Iran đối mặt bài toán đặc vụ Israel
Iran từng thành lập đơn vị nhằm truy tìm điệp viên Israel, để rồi phát hiện chỉ huy đơn vị này hóa ra là đặc vụ Mossad ( tình báo Israel).
Một loạt vụ tấ.n côn.g triệt hạ các chỉ huy cấp cao Iran và các nhóm vũ trang được Tehran hậu thuẫn ở Trung Đông thời gian qua đã phần nào cho thấy Israel có thể nắm thông tin tình báo đáng kể. Điều này khiến giới quan sát cho rằng tình báo Israel đã thâm nhập bộ máy của Iran và các nhóm đồng minh.
Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei tuần trước nhấn mạnh: “Vấn đề bị xâm nhập bí mật đã trở nên nghiêm trọng trong thời gian qua”. Cựu Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani cũng đề cập đã có những trường hợp sơ suất trong những năm qua.
Nghi vấn nội ứng ?
Việc Israel không kích giế.t chế.t thủ lĩnh của lực lượng Hezbollah Hassan Nasrallah hồi tháng 9 được cho là chỉ có thể thực hiện khi nắm thông tin chi tiết về nơi ở của một nhân vật có hành tung được giữ bí mật và bảo vệ nghiêm ngặt như ông Nasrallah. AFP hôm 8.10 dẫn lời cựu quan chức cấp cao cơ quan tình báo Pháp (DGSE) Alain Chouet nhận định bản chất vụ á.m sá.t ông Nasrallah cho thấy Israel hẳn phải có thông tin tình báo từ các nguồn bên trong Iran, quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Hezbollah, cũng như thông tin tình báo thu được từ các phương tiện liên lạc.
Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei trong một cuộc họp ở Tehran cuối tháng 10.2024. ẢNH: REUTERS
“Ông ấy (Nasrallah) không ngủ 2 đêm cùng một nơi, không ở cùng nơi trong 2 tiếng, và cũng không mang bất kỳ loại thiết bị điện tử, khiến việc xác định vị trí vô cùng khó khăn. Vậy mà Israel có thể tấ.n côn.g chính xác, đúng lúc và đúng chỗ. Có người đã tuồn tin”, ông Chouet nói. Một nguồn thạo tin khác nói với Reuters rằng Israel đã dành 20 năm cho những hoạt động tình báo nhắm vào Hezbollah và họ có thể tấ.n côn.g ông Nasrallah bất cứ lúc nào, kể cả khi ông này ở tại những căn cứ chính.
Ngoài ra, còn có vụ lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh bị hạ tại thủ đô Tehran của Iran hồi tháng 7, trong khoảng thời gian ông đến dự lễ nhậm chức của Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian. Nơi ở của ông Haniyeh được cho là đã bị cài bom trước đó vài tuần. Vụ việc gây chấn động khác là hàng loạt máy nhắn tin ở Li Băng thường được Hezbollah sử dụng bất ngờ phát nổ khiến gần 3.000 người bị thương.
Iran và các đồng minh lập tức quy trách nhiệm cho Israel trong 2 vụ việc trên, dù Tel Aviv chưa chính thức bình luận. Từ vụ việc của ông Haniyeh, các nhà quan sát cho rằng Israel đang tận dụng những mâu thuẫn bên trong nội bộ Iran để chiêu mộ các thành viên chính quyền Tehran làm tay trong và tuồn tin mật.
Thủ tướng Israel điện đàm với ông Trump về ‘mối đ.e dọ.a Iran’
Thách thức phản gián
Đó đều là những trường hợp mới nhất mà cơ quan tình báo Israel (Mossad) bị cáo buộc đứng sau các hoạt động phá hoại trong những năm qua. Một số hãng truyền thông đưa tin Israel thậm chí đã bắt giữ và thẩm vấn thành viên thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngay trên lãnh thổ Iran. Đài Iran International có trụ sở tại Anh hồi tháng 10 nêu rằng bộ máy tình báo Iran cũng bị ch.ỉ tríc.h vì ưu tiên gi á.m sá.t vấn đề nội bộ hơn các mối đ.e dọ.a bên ngoài như Israel, qua đó để Mossad ngày càng thâm nhập sâu vào cơ quan an ninh.
Trong một buổi phỏng vấn với CNN hồi tháng 9, cựu Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad nêu rằng cơ quan tình báo Iran đã thành lập một đơn vị chuyên phản gián và truy tìm ra điệp viên Mossad bên trong Iran. Tuy nhiên, sau đó họ phát hiện chỉ huy đơn vị trên cùng 20 đặc vụ khác lại là người của Mossad. Ông Ahmadinejad còn nói người chỉ huy đã rò rỉ thông tin nhạy cảm cho Israel, bao gồm các chương trình hạt nhân của Iran, nêu thêm điều đó phần nào tác động đến quyết định của Mỹ hồi năm 2018 rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với quốc gia CH Hồi giáo.
Reuters hôm qua đưa tin đợt tấ.n côn.g của Israel vào Iran ngày 26.10 khiến giới quân sự cân nhắc việc sử dụng tên lửa đạn đạo phóng từ chiến đấu cơ (ALBM). Các chuyên gia đán.h giá loại vũ khí này có tốc độ cao và tính linh hoạt, giúp xuyên qua các lớp phòng không của đối thủ. Trong khi đó, tên lửa hành trình và bom lượn vốn được nhiều nước ưa chuộng có thể bị đán.h chặn bởi lớp phòng không nhiều tầng.
Nhu cầu tên lửa đạn đạo không đối đất gia tăng vì căng thẳng Israel - Iran?
Giới phân tích cho rằng tên lửa đạn đạo phóng từ trên không có độ chính xác và tốc độ cao, giúp khắc phục nhược điểm của tên lửa hành trình phóng từ trên không và tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất.
Một máy bay của Israel chuẩn bị xuất kích tấ.n côn.g Iran hôm 26.10. ẢNH: REUTERS
Cuộc tấ.n côn.g của Israel vào Iran hôm 26.10 sử dụng nhiều tên lửa đạn đạo phóng từ trên không, dẫn đến nhu cầu gia tăng về vũ khí nhanh, chính xác và khiến đối phương khó phòng thủ, theo phân tích của Reuters ngày 10.11.
Việc sử dụng hiệu quả của Israel dự kiến sẽ làm gia tăng nhu cầu về vũ khí này, dù trước đó nhiều nước lớn tập trung nhiều hơn vào tên lửa hành trình và bom lượn.
Vượt nhiều hệ thống phòng thủ
Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết cuộc tấ.n côn.g trên được tiến hành theo 3 đợt đã làm thiệt hại những nhà máy tên lửa và hệ thống phòng không của Iran. Theo các nhà nghiên cứu, những hình ảnh vệ tinh thể hiện rằng trong số các mục tiêu có những tòa nhà từng được sử dụng trong chương trình hạt nhân của Iran.
Tehran bảo vệ các mục tiêu như vậy bằng rất nhiều hệ thống phòng không, theo chuyên gia Justin Bronk chuyên nghiên cứu công nghệ và sức mạnh không quân tại Viện các Quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI).
Tên lửa hành trình dễ bị tấ.n côn.g hơn bởi các hệ thống phòng không tích hợp và dày đặc, khi so với tên lửa đạn đạo. Nhưng tên lửa đạn đạo thường được bắ.n từ các điểm phóng đã biết và hầu hết không thể thay đổi hướng bay.
Một chiến đấu cơ phóng tên lửa Rampage do Israel sản xuất. ẢNH: ERBIT SYSTEMS
Các chuyên gia cho biết tên lửa đạn đạo phóng từ trên không có độ chính xác, tốc độ cao như Rampage do Công ty Elbit Systems (Israel) và Tập đoàn Công nghệ hàng không Israel phát triển, có thể giải quyết được các vấn đề mà tên lửa đạn đạo trên mặt đất và tên lửa hành trình phóng từ trên không gặp phải.
Chuyên gia Jeffrey Lewis tại Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury ở California (Mỹ) cho rằng lợi thế chính của tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ trên không là tốc độ để vượt qua sự phòng thủ. "Vấn đề tấ.n côn.g chính xác dường như đã được giải quyết phần lớn", ông nhận định.
Lầu Năm Góc bác bỏ yêu cầu tên lửa của Tổng thống Ukraine Zelensky
Sự quan tâm gia tăng?
Tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất, vốn được Iran sử dụng để tấ.n côn.g Israel 2 lần trong năm nay, rất phổ biến trong kho vũ khí của nhiều quốc gia, tương tự như tên lửa hành trình. Nga và Ukraine cũng sử dụng nhiều tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất trong cuộc xung đột tại Ukraine.
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay có điểm phóng lưu động, nên có lợi thế hơn. "Ưu điểm là khi phóng từ trên không, chúng có thể đến từ mọi hướng, làm phức tạp thêm nhiệm vụ phòng thủ", theo chuyên gia Uzi Rubin tại Viện Chiến lược và An ninh Jerusalem, một trong những kiến trúc sư xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel.
Do tên lửa đạn đạo phóng từ trên không là sự kết hợp của việc điều hướng, đầu đạn và động cơ, nhiều nước có vũ khí chính xác đã sở hữu năng lực để theo đuổi vũ khí này, theo một lãnh đạo doanh nghiệp quốc phòng phát biểu ẩn danh vì tính chất nhạy cảm của vấn đề.
"Đây là một cách thông minh để sử dụng một bộ công nghệ và các linh kiện phổ biến để biến thành một loại vũ khí mới rất thú vị, mang lại cho chúng nhiều khả năng hơn, và do đó có nhiều lựa chọn hơn, với mức giá hợp lý", theo vị lãnh đạo.
Nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ và Anh, đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay trong Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, đến nay, chỉ có Israel, Nga và Trung Quốc được biết là đang triển khai vũ khí này.
Dù vậy, vũ khí này cũng không phải bất khả chiến bại trước các hệ thống phòng không. Tại Ukraine, hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 của hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất đã nhiều lần chặn được tên lửa Kinzhal của Nga.
Mỹ chưa mặn mòi?
Mỹ đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo bội siêu thanh phóng từ trên không, là mẫu AGM-183 của hãng Lockheed Martin, nhưng chưa nhận được tài trợ cho tài khóa 2025. Do có kho tên lửa hành trình và các loại vũ khí tấ.n côn.g tầm xa khác nên Washington dường như không mấy quan tâm đến tên lửa trên. Một quan chức Không quân Mỹ ẩn danh xác nhận rằng tên lửa đạn đạo phóng từ trên không hiện chưa được lực lượng này sử dụng. Hãng Raytheon của Mỹ cũng thử nghiệm phóng tên lửa SM-6 theo nhiệm vụ không đối đất, dù tên lửa phòng không này vốn được chuyển đổi mục đích thành tên lửa không đối không và đất đối đất, theo một nhà phân tích kỹ thuật quốc phòng Mỹ ẩn danh.
Iran: Tấ.n côn.g khủng bố làm 5 thành viên Lực lượng dân quân tình nguyện Basij thiệ.t mạn.g Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết 5 thành viên của Lực lượng dân quân tình nguyện Basij của Iran đã thiệ.t mạn.g hôm 10/11 trong vụ khủn.g b.ố ở tỉnh Sistan-Baluchestan, phía Đông Nam nước này. Hiện trường một vụ đán.h bom xe nhằm vào đồn cảnh sát thành phố Chabahar, miền Nam Iran. Ảnh minh họa:...