Iran gửi thông điệp tới đồng minh và đối thủ sau khi chính phủ Assad ở Syria sụp đổ
Trong một tuyên bố mạnh mẽ trước Quốc hội Iran, Chủ tịch Mohammad Bagher Qalibaf khẳng định nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ tiếp tục coi cuộc kháng chiến là chiến lược trung tâm để đảm bảo an ninh quốc gia và tạo nguồn sức mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Iran Mohammad Bagher Qalibaf. Ảnh: IRNA
Ông Mohammad Bagher Qalibaf nhấn mạnh đây là nghĩa vụ quốc gia và tôn giáo không thể tách rời.
Phát biểu trong phiên họp Quốc hội ngày 12/12, ông Qalibaf dẫn lời Lãnh tụ tối cao Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, người đã đưa ra những chỉ dẫn sâu sắc trong bài phát biểu vào ngày hôm trước.
Chủ tịch Quốc hội Qalibaf nói: “Trong một trong những thời điểm nhạy cảm nhất của đất nước, sự chỉ dẫn thiêng liêng của nhà lãnh đạo sáng suốt đã mang lại sự thanh thản và hy vọng, soi sáng con đường phía trước”.
Ông Qalibaf nhấn mạnh rằng sự ủng hộ đối với cuộc kháng chiến là quan điểm nhất quán của Cách mạng Hồi giáo, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc vì sự dẫn dắt của Lãnh tụ tối cao.
Ông cho biết việc đi chệch hướng khỏi những chỉ đạo này sẽ là “một sai lầm không thể tha thứ” đặc biệt trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với nhiều biến động, như tình hình căng thẳng tại Syria.
Video đang HOT
Theo ông Qalibaf, cuộc kháng chiến không chỉ là một chiến lược an ninh mà còn là lời kêu gọi toàn cầu, thức tỉnh các dân tộc chống lại những thế lực áp bức.
Trong bài phát biểu, ông Qalibaf chỉ trích mạnh mẽ các nhóm đối lập vũ trang tại Syria và nhấn mạnh rằng nếu chính phủ Syria lắng nghe cảnh báo sớm của Iran, họ đã có thể tránh được tình trạng hỗn loạn, xung đột giáo phái và sự tàn phá bởi các cuộc tấn công của người Do thái.
Tuy nhiên, ông bày tỏ hy vọng rằng người dân Syria sẽ rút ra bài học từ những đau thương của đất nước và các thanh niên yêu nước sẽ tìm thấy con đường khôi phục phẩm giá dân tộc.
Về tương lai quan hệ với Syria, ông Qalibaf cho biết Iran sẽ đưa ra các quyết định cần thiết dựa trên cách hành xử của các nhóm đối lập.
Ông đồng thời ca ngợi vai trò của Hezbollah ở Liban, nhấn mạnh rằng tổ chức này đã vượt qua được những thách thức và ngày càng mạnh mẽ hơn, bất chấp những khó khăn khu vực.
Ông Qalibaf khẳng định Iran sẽ tiếp tục hỗ trợ kháng chiến để đối đầu với các thế lực áp bức và chiếm đóng.
“Chúng tôi tuyên bố rõ ràng rằng với sự tự tin lớn hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục coi kháng chiến là chiến lược quan trọng nhất để bảo vệ an ninh quốc gia”, ông tuyên bố.
Bằng cách duy trì sự ủng hộ này, Iran không chỉ khẳng định vị thế trên trường quốc tế mà còn gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới các đồng minh và đối thủ rằng họ sẽ không lùi bước trước bất kỳ áp lực nào.
Với những diễn biến mới tại Syria và khu vực, thông điệp từ Tehran một lần nữa tái khẳng định cam kết của Cộng hòa Hồi giáo đối với cuộc kháng chiến, một chiến lược đã trở thành trụ cột trong chính sách đối ngoại của quốc gia này.
Tác động với Nga sau khi chính phủ Syria sụp đổ
Chính phủ Syria sụp đổ không phải là dấu chấm hết cho ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông. Thay vào đó, đây có thể là một bước ngoặt để Nga điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược địa chính trị của mình trong khu vực nhạy cảm này.
Các lực lượng đối lập tiến về miền bắc Syria. Ảnh: AA/TTXVN
Theo bình luận của hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 8/12, sự kiện ở Syria cho thấy chính sách đối ngoại của Nga đã được lật sang một trang hoàn toàn mới - nơi các quyết định hoàn toàn dựa trên lợi ích thực tế.
Năm 2015, Nga can thiệp vào Syria với những mục tiêu cụ thể và có lợi cho mình. Mục tiêu quan trọng nhất là tiêu diệt IS (Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng) - một mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga. Nga lo ngại rằng sau khi thống trị Trung Đông, IS sẽ nhanh chóng mở rộng sang Trung Á và tiến sát biên giới Nga, nhất là trong bối cảnh quan hệ Nga - phương Tây đang căng thẳng vì vấn đề Ukraine.
Bên cạnh đó, chiến dịch của Nga ở Syria đã mang lại cho Moskva những lợi ích địa chính trị to lớn. Nga trở thành một trong những quốc gia có vai trò then chốt tại khu vực quan trọng bậc nhất thế giới. Lực lượng vũ trang Nga có được trải nghiệm chiến đấu quý giá, đồng thời phá hỏng các kế hoạch của phương Tây trong việc sử dụng lãnh thổ Syria để chống lại Nga, nhất là trong lĩnh vực năng lượng.
Mặc dù Syria đang trong tình trạng suy yếu, nhưng Nga cho rằng hầu hết các thành quả của mình vẫn không bị lung lay. Mối đe dọa khủng bố ở biên giới phía Nam đã được loại bỏ, kinh nghiệm quân sự được đúc kết và trong 10 năm qua, Nga đã thể hiện được sức mạnh trước phương Tây bằng chiến dịch này.
Câu hỏi cấp thiết hiện nay là tương lai các căn cứ quân sự của Nga tại Latakia và ảnh hưởng địa chính trị của Moskva ở Trung Đông. Tuy nhiên, Moskva dường như vẫn tự tin sẽ tìm cách giảm thiểu thiệt hại và xoay chuyển tình thế có lợi.
Điều quan trọng nhất cần nhấn mạnh là: Mỗi quốc gia phải chịu trách nhiệm về vận mệnh của chính mình. Nga đã và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách ngoại giao hoàn toàn thực tế, hỗ trợ các đối tác trên cơ sở cùng có lợi và trong khuôn khổ phù hợp với lợi ích quốc gia.
RIA Novosti cho rằng tình hình Syria hiện tại được đánh giá là vô cùng phức tạp và thảm khốc. Các cơ quan có thẩm quyền của Nga đang phải đối mặt với những quyết định khó khăn. Tuy nhiên, quan điểm chính vẫn là: Nga sẽ tiếp tục bảo vệ lợi ích của mình một cách hiệu quả nhất có thể.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã kêu gọi ngừng giao tranh ngay lập tức ở Syria và thực hiện Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại quốc gia Arab này.
Theo hãng thông tấn TASS của Nga, ông Lavrov đã đưa ra lời kêu gọi trên khi phát biểu với các phóng viên vào tối 7/12 sau cuộc họp với những người đồng cấp Iran và Thổ Nhĩ Kỳ theo khuôn khổ Astana về Syria.
"Chúng tôi đã tái khẳng định rõ ràng cam kết của mình đối với Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trước hết là trong bối cảnh bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Syria, và liên quan đến nhu cầu thiết lập đối thoại chính trị", ông Lavrov nói khi đề cập đến cuộc họp tại thủ đô Doha của Qatar.
Các bộ trưởng ngoại giao Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã tổ chức cuộc họp ba bên tại Doha, tập trung vào những diễn biến gần đây ở Syria như đã được nhà ngoại giao hàng đầu của Iran Abbas Araghchi công bố.
Trước khi tham dự Diễn đàn Doha, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã đến Damascus, nơi ông có cuộc gặp với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, nhấn mạnh sự ủng hộ hoàn toàn của Iran đối với chính phủ, người dân và quân đội của nước này. Sau đó, ông Araghchi đã đến Ankara và thảo luận với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan về những diễn biến trong khu vực, đặc biệt là tình hình ở Syria.
Lãnh tụ tối cao Iran cảnh báo về đòn trả đũa 'nghiền nát' Israel và Mỹ Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei cho biết Israel và Mỹ sẽ "nhận được phản ứng nghiền nát" cho những gì họ đang làm đối với đất nước của ông. Ngày 2/11, Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei đã có bài phát biểu với các sinh viên trước dịp kỷ niệm sự kiện sinh viên theo đường lối cứng rắn của...