Iran kêu gọi nước ngoài đầu tư các dự án năng lượng
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 2/3 đã mời các nhà đầu tư quốc tế và các quốc gia thành viên của Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt ( GECF) tham gia vào các dự án năng lượng của Tehran.
Một cơ sở khai thác dầu của Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Tổng thống Raisi nêu rõ Iran hoan nghênh các thành viên GECF bắt đầu hợp tác có hệ thống trong việc đầu tư chung nhằm trao đổi thông tin và kinh nghiệm về khai thác, chế biến, chuyển giao, thương mại khí đốt và các công nghệ liên quan.
Bên cạnh đó, Tổng thống Raisi nhấn mạnh Iran sẵn sàng trở thành một trung tâm năng lượng và một tuyến đường an toàn để phân phối và chuyển giao khí đốt giữa các nhà sản xuất và thị trường mục tiêu của họ.
Video đang HOT
Theo ông Raisi, Iran có trữ lượng khí đốt tự nhiên khổng lồ, vị trí địa lý thuận lợi để vận chuyển khí đốt và năng lực công nghệ tiên tiến. Cơ quan Thông tin năng lượng liên kết với Bộ Năng lượng Mỹ cũng cho biết Iran có trữ lượng khí đốt lớn thứ 2 thế giới.
Hội nghị thượng đỉnh GECF lần thứ 7 diễn ra cùng ngày tại Algiers. GECF bao gồm 12 thành viên thường trực (Algeria, Bolivia, Ai Cập, Guinea Xích Đạo, Iran, Libya, Nigeria, Qatar, Nga, Trinidad và Tobago, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Venezuela) và 7 thành viên quan sát viên (Mauritania, Angola, Azerbaijan, Iraq, Malaysia, Mozambique và Peru). Các quốc gia này đại diện cho 72% trữ lượng khí đốt của thế giới và 44% sản lượng toàn cầu.
Tổng thống Iran: Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã thất bại
Ngày 3/2, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cho biết việc phóng thành công 11 vệ tinh trong 30 tháng qua cho thấy các lệnh trừng phạt chống lại đất nước của ông đã thất bại.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại sự kiện đánh dấu Ngày công nghệ vũ trụ quốc gia tại thủ đô Tehran, Tổng thống Raisi ca ngợi những thành tựu của Iran trong lĩnh vực vũ trụ bất chấp các lệnh trừng phạt.
Ông Raisi nhấn mạnh: "Các nước thù địch tìm cách ngăn chặn sự tiến bộ của quốc gia Iran và cô lập đất nước bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt, nhưng 11 vụ phóng vào không gian trong hai năm rưỡi qua đã chứng minh rằng Cộng hòa Hồi giáo Iran đã thành công trong việc hủy diệt các lệnh trừng phạt và âm mưu nhằm cô lập đất nước".
Hôm 28/1 vừa qua, Iran đã lần đầu tiên phóng thành công cùng lúc 3 vệ tinh, sử dụng tên lửa đẩy 2 tầng Simorgh (Phoenix) do Bộ Quốc phòng nước này phát triển. Tháng 12/2023, Iran cũng đã phóng vệ tinh Soraya lên quỹ đạo, sử dụng tên lửa do lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo phát triển.
Trước những quan ngại của các nước phương Tây rằng công nghệ phát triển thiết bị phóng của Iran có thể được sử dụng để phát triển các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm xa, ngày 27/1, Tehran tái khẳng định nước này có quyền hợp pháp về phát triển công nghệ vũ trụ vì mục đích hòa bình.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, quân đội Iran vừa giới thiệu phiên bản nâng cấp của hệ thống tên lửa chống thiết giáp không đối đất được chế tạo ở trong nước.
Hệ thống tên lửa dẫn đường thông minh mang tên Shafaq (Bình minh) đã được ra mắt trong cuộc triển lãm tại Tehran trưng bày những thành tựu mới nhất của ngành Hàng không Quân đội có sự tham dự của Tổng tư lệnh quân đội Iran Abdolrahim Mousavi, Tư lệnh Lực lượng Mặt đất Kioumars Heydari và một số quan chức quân sự cấp cao khác.
Hệ thống tên lửa Shafaq do các chuyên gia Iran thiết kế và chế tạo có khả năng tấn công mục tiêu với độ chính xác cao trong phạm vi 20 km và có thể được lắp đặt trên các loại máy bay trực thăng khác nhau. Loại tên lửa này được trang bị công nghệ dẫn đường và hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, cho phép tấn công mục tiêu trong các điều kiện khí hậu khác nhau và vào ban đêm.
Tổng thống Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cùng đến Trung Á Tổng thống Nga Vladimir Putin và 2 người người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Iran đều có lịch trình đến thăm các quốc gia Trung Á trong thời gian này. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại cuộc gặp ở Saint Petersburg ngày 26/12/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN Hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết các chuyến thăm...