dầu Herby và Serena treo cờ Iran sẽ cập cảng Jose của Venezuela vào cuối tháng 7 này. Bộ Dầu mỏ của Venezuela và công ty PDVSA chưa bình luận gì về thông tin trên.
Video đang HOT
Công ty PDVSA đang tinh chế dầu thô của Iran tại nhiều cơ sở nhằm tăng sản lượng dầu động cơ. Theo hãng tin Reuters, dầu thô của quốc gia Trung Đông này dự kiến cũng sẽ giúp PDVSA phục hồi lượng dầu chủ lực có thể xuất khẩu Merey sau khi sản lượng dầu giảm xuống khoảng 1 triệu thùng/ngày vào đầu tháng 7. Merey – dầu thô nặng của Venezuela, thường được các nhà máy lọc dầu ở châu Á ưa chuộng hơn. Công ty nhà nước Venezuela cũng tiếp tục nhập khoảng 2 triệu thùng khí ngưng tụ của Iran mỗi tháng, giúp tăng lượng sản phẩm xuất khẩu.
Xuất khẩu dầu của Venezuela trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2020 do cảng dầu chính của nước này đang được sửa chữa và các chuyến hàng bị chậm do PDVSA điều chỉnh hợp đồng, yêu cầu thanh toán trước khi nhận hàng.
Trong những năm trở lại đây, hai quốc gia này đang tăng cường hợp tác về lĩnh vực năng lượng trong khi chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ. Theo đó, Venezuela cung cấp dầu thô nặng và những mặt hàng khác cho Iran để đổi lấy xăng, khí ngưng tụ cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật và các thiết bị của nhà máy lọc dầu. Hoạt động trao đổi giữa hai nước gia tăng kể từ tháng 5 vừa qua khi các công ty nhà nước của hai bên đạt được thỏa thuận nâng cấp nhà máy lọc dầu lớn nhất El Palito của Venezuela.
Châu Âu trở thành khách hàng dầu mỏ lớn nhất của Mỹ
Theo đó, kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ sang châu Á lần đầu xếp sau châu Âu kể từ năm 2016 đến nay.
Giếng dầu South Belridge ở hạt Kern, bang California (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Báo tài chính Bloomberg trích dẫn dữ liệu của Cục Thống kê Mỹ cho biết châu Âu đã trở thành nhà nhập khẩu dầu Mỹ lớn nhất trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) áp đặt trừng phạt với dầu thô của Nga.
Theo báo cáo, từ tháng 1 đến tháng 5/2022, châu Âu đã nhập khẩu gần 213,1 triệu thùng dầu thô, khiến khu vực này lần đầu tiên vượt qua châu Á trở thành khách hàng lớn nhất của Mỹ trong cùng giai đoạn 5 tháng kể từ năm 2016. Các số liệu cho thấy châu Á chỉ mua 191,1 triệu thùng dầu của Mỹ trong thời gian này.
Sự chuyển hướng dòng chảy trên diễn ra trong bối cảnh Nga đang hứng chịu các lệnh trừng phạt nặng nề của Mỹ, EU và các quốc gia khác liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine. Với mục tiêu cắt giảm nguồn doanh thu từ dầu mỏ của Nga, EU mới đây áp đặt lệnh cấm vận một phần đối với dầu mỏ của Nga cũng như hạ dần mức nhập khẩu.
Trong khi đó, Mỹ đã đề xuất áp mức trần đối với giá dầu Nga, đồng thời kêu gọi các nước ủng hộ sáng kiến này, đáng chú ý nhất là từ Trung Quốc và Ấn Độ. Hai nước trên gần đây đã tăng cường mua dầu của Nga để tận dụng các khoản chiết khấu lớn mà Moskva tung ra trong nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu.
Liên quan đến vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cảnh báo nỗ lực của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7) nhằm áp mức giá trần đối với dầu mỏ trên thực tế có thể khiến giá "vàng đen" tăng.
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cảnh báo việc các nước phương Tây tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga do xung đột ở Ukraine có nguy cơ gây ra đợt tăng giá năng lượng nghiêm trọng đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới.
IEA đề xuất áp mức giá trần với dầu thô và các sản phẩm tinh chế từ Nga Với mục đích ngăn chặn Nga hưởng lợi từ giá dầu hiện ở mức cao, nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang cân nhắc đưa ra mức giá trần đối với giá dầu của nước xuất khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới này. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), mức giá trần này cần...