iPhone mới chứng minh triết lý khác biệt giữa Tim Cook và Steve Jobs
Thay vì đảm bảo chất lượng đồng đều, iPhone 12 cho thấy Tim Cook là người quan tâm đến lợi nhuận.
Samsung là nhà cung ứng màn hình độc quyền cho iPhone trong thời gian dài. Tuy nhiên vào năm ngoái, Apple đã tránh sự lệ thuộc vào công ty này bằng cách tìm thêm nhà cung ứng màn hình cho iPhone 12.
LG Display và BOE là 2 cái tên được lựa chọn, tuy nhiên sản lượng mà họ cung cấp chỉ đủ cho một số nhỏ iPhone hoặc để bảo hành. Do đó, Samsung vẫn chiếm ưu thế.
Dòng iPhone 12 sử dụng màn hình đến từ nhiều nhà cung ứng khác nhau.
Năm nay, Apple đặt niềm tin vào LG khi đặt hơn 20 triệu màn hình OLED 6,1 inch cho iPhone 12 và 12 Pro. iPhone 12 mini và 12 Pro Max sử dụng màn hình OLED do Samsung cung ứng, với công nghệ Y-Octa kết hợp tấm cảm ứng với bảng điều khiển màn hình. Trong khi đó, tấm nền của LG vẫn có lớp cảm ứng tách rời để tiết kiệm chi phí.
Video đang HOT
The Elec cho rằng sự không đồng nhất này có thể tiếp diễn trên iPhone 13 khi Apple lên kế hoạch sử dụng nhiều nhà cung ứng màn hình khác nhau.
Hiện tại, iPhone 12 vẫn sử dụng công nghệ màn hình LTPS (low-temperature polycrystalline silicon). Tuy nhiên, tin đồn cho biết iPhone 13 sẽ trang bị công nghệ LTPO (low-temperature polycrystalline oxid) với mức tiêu thụ năng lượng thấp, hỗ trợ tần số quét cao và thay đổi linh hoạt.
LG Display được cho đã lên kế hoạch mở rộng dây chuyền sản xuất màn hình LTPO để phục vụ Apple. Tuy nhiên, PhoneArena cho rằng chúng sẽ không có công nghệ ghép tấm cảm ứng như Y-Octa của Samsung.
Nếu điều đó xảy ra, CEO Tim Cook có thể chấp nhận chia dòng iPhone 13 thành các phiên bản với màn hình không được ghép lớp cảm ứng và được ghép để tiết kiệm chi phí.
Điều này hoàn toàn trái ngược so với cố CEO Steve Jobs, người luôn muốn các sản phẩm Apple có chất lượng tương đương nhau.
Việc sử dụng nhiều nhà cung ứng màn hình cho thấy triết lý khác biệt giữa Tim Cook và Steve Jobs.
“Nếu muốn làm điều đó (trang bị công nghệ Y-Octa) trên iPhone, chỉ có nhà cung ứng với công nghệ trên mới làm được. Ngay cả khi việc trang bị màn hình ghép lớp cảm ứng cho iPhone được chấp thuận, một số mẫu có thể dùng màn hình thông thường nếu nhà cung ứng chưa sẵn sàng”, trích lời nguồn tin giấu tên từ chuỗi cung ứng.
Một nhân vật khác (tên Lee) tiết lộ rằng nếu ở thời Steve Jobs, Apple có những quy định kỹ thuật nghiêm ngặt và sẵn sàng loại bỏ công ty không đạt chuẩn thì hiện tại, Táo khuyết sẽ dựa trên lợi nhuận để chọn các nhà cung ứng.
Việc chọn nhiều chuỗi cung ứng màn hình trên iPhone là minh chứng cho 2 triết lý khác biệt giữa Steve Jobs (quan tâm chất lượng, sự đổi mới) và Tim Cook (tham vọng đưa Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới).
Apple đối diện vụ kiện vì bình luận về Trung Quốc của CEO Tim Cook năm 2018
Cổ đông Apple cáo buộc CEO Tim Cook che giấu nhu cầu iPhone sụt giảm tại Trung Quốc, dẫn đến tổn thất hàng tỷ USD của các nhà đầu tư.
CEO Tim Cook. (Ảnh: AP)
Hôm 4/11, Thẩm phán quận Yvonne Gonzalez Rogers cho biết các cổ đông do một quỹ hưu trí tại Anh dẫn đầu đã kiện Apple vì bình luận của CEO Tim Cook ngày 1/1/2018. Khi các nhà phân tích đề cập đến áp lực doanh số của Apple tại một số thị trường mới nổi, ông Cook đã nói "sẽ không đưa Trung Quốc vào danh mục này".
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, Apple thông báo cho các nhà cung ứng hạn chế sản xuất và vào ngày 2/1/2019, công ty bất ngờ hạ mức dự báo doanh thu tối đa 9 tỷ USD. CEO Cook đổ lỗi một phần do căng thẳng thương mại giữa hai nước Mỹ - Trung. Đây là lần đầu tiên "táo khuyết" hạ mức dự báo doanh thu kể từ khi iPhone ra đời năm 2007. Cổ phiếu của hãng giảm 10% vào ngày tiếp theo, xóa bỏ 74 tỷ USD giá trị thị trường.
Apple và Tim Cook khẳng định không có bằng chứng họ lừa đảo hay cố tình lừa đảo nguyên đơn.
Trong quyết định dài 23 trang, Thẩm phán Rogers cho biết cổ đông cáo buộc một cách chính đáng rằng phát ngôn của ông Cook trong cuộc gọi với các nhà phân tích về Trung Quốc là sai và gây hiểu nhầm. Theo Thẩm phán, có thể ông Cook chưa nắm được cụ thể về "các dấu hiệu rắc rối" tại Trung Quốc mà công ty đã bắt đầu ghi nhận song khá khó tin nếu ông hoàn toàn mờ tịt về căng thẳng thương mại và tác động tiềm tàng đối với Apple.
Nguyên đơn kết luận CEO Cook biết về rủi ro khi bàn về Trung Quốc và ông không hề đưa ra bình luận một cách ngây thơ.
Kỹ thuật mỏ neo - Màn "ảo thuật tâm lý" giúp Apple có thể bán bất cứ thứ gì cho chúng ta Kỹ thuật tâm lý mỏ neo có thể là công cụ hiệu quả để tối ưu hóa doanh thu - điều này xảy ra nếu bạn làm đúng cách. Bạn có nhận ra rằng, bất kỳ sản phẩm nào của Apple đều có lượng khách hàng lớn chịu xếp hàng dài để mua mỗi lần ra mắt và duy trì lượng khách hàng...