iPhone sẽ có thêm nhà cung cấp chip nhớ Trung Quốc?
Do lo ngại dòng chip nhớ iPhone bị gián đoạn, Apple đang xem xét bổ sung một nguồn mới cho những chip của mình, bao gồm cả nhà cung cấp chip đến từ Trung Quốc.
Theo PhoneArena, vào tháng 2, một trong những nhà cung cấp chip nhớ flash của Apple là Kioxia đã phát hiện ra hai trong số các cơ sở sản xuất chip NAND của họ bị ô nhiễm dẫn đến làm hỏng một lượng lớn chip đang sản xuất.
Các nhà cung cấp chip nhớ Hàn Quốc là Samsung và SK Hynix đã tăng sản lượng để bù đắp phần bị mất này. Tuy nhiên, điều này đã buộc Apple tính toán đến việc bổ sung vào chuỗi cung ứng của mình để đảm bảo không có sự gián đoạn nào khi sản xuất iPhone.
Video đang HOT
iPhone trong tương lai có thể phải sử dụng chip nhớ flash đến từ Yangzte?
Trích dẫn nguồn tin giấu tên, Bloomberg cho biết Apple đang trong quá trình thử nghiệm mẫu chip nhớ flash NAND do Yangtze Memory Technologies của Trung Quốc sản xuất. Các cuộc đàm phán này được cho là đã diễn ra trong nhiều tháng mà chưa có kết quả.
Yangtze thuộc sở hữu của một trong những nhà sản xuất chip hàng đầu của Bắc Kinh, Tsinghua Unigroup Co. Mặc dù Apple có một số công ty có trụ sở tại Đài Loan trong danh sách chuỗi cung ứng nhưng lại không có các nhà cung cấp chip là các công ty Trung Quốc. Do đó, một thỏa thuận giữa Apple và Yangtze sẽ đáng chú ý, đặc biệt khi Trung Quốc đang tìm cách tự chủ trong ngành bán dẫn.
Quan trọng hơn, thỏa thuận với Yangtze sẽ gây khó cho Apple bởi các nhà lập pháp Mỹ đang cố gắng ngăn cản Trung Quốc trong thị trường bán dẫn. Vì vậy, không có gì đảm bảo thỏa thuận giữa hai công ty này sẽ đi đến thành công.
Foxconn bắt đầu nối lại hoạt động nhà máy ở Thâm Quyến
Vài ngày sau khi phải đóng cửa nhà máy theo yêu cầu phong tỏa của chính phủ nhằm kìm hãm sự bùng phát của đại dịch Covid-19, Foxconn đã khởi động lại một phần hoạt động của họ ở Thâm Quyến, Trung Quốc.
Báo cáo từ Bloomberg cho biết hai trong số các cơ sở của Foxconn ở Thâm Quyến, trong đó một cơ sở chịu trách nhiệm sản xuất iPhone, đã được chấp thuận khởi động lại một phần hoạt động bằng cách áp dụng quy trình quản lý khép kín.
Nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến sẽ hoạt động trong hệ thống vòng lặp khép kín
Thâm Quyến là một trong những đặc khu kinh tế của Trung Quốc và được biết đến là nơi tập trung nhiều nhà sản xuất điện tử. Trung tâm công nghệ này đã có sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc trong 10 năm qua và đóng góp lớn vào GDP của Trung Quốc (lên đến hàng trăm tỉ USD). Việc phong tỏa kéo dài có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế đáng kể cho đất nước, đó rất có thể là lý do tại sao chính quyền Thâm Quyến cho biết họ sẽ cho phép các công ty hoạt động, miễn là họ thực hiện phương pháp "bong bóng nhà máy".
Trong hệ thống khép kín hoặc hệ thống bong bóng nhà máy, các công nhân sẽ phải sống tại chỗ và chỉ có thể đi từ nhà ở của công ty đến nơi làm việc. Họ cũng phải được kiểm tra Covid-19 thường xuyên. Thành phố Vũ Hán cũng đã áp dụng các biện pháp tương tự khi bị phong tỏa kéo dài nhiều tháng kể từ khi đại dịch bắt đầu. Điều này cũng tương tự như hệ thống bong bóng được sử dụng để bảo vệ các vận động viên và người dân địa phương trong Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh vừa qua.
Hiện tại vẫn chưa rõ liệu việc ngừng hoạt động của nhà máy Foxconn trong vài ngày có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sản xuất thiết bị của Apple hay không. Nhà sản xuất iPhone đã phải vật lộn với các vấn đề về chuỗi cung ứng và tìm cách đẩy mạnh sản xuất để bắt kịp nhu cầu từ năm ngoái.
Nhà máy iPhone tiếp theo không nằm ở Trung Quốc Trước việc mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng, Apple sẽ gia tăng đặt hàng sản xuất iPhone từ các nhà máy nằm ở quốc gia khác. Theo Economic Times, Pegatron - một trong những đối tác gia công lớn nhất của Apple - chuẩn bị mở nhà máy sản xuất iPhone đầu tiên của họ...