Iran huy động tài chính từ 25 triệu thùng dầu ‘gửi’ tại Trung Quốc
25 triệu thùng dầu này được Iran vận chuyển dần tới Trung Quốc trước tháng 5/2019, khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt lệnh trừng phạt lên xuất khẩu dầu của Iran nhưng vẫn cho Trung Quốc hưởng miễn trừ tạm thời.
Một tàu chở dầu của Iran. Ảnh: iranintl
Một tháng sau khi trang Iran International tiết lộ nỗ lực của Tehran, với sự hỗ trợ của Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran ( IRGC), nhằm thu hồi 25 triệu thùng dầu bị giữ tại Trung Quốc, trang Wall Street Journal ngày 11/1 cho biết các lô hàng này hiện đã được phép chất lên tàu để xuất khẩu.
25 triệu thùng dầu này được Iran vận chuyển dần tới Trung Quốc trước tháng 5/2019, khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt lệnh trừng phạt lên xuất khẩu dầu của Iran nhưng vẫn cho Trung Quốc hưởng miễn trừ tạm thời.
Tuy nhiên, đến tháng 5/2019, khi chính quyền ông Trump chấm dứt các miễn trừ này, số dầu trên bị mắc kẹt, không bán được và phải lưu trữ tại các cảng Đại Liên và Chu San ở Trung Quốc.
Ngày 23/12, trang Iran International lần đầu đưa tin về nhiệm vụ của IRGC nhằm thu hồi số dầu trên khỏi cảng Đại Liên. Sau đó, một nguồn tin của hãng cho biết Iran cũng đang cố gắng rút dầu từ cảng Chu San.
Đến ngày 8/1, nguồn tin của hãng tin Reuters xác nhận có một khối lượng lớn dầu của Iran bị mắc kẹt tại Trung Quốc, đồng thời tiết lộ rằng Iran phải trả 450 triệu USD phí lưu kho để giải phóng số dầu này.
Video đang HOT
Thông tin mới nhất của Wall Street Journal ngày 11/1 làm sáng tỏ hơn nỗ lực của Iran trong việc thu hồi dầu, đồng thời cho biết IRGC đã chịu trách nhiệm dỡ hàng và nhận số dầu này. Có lo ngại rằng số tiề.n thu được từ việc bán dầu có thể được chuyển tới các lực lượng ủy nhiệm khu vực của Iran.
Thông tin cho thấy, hai tàu chở dầu, Madestar và CH Billion, gần đây đã được điều động tới cảng Đại Liên để chất một phần dầu của Iran. Tàu Madestar đã rời cảng Đại Liên đầu tháng này với 2 triệu thùng dầu, trong khi tàu CH Billion hiện vẫn ở cảng với lượng hàng 700.000 thùng.
Để lách lệnh trừng phạt và bán dầu, Iran đã dựa vào mạng lưới vận chuyển phức tạp. Theo đó, để người mua có thể mua số dầu này, lô hàng phải rời Trung Quốc rồi quay lại với giấy tờ được sửa đổi để che giấu nguồn gốc dầu là từ Iran.
Theo Wall Street Journal, giá trị hiện tại của lượng dầu mắc kẹt này vượt 2 tỷ USD, trong khi Iran nợ khoảng 1 tỷ USD tiề.n phí lưu kho tại hai cảng Trung Quốc, gấp đôi con số mà Reuters đưa tin trước đó.
Bài báo cũng nhấn mạnh rằng doanh thu từ số dầu này được Iran phân bổ cho IRGC, lực lượng được các nước phương Tây cho là tài trợ và trang bị vũ khí cho các nhóm đồng minh của Iran trên khắp Trung Đông.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 12/1, hãng tin AP đưa tin lực lượng Hezbollah tại Liban đã bắt đầu chi trả bồi thường cho những người dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh ở miền nam Liban. Trong quá khứ, Iran từng tài trợ cho công tác tái thiết và hỗ trợ cộng đồng người Shiite tại Liban.
Nguồn tin trong bài báo cho biết một số gia đình đã nhận khoản bồi thường dao động từ 194 USD đến 14.000 USD. Hezbollah cũng huy động 145 đội tái thiết, gồm hơn 1.250 kỹ sư và hàng trăm chuyên gia phân tích, kế toán.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới vào tháng 11/2024, trước khi lệnh ngừng bắ.n được ban hành, thiệt hại cơ sở hạ tầng tại Liban đã lên tới khoảng 3,4 tỷ USD.
Trong luật ngân sách, chính quyền Iran đã phân bổ 650.000 thùng dầu mỗi ngày cho IRGC trong năm tài khóa tới (bắt đầu từ 21/3), cho phép lực lượng này trực tiếp xuất khẩu và sử dụng doanh thu nhằm “tăng cường năng lực phòng thủ của Cộng hòa Hồi giáo Iran”.
Thêm dấu hiệu căng thẳng giữa Iran và Nga liên quan đến tình hình Syria
Một tướng cấp cao của Iran vừa lên tiếng cáo buộc Nga đã lừa dối Tehran khi tuyên bố máy bay của họ (Nga) đang tấ.n côn.g lực lượng đối lập Syria, nhưng thực tế lại chỉ nhắm vào những vùng sa mạc trống trải.
Phát biểu tại một nhà thờ Hồi giáo ở Tehran, Chuẩn tướng Behrouz Esbati, thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), đã ch.ỉ tríc.h mạnh mẽ Nga, đồng thời đổ lỗi một phần cho Moskva về sự sụp đổ của chính quyền cựu Tổng thống Syria Bashar Assad.
Một đoạn ghi âm bài phát biểu của ông Esbati đã được nhà báo Abdullah Abdi, hiện đang làm việc tại Geneva, công bố hôm 8/1. Theo bản dịch của The New York Times, Esbati cho biết: "Chúng tôi đã thất bại, và thất bại rất nặng nề. Đây là một cú đòn lớn mà rất khó để chúng tôi vượt qua".
Trong đoạn ghi âm, ông Esbati cáo buộc Nga đã nói với Tehran rằng họ đang tấ.n côn.g vào các căn cứ của nhóm đối lập Hayat Tahrir al-Sham (HTS), lực lượng đóng vai trò chủ chốt trong việc lật đổ chính quyền ông Assad. Tuy nhiên, thực tế, Nga lại "chỉ nhắm mục tiêu vào các vùng sa mạc", ông nói.
Ngoài ra, vị tướng này cũng lên án Nga vì đã tắt radar khi Israel tiến hành các cuộc không kích vào Syria trong năm 2024, khiến các lực lượng Israel tấ.n côn.g hiệu quả hơn.
Không chỉ ch.ỉ tríc.h Nga, ông Esbati cũng quy trách nhiệm lớn cho tham nhũng nội bộ của chính quyền cũ tại Syria, cho rằng tình trạng hối lộ tràn lan trong hàng ngũ tướng lĩnh và quan chức cấp cao Syria là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ.
Ông cho biết, mối quan hệ giữa Damascus và Tehran đã trở nên căng thẳng trong năm qua khi ông Assad từ chối yêu cầu của Iran về việc hỗ trợ các cuộc tấ.n côn.g nhắm vào Israel thông qua lãnh thổ Syria.
Ông Assad, đồng minh lâu năm của cả Nga và Iran, đã phải rời bỏ Damascus vào đầu tháng 12 khi lực lượng HTS tiến công vào thủ đô từ phía Tây Bắc.
Các quan sát viên quốc tế cho rằng sự sụp đổ này phần lớn xảy ra khi Moskva, nguồn hỗ trợ quân sự quan trọng của ông Assad, bị phân tán nguồn lực bởi cuộc xung đột tại Ukraine.
Trong khi đó, Iran giữ thái độ ôn hòa hơn khi chính quyền cũ sụp đổ, tuyên bố rằng số phận của Syria sẽ do chính người dân quyết định và khẳng định sẽ "không tiếc nỗ lực để giúp thiết lập an ninh và ổn định tại Syria".
Sự sụp đổ của chính quyền ông Assad đã mang lại những tác động sâu rộng đối với các lực lượng Nga trong khu vực. Trước đó, Moskva dựa vào một căn cứ không quân và một căn cứ hải quân tại Syria, những cơ sở này được duy trì theo thỏa thuận với chính quyền ông Assad, để tiến hành các chiến dịch ở châu Phi và Địa Trung Hải.
Hiện chưa rõ Nga có thể tiếp tục duy trì hai cơ sở này hay không, nhưng các thông tin cho thấy Moskva đang chuẩn bị rút phần lớn thiết bị của mình khỏi Syria.
Ngày 3/1, Ukraine tuyên bố Nga đang lên kế hoạch di chuyển tài sản quân sự sang Libya.
Nga và Iran lên tiếng về diễn biến 'nóng' tại Syria Một số nhóm nổi dậy tại Syria đã bất ngờ tấ.n côn.g vào các khu vực do chính phủ kiểm soát tại phía Bắc tỉnh Aleppo, dẫn đến giao tranh dữ dội nhất trong vài năm trở lại đây. Cả Nga và Iran đề lên tiếng bày tỏ quan ngại về diễn biến này. Lực lượng cứu hộ khẩn cấp làm nhiệm vụ...