iPhone bị nhiều nhà mạng quay lưng
Một trong những quan ngại lớn nhất về cổ phiếu Apple chính là mối nguy hại khi lợi nhuận biên siêu cao của hãng này đang dần rơi rụng khi mà công ty bán các sản phẩm ít lợi nhuận hơn và thị trường smartphone bước sang một giai đoạn phát triển mới.
iPad của Apple đang có dấu hiệu sụt giảm lợi nhuận biên so với iPhone. Và iPad Mini, sản phẩm được cho rằng sẽ ngốn mất doanh số của iPad màn hình lớn, giống như việc giảm lợi nhuận biên (hay ít nhất là giảm số tiền kiếm được) so với iPad màn hình lớn.
Khi mà Apple càng bán được nhiều iPad hơn trong “rổ” sản phẩm của mình, lợi nhuận biên sẽ giảm hơn.
Một cú đánh lớn vào lợi nhuận biên của Apple có thể sẽ đến từ iPhone, sản phẩm hiện đang đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho Apple.
Từ khi ra mắt iPhone vào năm 2007, Apple vẫn giữ được mức giá 600 USD cho iPhone, nhờ vào sự vượt trội của iPhone so với các điện thoại khác, các nhà mạng ở các thị trường chính và khao khát của người dùng với chiếc điện thoại này.
Thế nhưng, thị trường smartphone đã bước vào một giai đoạn phát triển mới, khi mà giá là một vấn đề được người dùng cực kỳ quan tâm khi mới bắt đầu sử dụng smartphone. Các đối thủ của Apple đã đuổi kịp hãng và các nhà mạng ở một số quốc gia bắt đầu giảm trợ giá cho iPhone.
Vì những lý do trên, các smartphone Android đã qua mặt Apple khá xa trên thị trường toàn cầu. Hiện nay, Android chiếm 75% thị phần smartphone toàn cầu, so với 15% của Apple.
Nhu cầu smartphone giá rẻ ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số thị trường mới phát triển như Việt Nam, sẽ tiếp tục gia tăng. Đó cũng là mảng thị phần phát triển nhất sẽ tiếp tục gia tăng trong vòng vài năm tới. Nếu muốn tiếp tục giữ được thị phần, Apple có thể buộc phải hạ giá smartphone.
Cùng với đó, khi mà một số nhà sản xuất smartphone như Samsung đã bằng hoặc vượt Apple, Apple đang mất dần giá trị với các nhà mạng.
Sự trợ giá của nhà mạng ở các thị trường như Mỹ và châu Âu đã giúp iPhone tới vừa tầm tay của nhiều người tiêu dùng và đem lại lợi nhuận khổng lò cho Apple. Tuy vậy, ở một số thị trường, nhà mạng bắt đầu giảm hoặc bỏ chính sách trợ giá, khiến cho iPhone trở nên đắt đỏ hơn.
Video đang HOT
Giá cả là một yếu tố tác động cực mạnh tới quyết định chọn mua smartphone của người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi.
Và giờ đây, một số nhà mạng bắt đầu đẩy gánh nặng chi phí về phía Apple. Các nhà mạng này từ chối phân phối iPhone, trừ phi Apple cắt giảm các yêu cầu về tài chính.
Nhà mạng dẫn đầu ở Nga, OAO Mobile Telesystems, chưa hề bán iPhone 5 theo dạng hợp đồng.
OAO đã bán tất cả các phiên bản trước của iPhone. Nhưng nhà mạng này cho rằng yêu cầu của Apple đang khá cao.
Nhà phân tích Denis Kuskov của hãng nghiên cứu Telecomdaily cho biết “Apple không những đẩy phần chi phí quảng cáo cho nhà mạng, mà còn bắt họ phải trả chi phí vận chuyển, lưu kho và chi phí sửa chữa. Kết quả là, các nhà mạng phải bán thiết bị ở mức giá cao, hoặc chịu lỗ khi bán hàng”.
Nhà mạng lớn thứ 2 của Nga cũng sẽ không bán iPhone 5. Nhà mạng này đã ngừng bán iPhone từ năm 2010.
Và mới nhất, Apple phải chịu sự từ chối khá phũ phàng từ nhà mạng lớn nhất Trung Quốc: China Mobile.
Các nhà đầu tư phố Wall đã chờ đợi Apple ký hợp đồng với China Mobile hàng năm trời, để có thể mở cửa cho iPhone được bán tới tay hơn 650 triệu thuê bao của nhà mạng này.
Hai hãng này vẫn đang thảo luận, nhưng họ chưa đạt được một thỏa thuận nào cả. Dựa theo những lời CEO của China Mobile nói tuần trước, chướng ngại vật không phải chỉ là công nghệ (do China Mobile chạy mạng khác với chuẩn quốc tế).
CEO Li Yue nói: “Bên cạnh những vấn đề kỹ thuật, mô hình kinh doanh và chia sẻ lợi nhuận cần những cuộc đàm phán sâu hơn”.
CEO Li Yue của China Mobile.
Thị trường smartphone sẽ phát triển cực mạnh vào vài năm tới, nhờ vào lực đẩy từ Ấn Độ và Trung Quốc, và một số thị trường mà giá bán là một vấn đề cực lớn với những người muốn mua smartphone.
Nếu Apple muốn tham gia vào giai đoạn phát triển này, hãng cần phải giảm giá bán hoặc giảm những lợi ích kinh tế mà hãng đang yêu cầu nhà mạng hay các đối tác.
Apple không gặp vấn đề gì cả. Sự suy giảm giá cổ phiếu gần đây của Apple chỉ phản ánh phần nào sự sụt giảm lợi nhuận biên của hãng mà thôi. Apple vẫn đang có một kho tiền khổng lồ, và hãng có thể chịu giảm lợi nhuận biên để có thể phát triển tốt hơn.
Nhưng cái ngày mà Apple cứ liên tục tăng trưởng lợi nhuận biên theo chiều mũi tên thẳng đứng đang sắp kết thúc. Dù có thế nào, thì trong vòng vài năm tới, lợi nhuận của Apple sẽ lớn chậm hơn nhiều so với doanh thu.
Theo Genk
Lộ diện 1 nguyên nhân khiến cổ phiếu Apple tụt dốc
Nhà mạng số 1 thế giới, tính theo lượng thuê bao, China Mobile đang làm khó Apple trong việc đưa iPhone 5 lên nhà mạng này.
Động thái trên là một trong những nguyên nhân đấy cổ phiếu Apple rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
CEO Li Yue của China Mobile nói "Công nghệ không phải là vấn đề. Đó chủ yếu là về mô hình kinh doanh và chia sẻ lợi nhuận".
Mặc dù China Mobile sử dụng mạng TD-SCDMA khá khác biệt với GSM và CDMA phổ thông, khiến cho các hãng sản xuất phải chế tạo các thiết bị di động riêng biệt để hoạt động trên mạng này. Tuy nhiên, chính CEO của hãng lại không cho rằng công nghệ là vấn đề cản trở hợp tác giữa hai công ty.
Thực tế, China Mobile cũng đang sở hữu 15 triệu thuê bao iPhone. Dù rằng số thuê bao này mua iPhone ở chợ đen và chỉ sử dụng được mạng 2G.
Apple hiện đang phân phối iPhone qua 2 nhà mạng nhỏ hơn là China Unicom và China Telecom qua hình thức trợ giá. iPhone 5 sẽ được 2 nhà mạng này bán ra trong vài ngày sắp tới.
Trong khi đó, đối thủ Nokia lại rộn ràng tuyên bố việc sẽ bán biến thể của smartphone Lumia 920 tại thị trường Trung Quốc qua China Mobile. Lumia 920 trở thành smartphone Windows Phone 8 đầu tiên được bán ở nhà mạng có tới 79,3 triệu thuê bao 3G này.
Trước đây, China Mobile từng hứa hẹn mạng 4G LTE của hãng này sẽ theo chuẩn quốc tế, giúp Apple không cần phải sản xuất biến thể của iPhone để chạy trên mạng của hãng.
Tuy nhiên, điều đó cũng chẳng che giấu được sự không mặn mà của nhà mạng số 1 thế giới với hãng công nghệ hàng đầu thế giới Apple.
Ở vị thế nắm hàng trăm triệu thuê bao di động, China Mobile không cần phải quá nhún nhường Apple để được bán chiếc điện thoại đang được trông ngóng ở rất nhiều nước khác như iPhone 5.
Lời của CEO Li Yue có thể hiểu là nhà mạng này đang muốn Apple giảm giá bán cho mình hơn nữa, chứ không chịu chấp nhận trợ giá cho iPhone để bán cho người tiêu dùng.
Mô hình kinh doanh truyền thống của các nhà mạng bán iPhone thường là nhà mạng chịu phần chi phí giảm giá (ví dụ: từ 599 USD xuống 199 USD) để được bán iPhone. Đổi lại, nhà mạng sẽ kiếm tiền từ số tiền cố định hàng tháng trừ vào hóa đơn cước của người dùng.
Ở đây, China Mobile đang có rất nhiều nhà sản xuất smartphone khác sẵn sàng trao cho họ mức giá "mềm" để có thể bán sản phẩm trên nhà mạng này.
Hơn nữa, cũng phải thừa nhận một điều rằng khoảng cách giữa hiệu năng của một số sản phẩm Android đã bằng hoặc vượt qua iPhone. Dẫn tới việc các nhà mạng không nhất thiết phải "rước" cho bằng được iPhone về cho thuê bao của mình.
Hơn bao giờ hết, sức ép từ các đối thủ Android đang khiến Apple phải chịu khó khăn. Và Apple giờ đây có hai lựa chọn: Giảm giá iPhone để cạnh tranh (điều hiếm có trong từ điển của Apple) hoặc bán iPhone không qua trợ giá (sẽ bán được ít thiết bị hơn).
Theo Genk
2013: Điện thoại Sony sẽ có những gì? Năm 2012 đánh dấu sự tăng trưởng ấn tượng của Sony trong lĩnh vực sản xuất smartphone chạy hệ điều hành Android. Hãng điện tử Nhật Bản đã tung ra rất nhiều model đủ chủng loại và dự kiến sẽ công bố các "flagship" mới của mình là Sony Yuga và Odin vào đầu năm sau. Tuy nhiên, một số người dùng trên...