IPU thông qua dự thảo Nghị quyết quản trị nguồn nước
Dự thảo nghị quyết nhắc lạị việc thiết lập các hệ thống quản trị nước tốt, xây dựng một thế giới đảm bảo an ninh nguồn nước cho mọi người.
Chiều tối 31/3, Ủy ban thường trực về vấn tài chính thương mại và phát triển bền vững đã thông qua dự thảo nghị quyết “Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của Nghị viện về vấn đề nước”, một nội dung trọng tâm thảo luận tại nhiều phiên họp của Đại Hội đồng IPU 132. Dự thảo nghị quyết này sẽ được trình lên Đại hội đồng IPU ngày 1/4.
Phái đoàn Việt Nam tại phiên họp IPU
Bản dự thảo nghị quyết bao gồm 18 điều khoản, trong đó, đề xuất sửa đổi của Việt Nam được phản ánh trong khoản 10 trong phần mở đầu của dự thảo nêu rõ quản lý nguồn nước có thể là một yếu tố chủ chốt trong việc duy trì hòa bình với các quốc gia và sự quản lý tốt có thể thúc đẩy hợp tác và tránh xung đột liên quan đến nguồn nước. Đề xuất này nhận được ủng hộ lớn từ các đại biểu quốc tế và được thông qua cho bản dự thảo nghị quyết cuối cùng.
Trả lời phóng viên VOV, bà Nola Marino, nghị sĩ Australia, đại diện Nhóm Khu vực châu Á-Thái Bình Dương chủ tọa các phiên thảo luận của Ủy ban thường trực về vấn tài chính thương mại và phát triển bền vững về dự thảo nghị quyết “Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của Nghị viện về vấn đề nước” đã đánh giá rất cao đóng góp của Việt Nam.
Video đang HOT
“Các đại biểu của Việt Nam đã có quan tâm đặc biệt và đề xuất sửa đổi khoản 10 cho bản dự thảo nghị quyết cuối cùng và đã nhận được sử ủng hộ lớn và được thông qua. Việt Nam là nước chủ nhà tuyệt vời cho IPU. Điều này đảm bảo cho những thành công lớn mà chúng ta đạt được tại kỳ họp này”, bà Nola Marino nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cũng cho biết, Việt Nam xác định nước là vấn đề quan trọng đối với sự tồn tại của con người, sự tồn vong của nhân loại. Việt Nam đề xuất các nước rà soát lại các nghị quyết của mình theo dự thảo nghị quyết mới này, để thực hiện hiệu quả trong thực tế.
Ông Nguyễn Văn Giàu cho biết: “Chúng ta cũng xem lại kế hoạch và chiến lược của từng quốc gia có phù hợp với nghị quyết mới này hay không; phải phân bổ ngân sách hợp lý, đảm bảo việc thực hiện kế hoạch và chiến lược. Mỗi quốc gia cũng cần rà soát lại bộ máy của mình để phân công quản lý hành chính về nước làm thế nào để đảm bảo thực thi. Cuối cùng là phải hợp tác quốc tế thực sự, đặc biệt là các quốc gia cùng có lưu vực sông càng cần phải tăng cường hợp tác; phải chia sẻ chứ không vì lợi ích của mỗi quốc gia mình mà làm phương hại tới quốc gia khác”.
Dự thảo nghị quyết nhắc lại vai trò chủ đạo của các Nghị sĩ trong việc thiết lập các hệ thống quản trị nước tốt, nhằm xây dựng một thế giới đảm bảo an ninh nguồn nước cho tất cả mọi người, cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Theo kế hoạch, dự thảo nghị quyết cuối cùng “Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của Nghị viện về vấn đề nước” sẽ được trình lên Đại hội đồng IPU ngày 1/4.
Hoàng Lê
Theo_VOV
IPU 132: Chặn chiến tranh mạng, sử dụng Internet thực hiện tội ác
Ngày 30/3, tiếp tục chương trình nghị sự tại Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới IPU-132, UB thường trực về hoà bình và an ninh quốc tế tiếp tục thảo luận phiên họp thứ 3 nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết về chiến tranh mạng - mối đe doạ nghiêm trọng đối với hoà bình và an ninh thế giới.
(Ảnh: ipu132vietnam.vn)
Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ vai trò, những đóng góp của nghị viện trong định nghĩa và khái niệm khung của chiến tranh mạng, đặc biệt là thông qua các biện pháp cụ thể có thể được thực hiện trong tương lai gần.
Theo đó, các đại biểu thống nhất cao về sự cần thiết trong việc hoàn thiện một công ước quốc tế về mạng Internet, nhằm ngăn chặn các thế lực khủng bố có thể sử dụng internet để thực hiện tội ác của mình, đặc biệt là quyên góp nguồn tiền cho các hoạt động khủng bố, cũng như chiêu mộ và đầu độc cộng đồng bằng những ý tưởng bạo lực.
Ông Saif Alsamahi, đoàn đại biểu các Tiểu vương quốc Arập thống nhất cho rằng: "Chúng tôi muốn nhấn mạnh mối liên kết giữa chiến tranh mạng và các nhóm khủng bố đang đe dọa thế giới. Các nhóm này đang sử dụng không gian mạng để triển khai các hoạt động toàn cầu. Đây là một mối đe dọa lớn đối với cộng đồng quốc tế trong bối cảnh hiện nay."
Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết đại diện đoàn Việt Nam cho rằng, Nghị quyết cần đề xuất thêm nhiều giải pháp, tập trung vào việc đảm bảo "an ninh thông tin" cũng như "những tác động nghiêm trọng của những hoạt động làm bất ổn không gian mạng lên những lĩnh vực khác của xã hội toàn cầu" và có thể "khơi mào cho một loại hình xung đột mới".
Ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam nhấn mạnh: "Chúng ta đang nói về việc lợi dụng công nghệ thông tin để gây bất ổn thế giới và chúng tôi muốn bổ sung rằng điều này có thể vi phạm quyền con người và quyền công dân. Điều đó khiến mối đe dọa này mang tính bao quát hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn bổ sung rằng việc thu thập thông tin tình báo vì mục đích gây bất ổn kinh tế, chính trị và xã hội là một trong những vấn đề có thể dẫn tới chiến tranh mạng."
Phân tích tình hình thực tế tại các nước, một số ý kiến cho rằng Dự thảo Nghị quyết cũng cần một chiến lược hành động trong lĩnh vực giáo dục và các tổ chức cộng động, để nâng cao nhận thức của người dân. Từ đó thúc đẩy họ tham gia các hoạt động chống tội phạm mạng. Có như vậy, Nghị quyết "Chiến tranh mạng - mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới" mà IPU sẽ đề xuất lên Đại Hội đồng Liên hợp quốc, sẽ đóng góp cho một công ước quốc tế về chống tội phạm công nghệ cao và ngăn chặn chiến tranh mạng.
Ông Alberto Bentacourt, đoàn đại biểu Cuba cho biết: "Các vụ tấn công mạng là mối đe dọa lớn đối với thế giới, đòi hỏi sự đoàn kết của các nước ở nhiều cấp độ từ nghị viện đến chính phủ các nước... Từ đó, chúng ta mới có thể củng cố việc sử dụng không gian mạng một cách hòa bình".
Căn cứ tình hình thực tế tại các nước, một số ý kiến cho rằng, dự thảo Nghị quyết cũng cần một chiến lược hành động trong lĩnh vực giáo dục và các tổ chức cộng động, để nâng cao nhận thức của người dân. Từ đó thúc đẩy họ tham gia các hoạt động chống tội phạm mạng. Có như vậy, Nghị quyết Chiến tranh mạng - mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới mà IPU sẽ đề xuất lên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, sẽ đóng góp cho một công ước quốc tế về chống tội phạm công nghệ cao và ngăn chặn chiến tranh mạng.
Dự kiến dự thảo Nghị quyết "Chiến tranh mạng - Mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh thế giới" sẽ được Ủy ban Thường trực về hòa bình và an ninh quốc tế thông qua vào ngày 31/3.
P.Thảo
Theo Dantri
Cùng hợp tác để chống mối đe dọa từ tấn công mạng Ngày 29-3, ngày làm việc thứ hai trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 tại Hà Nội (IPU 132), hai nội dung trọng tâm về chiến tranh mạng và quản trị nguồn nước đã được đưa ra thảo luận. Cụ thể, Ủy ban Thường trực về hòa bình và an ninh quốc tế thảo luận...