iPhone của bạn được tạo ra ở Trung Quốc và những chiếc xe điện tương lai có thể cũng tương tự
Các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng đang tham gia vào lĩnh vực sản xuất ô tô và điều đó có thể làm rung chuyển ngành công nghiệp này, cũng như nền tảng thương mại toàn cầu.
Dự án xe điện của Apple từ lâu đã khiến các nhà đầu tư và những người đam mê iPhone phấn khích. Gần một thập kỷ sau khi thông tin chi tiết về dự án bị rò rỉ, chiếc Apple Car vẫn chỉ là một giấc mơ hoang đường. Nhưng điều đó không ngăn được các công ty điện tử tiêu dùng khác vượt lên phía trước. Ở phía bên kia địa cầu, mọi người sẽ sớm có thể đặt hàng một chiếc xe từ công ty Đài Loan chuyên sản xuất các thiết bị của Apple. Chào mừng đến với kỷ nguyên của Foxconn-mobile.
Vào tháng 10/2021, Tập đoàn Công nghệ Hon Hai, hay còn được biết đến trên thế giới là Foxconn, đã công bố kế hoạch sản xuất ba loại xe điện của riêng mình với sự hợp tác của Yulon, một nhà sản xuất ô tô Đài Loan, với tên gọi Foxtron. Foxconn, từ lâu được biết đến với việc lắp ráp 70% iPhone trên toàn cầu, cũng có tham vọng tương tự đối với ngành công nghiệp ô tô và mong muốn trở thành nhà sản xuất được các công ty xe điện lựa chọn khi muốn tạo ra một loại ô tô hoàn toàn mới. Cho đến nay, công ty đã ký kết hợp đồng sản xuất ô tô cho hai công ty khởi nghiệp về xe điện có trụ sở tại Mỹ là Lordstown Motors và Fisker.
Các phương tiện của Foxconn – một chiếc hatchback, một chiếc sedan và một chiếc xe buýt – không đặc biệt giống với các sản phẩm sang trọng và tinh tế của Apple, nhưng chúng thể hiện một bước nhảy vọt cho nhà sản xuất điện tử tiêu dùng này. Kế hoạch mở rộng đầy tham vọng của Foxconn cũng phản ánh sự thay đổi lớn hơn trong thế giới ô tô, cũng như trong lĩnh vực công nghệ và địa chính trị. Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đã định hình ngành công nghiệp ô tô trong 100 năm qua. Giờ đây, bản chất của một chiếc ô tô đang thay đổi, với sự gia tăng về điện khí hóa, máy tính hóa và quyền tự chủ. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc có thể ngày càng tiến gần tới quyền quyết định việc sản xuất ô tô là gì.
Nếu Foxconn thành công trong việc xây dựng một doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn, nó sẽ góp phần đưa Trung Quốc trở thành trung tâm ngành, có khả năng làm lu mờ các cường quốc thông thường như Mỹ, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngành công nghiệp ô tô dự kiến sẽ có những bước chuyển mình lớn trong những năm tới. Một báo cáo tháng 10/2020 từ McKinsey kết luận rằng các nhà sản xuất ô tô sẽ mơ ước những cách thức mới để bán xe và tạo ra doanh thu thông qua các ứng dụng và dịch vụ đăng ký. Ở một khía cạnh nào đó, chiếc xe của tương lai nghe có vẻ giống như một chiếc smartphone có gắn bánh xe.
“Đó là một phần lý do tại sao không có thời điểm nào tốt hơn bây giờ để một nhà sản xuất điện tử thử chế tạo ô tô”, Marc Sachon, giáo sư tại Trường Kinh doanh IESE ở Barcelona, người nghiên cứu về ngành ô tô, cho biết. Hệ thống truyền động của xe điện đơn giản hơn hệ thống đốt trong, với ít thành phần hơn và ít bước lắp ráp hơn. Chuỗi cung ứng xe điện cũng được quản lý đơn giản hơn so với chuỗi cung ứng xe hơi thông thường, thứ lâu nay đã là một trong những năng lực cốt lõi của các nhà sản xuất ô tô lâu đời. Và theo ông Sachon, Trung Quốc đang có một hệ sinh thái xe điện mạnh mẽ, từ pin đến phần mềm và thậm chí cả việc sản xuất các linh kiện.
Trung Quốc có vị trí đặc biệt tốt để dẫn đầu xu hướng điện khí hóa. Đất nước này đã có một số nhà sản xuất pin tiên tiến nhất thế giới, bao gồm CATL và BYD, những đơn vị sau này cũng sản xuất ô tô. Các nhà sản xuất ô tô trong khu vực nhờ đó có thể đạt được lợi thế về sự hiểu biết, kinh nghiệm và khai thác các công nghệ pin mới chỉ nhờ sự gần gũi – giống như cách các công ty phần mềm được lợi khi ở gần các công ty thiết kế chip.
Đất nước này vốn cũng đã là một điểm nóng về xe điện, với các công ty sản xuất nổi tiếng như BYD, NIO và Xpeng đang ngày càng thách thức vị trí dẫn đầu thị trường của Tesla. Một trong những chiếc xe phổ biến nhất của Trung Quốc là Wuling Hongguang Mini EV, phương tiện dành cho hai người có giá chỉ khoảng 5.000 USD. Doanh số bán xe điện ở Trung Quốc đã tăng mạnh nhờ trợ cấp của chính phủ và vượt xa bất kỳ quốc gia nào khác, chiếm 14,8% doanh số bán xe hơi của Trung Quốc, tăng 169% so với cùng kỳ năm 2020, theo dữ liệu từ Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc. Trong khi đó, xe điện mới chỉ chiếm 4,1% doanh số bán xe hơi ở Mỹ vào năm 2021 và khoảng 10% ở EU .
Các công ty sản xuất điện tử tiêu dùng đang ngày càng coi lĩnh vực ô tô là lãnh thổ của họ, vì sự kết nối và tin học hóa ngày càng tăng của những chiếc ô tô hiện đại. Các nhà sản xuất ô tô thông thường, những người đã tạo dựng và gắn liền vận mệnh của mình trên những chiếc xe ít có khả năng thay đổi sau khi mua, đã và đang chậm chạp trong việc thích ứng với những khả năng mới được cung cấp bởi phần mềm và sự kết nối.
Video đang HOT
Xe điện sẽ là những chiếc smartphone trên bánh xe?
Nhiều công ty nhận ra cơ hội để thách thức và thay đổi hiện trạng này. Bên cạnh việc được cho là tự xây dựng chiếc ô tô của riêng mình, Apple đang phát triển phần mềm thông tin giải trí dành cho ô tô ngày càng tiên tiến. Alphabet (công ty mẹ của Google) đã đầu tư hàng triệu USD để phát triển phần mềm cho ô tô tự lái thông qua công ty con Waymo. Và một số công ty công nghệ lớn cũng đang tự thiết kế những chiếc xe của mình. Vào tháng 3 vừa qua, Sony đã công bố kế hoạch sản xuất ô tô điện với sự hợp tác của Honda.
Nhưng nếu mọi thứ mới đang dần được “hâm nóng” ở những nơi khác, thì tại Trung Quốc nó đã “sôi sùng sục”. Huawei, Tencent, Alibaba và những gã khổng lồ công nghệ đã có thỏa thuận phát triển phần mềm và dịch vụ với các nhà sản xuất ô tô. Xiaomi cũng công bố kế hoạch vào tháng 10 năm ngoái để chế tạo bốn loại xe điện khác nhau và theo một số báo cáo, Oppo cũng có tham vọng tương tự. Đầu tháng này, JiDU, một công ty được thành lập bởi nhà sản xuất ô tô Geely và gã khổng lồ tìm kiếm Baidu, đã tiết lộ phương tiện đầu tiên của mình, được gọi là ROBO-1. Baidu đã đầu tư rất nhiều vào trí tuệ nhân tạo để hoàn thiện công nghệ tự lái với sự khuyến khích của chính phủ Trung Quốc, một trong những lý do khiến họ tự coi mình như một nhà khởi nghiệp về sản xuất ô tô.
“Xe điện và lái xe tự hành kết hợp với nhau thực sự tạo ra cơ hội cho các công ty như Foxconn, Xiaomi…”, Gregor Sebastian, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator, một tổ chức nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Âu , cho biết.
Một nghiên cứu từ Sebastian và các đồng nghiệp được công bố vào tháng 5 kết luận rằng việc chuyển đổi sang xe điện có thể có tác động sâu sắc đến quan hệ thương mại giữa EU và Trung Quốc trong những năm tới. Và nó có khả năng biến EU từ một nhà xuất khẩu ròng thành một nhà nhập khẩu ròng trong lĩnh vực phương tiện đi lại. Tesla sản xuất nhiều ô tô điện nhất ở Trung Quốc để phục vụ cho mục đích xuất khẩu, nhưng các nhà sản xuất tại Trung Quốc đang dần bắt kịp. NIO, công ty có trụ sở chính tại Thượng Hải, được cho là đang tìm cách thiết lập năng lực sản xuất ở Mỹ và Châu Âu. Và Foxconn cho biết họ có kế hoạch sản xuất ô tô tại một nhà máy lớn ở Ohio, Mỹ do GM từng điều hành trước đây.
Về mặt lý thuyết, Foxconn có vẻ đã có đủ điều kiện để bắt đầu sản xuất ô tô. Nhưng vẫn có những thách thức quan trọng cần vượt qua.
Chuyên môn của Foxconn nằm ở việc khai thác sức lao động của con người, đôi khi với chi phí lớn, để lắp ráp các thiết bị phức tạp. Điều này về cơ bản khác với công việc tự động hóa trong quá trình sản xuất ô tô và Foxconn đã phải vật lộn để đưa nhiều robot hơn vào dây chuyền sản xuất của mình trong quá khứ. Xe điện dễ sản xuất hơn xe thông thường, với ít bộ phận cần thiết để lắp ráp hơn, nhưng để sản xuất đủ số lượng xe theo tiêu chuẩn lại rất khó, đặc biệt khi lợi nhuận mang lại đối với hầu hết các hãng xe hơi là khá mỏng.
Sự khác biệt cốt lõi của xe điện trong tương lai sẽ là phần mềm và khả năng kết nối.
Mike Juran, Giám đốc điều hành của Altia, một công ty sản xuất phần mềm phát triển giao diện người dùng cho ô tô và các sản phẩm khác, cũng cảnh báo rằng ô tô về cơ bản khác với các thiết bị nhỏ hơn, đặc biệt trong trải nghiệm về tốc độ. Juran đã chỉ ra sự phức tạp của giao diện màn hình cảm ứng trong một số mẫu xe hơi, và ông nói rằng: “Đây không phải là những chiếc smartphone có bánh xe. Mà nó là những chiếc xe với công nghệ phải phù hợp với từng nhiệm vụ ở hiện tại, và trên thực tế, đó là ranh giới giữa sự sống và cái chết.”
Giá cổ phiếu của Foxconn dường như không tăng nhiều từ các kế hoạch sản xuất ô tô của hãng, thậm chí đã giảm gần 20% trong năm qua do ảnh hưởng của thị trường chứng khoán nói chung. Công ty có thể coi sản xuất ô tô là một cách để mở rộng phạm vi sản xuất và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của mình, nhưng nỗ lực này sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư đáng kể vào năng lực sản xuất mới và có thể sẽ mất nhiều năm để thành công. Chủ tịch của Foxconn, Young Li, đã nói rằng công ty có kế hoạch xây dựng một chuỗi cung ứng pin tại Cao Hùng. Và trong khi ngành công nghiệp xe hơi của Trung Quốc là ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới, doanh số bán xe mới đã giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 4/2022, và hiện tại có rất ít công ty Trung Quốc thành công ở nước ngoài.
Bruce Belzowski, giám đốc điều hành tại Automotive Futures Group, một công ty tư vấn trong ngành, cho biết sản xuất ô tô là một bước nhảy vọt lớn đối với Foxconn và các công ty công nghệ khác vì nó quá chuyên biệt và khó khăn.
“Ở một số khía cạnh, nó có ý nghĩa, nhưng ở những khía cạnh khác thì không”, ông nói. Belzowski gợi ý rằng các công ty công nghệ đang tìm cách tham gia sản xuất ô tô ở Trung Quốc có thể hy vọng vào những đột phá kỹ thuật giúp họ vượt lên trước các đối thủ nước ngoài, chẳng hạn như sự gia tăng về dung lượng pin. Nhưng, những đột phá như vậy không được đảm bảo.
Và có thể sẽ không có nhiều công ty tìm cách thuê ngoài việc sản xuất ô tô theo cách mà các công ty điện thoại vẫn làm. Sebastian cho biết, tình trạng thiếu chip và nguyên liệu thô đã khiến các nhà sản xuất ô tô muốn tranh giành quyền sở hữu chuỗi cung ứng nhiều hơn, chứ không phải ít hơn. Ông cũng cảnh báo rằng những lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu và khả năng tiếp cận thị trường có thể làm phức tạp thêm nỗ lực của các công ty Trung Quốc trong việc xuất khẩu, chế tạo và bán xe ở EU và Mỹ. “Họ rõ ràng là mang đến những thứ khác biệt, nhưng cuối cùng tôi tin rằng họ cũng sẽ phải chiến đấu trong một trận chiến khó khăn”, ông nói thêm.
Tuy nhiên, nếu Foxconn có thể tạo ra bước nhảy vọt và khi Trung Quốc trở thành một lực lượng mới của công nghiệp ô tô đang phát triển, thì các công ty khác sẽ có cái nhìn tốt hơn. Sachon dự đoán về một tương lai khi Foxconn sản xuất hàng triệu chiếc ô tô tiêu chuẩn hóa với chi phí thấp, sau đó được phân biệt thông qua phần mềm giống như những chiếc điện thoại hình chữ nhật được làm bằng nhựa và thủy tinh đã thay đổi lịch sử của smartphone. Và nếu Apple cuối cùng cũng đưa ra thị trường một chiếc ô tô, thì Foxconn có thể được định vị là đơn vị lý tưởng để sản xuất nó.
“Nếu Foxconn có thể làm được điều này, các nhà sản xuất phụ tùng gốc (OEM) đã thành lập sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh về giá cả”, ông nói.
Mở ra không gian màu sắc đương đại với TV The Serif
Các sản phẩm điện tử hiện đại không chỉ tích hợp các công nghệ tiên tiến nhất mà còn thể hiện gu và độ thẩm mỹ của gia chủ.
Trong những năm gần đây, người dùng đã quá quen thuộc với phong cách thiết kế của các mẫu Smart TV với viền mỏng, chân chữ V. Nhìn chung, những nét đặc trưng này khiến cho các sản phẩm nhanh chóng trở nên khá nhàm chán và khó có thể phân biệt giữa các thương hiệu. Do đó, các tín đồ đam mê công nghệ đang khao khát sở hữu một sản phẩm khác biệt, mang đậm dấu ấn cá nhân.
TV The Serif sở hữu công nghệ màn hình siêu nét, thiết kế siêu lạ mắt.
Nắm bắt được nhu cầu này, dòng TV The Serif của Samsung đã nhanh chóng thỏa mãn tất cả các tiêu chí: vừa tích hợp công nghệ hiện đại, vừa giúp cách mạng hóa phong cách cá nhân trên từng sản phẩm.
Cá nhân hóa cho từng phong cách
Bên cạnh những tính năng hiện đại nhất, những người dùng công nghệ nói chung và những gia chủ có gu luôn mong muốn thể hiện được phong cách, cá tính của mình thông qua từng sản phẩm nội thất.
Thiết kế hình chữ I với phần viền mở rộng, tạo điểm nhấn cho căn phòng.
Để dễ dàng đáp ứng được đa phong cách - đa thẩm mỹ cho mọi gia đình, sản phẩm TV có 3 màu trendy, dễ dàng kết hợp để đem lại phong cách đương đại, mang đậm tính cá nhân cho gia chủ.
Đầu tiên là màu Hồng Sáng tạo, phù hợp cho những chủ nhà thích phong cách nhẹ nhàng, trang nhã. Tiếp đó, phiên bản màu Xanh Thời thượng sẽ dễ dàng giúp người dùng thể hiện lối sống mạnh mẽ, thời trang và trẻ trung. Trong khi đó, phiên bản màu thứ ba - Trắng tinh tế sẽ giúp mọi chủ nhân thể hiện được phong thái lịch lãm, tinh tế ngay trong căn phòng riêng tư này.
Fan siêu anh hùng còn được tặng kèm mô hình cực xịn khi mua TV The Serif ngay trong tháng 8 này.
TV The Serif được đánh giá là một tác phẩm công nghệ phá cách, khác biệt với thiết kế viền đặc biệt, có thể để các mô hình trang trí lên TV. Từ đó, cá nhân hóa đam mê, tính cách của chủ nhân. Với dòng sản phẩm này, các fan hâm mộ Series phim "bom tấn" Marvel và Disney có thể tùy ý trang trí TV cùng các mô hình được tặng kèm khi mua sản phẩm, nhanh chóng "hô biến" phòng khách/ phòng ngủ/ phòng làm việc trở thành vũ trụ nhỏ của riêng mình.
Gia chủ có thể tùy ý trang trí TV với các mô hình theo sở thích.
Và để thiết kế mặc định dễ dàng kết hợp hài hòa với bài trí căn phòng, TV The Serif còn được tích hợp chế độ Ambient Mode siêu thông minh với 20 nội dung được thiết kế bởi anh em nhà Bouroullec. Khi tắt, Magic Screen cho phép người dùng biến đổi màn hình TV cho phù hợp với nền xung quanh và thông tin hữu ích như thời tiết, ngày và giờ. Từ đó, tạo nên trải nghiệm đồng nhất và ấn tượng nhất cho bất cứ phong cách nội thất nào.
Công nghệ hình ảnh tiên tiến nhất của Samsung
Là thương hiệu đi đầu về công nghệ màn hình, TV The Serif của hãng được tích hợp công nghệ QLED mới nhất và hiện đại nhất. Công nghệ này mang đến cho người xem những hình ảnh cực sống động, chân thực, rõ nét. Dù là những trận cầu lửa cuồng nhiệt hay những bộ phim giải trí, MV ca nhạc sôi động,... thiết bị vẫn dễ dàng mang đến những màn trình diễn ấn tượng nhất.
Sản phẩm trang bị công nghệ màn hình QLED - đem tới trải nghiệm hình ảnh tuyệt vời.
Không chỉ mang đến trải nghiệm hình ảnh đỉnh cao, sản phẩm còn trang bị công nghệ màn hình chống phản chiếu ánh sáng (Matte Display), giúp bảo vệ mắt người dùng khi theo dõi các chương trình giải trí trong thời gian dài. Đây là một trong những tính năng được các chuyên gia đánh giá cao trên TV The Serif.
Tựu trung lại, sự kết hợp giữa công nghệ và thiết kế đột phá của máy có thể dễ dàng chạm tới từng nấc thang cảm xúc và truyền cảm hứng tới cho người dùng.
Smart TV hiện đại của Samsung nhanh chóng phá bỏ phong cách thiết kế truyền thống, mang lại cho người dùng một sản phẩm thỏa mãn cả vẻ đẹp đương đại lẫn tính năng cao cấp, an toàn cho mắt. The Serif chính là dòng Smart TV tiên phong cho sự đổi mới, phá cách này.
Reuters: Công nhân Samsung Việt Nam trước làn sóng sụt giảm nhu cầu hàng điện tử toàn cầu Reuters: Công nhân Samsung Việt Nam trước làn sóng sụt giảm nhu cầu hàng điện tử toàn cầu Samsung Electronics đang thực hiện cắt giảm hoạt động sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam trong bối cảnh các nhà bán lẻ "vật lộn" với tình trạng hàng hóa tồn kho tăng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy...