Iran để Nga nhảy vào Vịnh Ba Tư: “Chao nghiêng” thế lực khu vực?
Giữa khả năng leo thang nghiêm trọng tại Vịnh Ba Tư, Nga có kế hoạch sử dụng các cảng của Iran Bandar-e-Bushehr và Chabahar làm căn cứ quân sự cho tàu chiến và tàu ngầm hạt nhân.
Các cảng này sẽ nhận được sự bảo vệ của hàng trăm lính thuộc Lực lượng đặc biệt dưới sự hướng dẫn của các “cố vấn quân sự”.
Những cảng này cũng có sự hỗ trợ của một căn cứ không quân gần Bandar-e-Bushehr – nơi có 35 máy bay chiến đấu Sukhoi Su-57, trang Oilprice.com cho biết, trích dẫn các nguồn tin cấp cao thân cận với Iran.
Vòng tập trận quân sự chung tiếp theo ở Ấn Độ Dương và Eo biển Hormuz sẽ phần nào thể hiện được sự mở rộng quân sự này, vì các tàu Nga tham gia sẽ được Iran cho phép sử dụng các cảng Bandar-e-Bushehr và Chabahar. Tùy thuộc vào phản ứng trong nước và quốc tế đối với vấn đề này, các tàu và lực lượng đặc nhiệm Nga sẽ hiện diện ở đây và mở rộng số lượng trong 50 năm tới.
Quy trình gây ảnh hưởng
Việc gia tăng dần dần sự hiện diện của Nga ở một quốc gia là quy trình vận hành đã qua nhiều bước thử nghiệm, trong đó có hỗ trợ kinh tế và/hoặc chính trị cho một quốc gia đến một mức độ để họ cho phép quân đội Nga có mặt thường xuyên và thậm chí nước này trở thành một căn cứ quân sự đa cấp độ lớn cho Nga. Kế hoạch tương tự đã được sử dụng và vẫn được duy trì ở Syria, với việc Nga duy trì sự hiện diện quân đội đông đảo ở khu vực Latakia, Syria, mặc dù đã nhiều lần đề cập đến việc rút khỏi nơi này.
Trong giai đoạn đầu, các cố vấn quân sự và ‘nhân viên an ninh’ hỗ trợ căn cứ không quân Khmeimim khổng lồ của Nga ở Latakia và hệ thống tên lửa S-400 Triumf được triển khai tại Latakia. Sự hiện diện này của Nga sau đó đã được mở rộng và chính thức hóa theo thỏa thuận đã ký với Syria vào tháng 1 năm 2017, cho phép Nga tiếp tục hoạt động ở Latakia và cũng có thể sử dụng cơ sở hải quân tại Tartus trong 49 năm tới.
Đây chính xác là định dạng cho thỏa thuận giữa Nga với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và Lãnh đạo tối cao Ali Khamenei trong vài ngày qua, bất chấp sự phản đối từ các đồng minh ủng hộ rộng rãi JCPOA (Kế hoạch hành động toàn diện chung) của Tổng thống Hassan Rouhani.
Các vũ khí tối tân của Nga đã xuất hiện tại nhiều quốc gia đồng minh.
Video đang HOT
Việc Iran tiến tới thỏa thuận mới nhất này có vẻ đáng ngạc nhiên đối với nhiều người nhưng là sản phẩm của hai lý do chính. Đầu tiên, Iran không có lựa chọn nào khác về một đồng minh địa chính trị tiềm năng trong cuộc chiến hiện tại chống lại chính sách thắt lưng buộc bụng về kinh tế do sức ép trừng phạt và sự cô lập về chính trị. Chỉ có năm thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc: Hoa Kỳ (tiên phong chống lại Iran), Anh và Pháp (cả hai đều theo đường lối của Hoa Kỳ), Trung Quốc (có sự hỗ trợ tăng giảm theo quyết định mang tính thời điểm của chính họ), và Nga.
Lý do thứ hai là Tổng thống Rouhani và những người ủng hộ phương Tây, những người ủng hộ JCPOA đã đánh mất niềm tin của những người đã bỏ phiếu cho ông do không thể tạo ra sự thịnh vượng kinh tế mà ông hứa sẽ đạt được từ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và được thực hiện vào ngày 16 tháng 1 năm 2016.
“Những người này bao gồm [Lãnh đạo tối cao Ali] Khamenei, đã hỗ trợ ông Rouhani trong vài năm đầu nhưng giờ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nghe theo các khuyến nghị của IRGC, và thỏa thuận với Nga đi đầu trong các vấn đề này”, theo một nguồn tin cấp cao của Iran.
Nga – Iran bắt tay toàn diện
Thỏa thuận trên là một phần của bản ghi nhớ 22 điểm được ký bởi Thứ trưởng dầu khí Iran Amir-Hossein Zamaninia, và Thứ trưởng năng lượng Nga Kirill Molodtsov tại thời điểm hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai bên về nhiều vấn đề.
Nga, Iran “gay gắt” Mỹ tại bàn nóng hạt nhân LHQ
Khẳng định của TT Putin về “bắt tay” Nga-Iran và tương lai Syria
Đối với ngành dầu khí, cụ thể, Nga cấp 50 tỷ USD mỗi năm trong ít nhất năm năm để có thể hoàn thành các dự án dầu khí ưu tiên hàng đầu theo tiêu chuẩn phương Tây, ước tính trị giá khoảng 250 tỷ USD. Một khoản tiền khác trị giá 250 tỷ USD sau đó sẽ được cung cấp trong 5 năm tiếp theo để Iran xây dựng các hạng mục còn lại của nền kinh tế. Để đổi lấy điều này, Iran sẽ ưu tiên cho các công ty Nga trong tất cả các thỏa thuận thăm dò và phát triển mỏ dầu khí trong tương lai, bổ sung vào bản thỏa thuận đã đạt được tại thời điểm đó. Chúng bao gồm: Zarubezhneft tham gia mỏ Aban và Paydar-e Gharb, Lukoil tham gia Ab Teymour và Mansouri, GazpromNeft tham gia Changouleh và Cheshmeh-Khosh, và Tatneft tham gia Dehloran. Ngoài ra – và rất quan trọng đối với tình hình hiện tại là vấn đề quân sự – Iran đã đồng ý mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, và cho phép Nga mở rộng số lượng các trạm nhận tín hiệu ở Iran và tăng gấp đôi số sĩ quan cấp cao của IRGC được biệt phái sang Moscow để đào tạo liên tục.
Thỏa thuận cũng có một điều khoản không cho phép Iran áp dụng bất kỳ hình phạt nào đối với bất kỳ công ty phát triển nào của Nga khi chậm tiến độ trong bất kỳ lĩnh vực nào trong 10 năm. Cũng trong khoảng thời gian 10 năm, người Nga sẽ có quyền ra lệnh chính xác lượng dầu được sản xuất từ mỗi mỏ, thời gian bán hàng, được bán cho ai và với giá bao nhiêu.
Do đó, lúc này, Nga không chỉ có quyền tiếp cận tất cả các kho dự trữ dầu khí trên bờ, ngoài khơi và ngay trên biển Caspian của Iran để bán theo ý muốn, mà còn có thể sử dụng hai trong số các cảng chiến lược có vị trí tốt nhất, bao quanh các khu vực vốn nhạy cảm nhất thế giới về khí đốt. Moscow cũng có thể có ảnh hưởng hiệu quả trên eo biển Hormuz. Eo biển này, tất nhiên, vẫn là điểm nóng của quá trình vận chuyển dầu quan trọng nhất thế giới – và là tuyến đường chính từ Vịnh Ả Rập đến Viễn Đông đi qua Ấn Độ Dương – với khoảng 35% lượng dầu trên biển và khoảng một phần ba nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng toàn cầu đi qua đây. “Bandar-e-Bushehr và Chabahar sẽ mang lại cho Nga khả năng “nắm thóp” toàn bộ khu vực Vịnh Ba Tư và vào Ấn Độ Dương, điều cũng sẽ cho phép họ tiến hành các hoạt động hải quân chung với Trung Quốc dễ dàng hơn, một nhà phân tích tình báo tại London nói với Oilprice.com tuần trước. “Thực tế là Nga cũng dự định sử dụng hai cảng này không chỉ cho tàu chiến mà còn cho tàu ngầm hạt nhân”, chuyên gia này cho hay.
Quý Hoàng
Theo Toquoc
Bị đồng minh tạt gáo nước lạnh, Mỹ đang mất uy thế?
Đức đã thẳng thừng bác bỏ lời kêu gọi cũng như áp lực từ Mỹ đòi đồng minh phải điều tàu chiến đến vùng Vịnh Persian để bảo vệ các thuyền qua lại khu vực sau khi xảy ra vụ Iran bắt giữ tàu chở dầu của Anh.
Chiến hạm của Anh
Phó Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã công khai xác nhận rằng Đức sẽ không tham gia lực lượng hải quân đặc nhiệm do Mỹ dẫn đầu đến làm nhiệm vụ ở vùng Vịnh Persian.
Ông Scholz, người đang thay thế cho nữ Thủ tướng Angela Merkel khi bà này đang trong kì nghỉ, đã cảnh báo về viễn cảnh thế giới "rơi vào một cuộc xung đột lớn hơn rất nhiều".
"Chúng tôi muốn thảo luận với những đối tác Pháp và Anh ở Châu Âu để tìm cách giải quyết tình hình, nhưng không có cuộc thảo luận nào về vấn đề đưa tàu chiến đi làm nhiệm vụ như đề xuất được đưa ra" từ phía Mỹ, Phó Thủ tướng Đức cho hay.
Mỹ đang kêu gọi, thúc giục các đồng minh thiết lập một lực lượng đặc nhiệm chung với sự tham gia của chiến hạm các nước đến vùng Vịnh Persian để bảo vệ các tàu thuyền qua lại khu vực sau khi xảy ra vụ Iran bắt giữ tàu chở dầu Impero của Anh ở Eo biển Hormuz hồi tháng trước. Tàu chở dầu này vẫn đang nằm trong tay Iran. Chỉ huy của chiếc tàu chiến Anh đang hộ tống các con tàu mang cờ Anh hoạt động ở vùng Vịnh Persian hôm qua phát biểu rằng Tehran dường như đang thử thách sự quyết tâm của Hải quân Hoàng gia Anh.
"Người Iran dường như luôn thích thử thách ý chí và phản ứng của chúng tôi," ông William King - Chỉ huy của tàu HMS Montrose, cho biết đồng thời nói thêm rằng trong hơn 27 ngày tuần tra khu vực ông đã trải qua 85 lần "chạm trán với các lực lượng của Iran".
Tuần trước, Đức được cho là đã không chấp thuận lời kêu gọi tham gia vào lực lượng đặc nhiệm của Mỹ nói trên nhưng đây là lần đầu tiên chính phủ Đức công khai tuyên bố về sự từ chối của họ. Ông Scholz giải thích rằng một lực lượng đặc nhiệm trên biển sẽ là một động thái "lo xa", và rằng ưu tiên của Đức là ngăn chặn căng thẳng leo thang ở vùng Vịnh.
"Điều tệ nhất sẽ là một cuộc xung đột vũ trang thực sự. Lúc đó, hoạt động vận tải qua khu vực sẽ bị đặt vào tình trạng nguy hiểm thực sự," vị quan chức cấp cao của Đức cảnh báo.
Ông Scholz - lãnh đạo của đảng đối tác chính trong liên minh chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã bác bỏ thông tin cho rằng chính phủ Đức bị chia rẽ trước đề xuất của Mỹ. Đảng Dân chủ Xã hội theo cánh tả của ông Scholz có truyền thống phản đối việc Đức tham gia vào các chiến dịch quân sự ở nước ngoài, trong khi Đảng Dân chủ Thiên chúa của bà Merkel có vẻ cởi mở hơn với vấn đề này.
Tuy nhiên, trong trường hợp này thì chính phủ của Thủ tướng Merkel được tin là cũng không sẵn lòng để lực lượng quân sự của Đức tham gia vào lực lượng đặc nhiệm trên biển vì e ngại viễn cảnh xảy ra một vụ việc mà ở đó những lực lượng theo đường lối cứng rắn, diều hâu có thể lấy làm cớ để phát động một cuộc chiến tranh với Iran.
Cùng với Anh và Pháp, Đức luôn nhiệt tình trong việc "cứu vãn" thỏa thuận hạt nhân mà ông Barack Obama đã kí với Iran nhưng bị ông Trump phá bỏ hồi năm ngoái.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Đức vốn đang có khúc mắc khi Berlin trong những năm gần đây phải gánh chịu áp lực gay gắt từ phía Tổng thống Trump về việc phải tăng chi tiêu quân sự. Tổng thống Trump liên tục chỉ trích gay gắt nền kinh tế lớn nhất Châu Âu về việc không thực hiện nghiêm túc cam kết chi ra 2% GDP cho quốc phòng.
Kể từ khi ông Trump lên cầm quyền, mối quan hệ giữa Mỹ với Đức nói riêng và giữa Mỹ với Châu Âu nói chung không còn hòa thuận và thân thiết như trước.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Mỹ giận đùng đùng vì Đức không nhập đội bảo vệ Eo biển Hormuz Đại sứ Mỹ tại Đức tố Berlin giũ bỏ trách nhiệm và nghĩa vụ của một đồng minh lâu năm khi không tham gia liên minh hàng hải do Washington dẫn đầu ở Eo biển Hormuz. Đại sứ Richard Grenell tỏ ra rất giận dữ sau khi Ngoại trưởng Đức Heiko Maas thông báo nước này không tham gia sáng kiến của Mỹ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa của một loạt công ty Mỹ

Hàn Quốc thu giữ lượng ma túy kỷ lục gần 700 triệu USD

Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ

Nga và Mỹ đẩy mạnh đối thoại để giải quyết các vấn đề tồn đọng

Hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Á thúc đẩy thương mại và hợp tác đa phương

Món quà nhỏ chứa đựng tấm lòng dành cho người bạn Myanmar

Mỹ - Trung có cuộc tiếp xúc quân sự đầu tiên từ khi Tổng thống Trump nhậm chức

Ngành công nghiệp dược phẩm sẽ là mục tiêu thuế quan tiếp theo?

Nga lên tiếng về việc ông Trump muốn 'đối thoại trực tiếp' với Iran

Israel hạ chỉ huy của Hamas tại Li Băng, Beirut phản ứng gay gắt

Trung Quốc đánh thuế trả đũa Mỹ

Ông Yoon Suk Yeol xin lỗi sau khi bị phế truất
Có thể bạn quan tâm

Đây mới là cách làm bề bề rang muối thơm ngon đậm đà
Ẩm thực
34 phút trước
Phim ngôn tình hay nhất hiện tại: Cặp chính vừa đẹp vừa hài, hàng loạt sao hạng A công khai ủng hộ
Phim châu á
39 phút trước
'Bạch Tuyết' thất bại thảm hại tại phòng vé, Disney hoãn làm lại phim 'Tangled'
Hậu trường phim
52 phút trước
Chồng nặng tình với vợ cũ đến nỗi nhắn tin an ủi "đừng khóc, có anh luôn ở đây", nhưng khi tôi đề nghị ly hôn thì lại nhất quyết không chịu
Góc tâm tình
1 giờ trước
Tạm giữ hình sự bảo mẫu 26 tuổi đánh, tát liên tục vào đầu bé gái
Pháp luật
7 giờ trước
Phát hiện thi thể nam giới dưới chân tòa chung cư cao cấp
Tin nổi bật
7 giờ trước
Kanye West thừa nhận bị vợ bỏ sau loạt nghi vấn ly hôn
Sao âu mỹ
7 giờ trước
MC Hoài Anh VTV trẻ đẹp, Chí Trung hẹn hò với bạn gái kém 18 tuổi sau ra viện
Sao việt
7 giờ trước
Diễn viên 'Bao Thanh Thiên' bị u não, đang nợ 154 tỷ đồng
Sao châu á
7 giờ trước
Bruno Fernandes xuất sắc nhất tháng 3 Premier League, cân bằng thành tích của Rooney
Sao thể thao
8 giờ trước