iPhone bắt đầu ế khách, dân tình thất vọng
Nhà Táo gây thất vọng lớn khi lượng iPhone bán ra giảm 26% so với quý trước.
Apple vừa công bố báo cáo tài chính trongquý thứ III (từ 25/3 đến 25/6) với con số bất ngờ.
Nhà Táo đạt doanh thu 35 tỷ USD (~ 735.000 tỷ đồng) và lợi nhuận ròng 8,8 tỷ USD (~ 184.800 tỷ đồng) – thấp hơn dự đoán của giới chuyên môn.
Doanh thu tại một số thị trường quan trọng như châu Âu và Trung Quốc đang tụt giảm mạnh.
Dù vượt xa những đối thủ khác trên thị trường song doanh thu của Apple bất ngờ rơi vào chu kỳ tăng trưởng chậm nhất từ giữa năm 2009 đến nay.
Các nhà đầu tư cảm thấy thất vọng trước thành tích trên và giá cổ phiếu Apple đã giảm gần 6% vào hôm qua (24/7).
Apple đã tẩu tán hết 26 triệu chiếc iPhone (thấp hơn dự đoán 28,4 triệu chiếc) trên toàn thế giới, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, lượng iPhone bán được giảm 26% so với quý trước, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh thu và lợi nhuận. Việc này xuất phát từ tâm lý chờ đợi iPhone 5 và có thể lặp lại vào quý sắptới.
Bên cạnh đó, 17 triệu chiếc iPad được bán ra, tăng trưởng 84% so với cùng kỳ năm ngoái.
Apple bánđược 4 triệu máy Mac (tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái) nhưng phân khúc máy tínhđể bàn (iMac, Mac Pro) lại giảmđến19%.
Tình hình kinh doanh iPod cũng không mấy khả quan, chỉ bán được 6,8 triệu máy và giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý vừa qua, iPhone chứng tỏ vị trí chiến lược khi đóng góp 45,7% trong tổng doanh thu.
Video đang HOT
Đối với quý tài chính thứ IV,nhà Táo được dự đoán sẽ tiếp tục xuống dốc thêm nữa.
So sánh doanh thu của từng sản phẩm
Theo VNE
Hàng loạt cuộc thi tìm kiếm tài năng 'chết yểu' vì ế khách
Sao Mai điểm hẹn ngày càng nhạt, "Vietnam Idol" nguy cơ bị "The Voice" lấn át, thực tế này không chỉ ở Việt Nam mà nhìn ra thế giới cũng thấy quy luật đào thải khắc nghiệt ở các cuộc thi.
Trong những năm gần đây, sự ra đời của hàng loạt các cuộc thi âm nhạc, vũ đạo, tài năng nói chung được xem như một tín hiệu mừng cho truyền hình thế giới bởi khán giả có nhiều sự lựa chọn khác nhau để tìm đến một chương trình mình yêu thích. Thế nhưng đây cũng là một thách thức của những người làm chương trình, thậm chí những cuộc thi lớn như The Voice, Idol, Got Talents, Next Top Model... Vì nếu họ không đổi mới, không có sự khác biệt so với những chương trình khác, chắc chắn sẽ khó mà "mua" được sự kiên nhẫn của người xem.
Những cái "chết yểu" trên truyền hình
Không chính thống là cuộc thi tìm kiếm tài năng nhảy đầu tiên của truyền hình, thế nhưng So you think you can dance đã thực sự tìm thấy ngôi vị của mình với danh hiệu chương trình thi nhảy xuất sắc nhất. Kéo dài đến mùa thứ 9, So you think you can dance vẫn một mình ung dung trên mặt trận không đối thủ. Dĩ nhiên, sức nóng của sân chơi này nhanh chóng trở thành động lực cho hàng loạt cuộc thi với sự tương đồng nhất định ra đời như Live To Dance, Don"t Stop Believin"... Thế nhưng, số phận các cuộc thi ra đời sau không may mắn được như thế.
Live to dance và kế hoạch lật đổ So you think you can dance bất thành.
Live To Dance được giới thiệu với khán giả Mỹ vào đầu năm 2011 trên kênh truyền hình CBS, do cựu giám khảo của American Idol là Paula Abdul tổ chức với tham vọng sẽ lật ngôi vương của So you think you can dance. Tuy nhiên sức hút yếu và bị khán giả "ghẻ lạnh" nên thời điểm kết thúc mùa thi đầu tiên, cũng là lúc mà quyết định khai tử cho chương trình được tung ra. Rơi vào hoàn cảnh tương tự là show thi thố vũ đạo rùm beng một thời tại Anh - Don"t stop believin". Sau khi cố gắng hoàn thành mùa giải đầu tiên, cuộc thi không thể được duy trì.
Không chỉ là những cuộc thi ở Anh, Mỹ mà ở châu Âu, châu Á và cả Việt Nam, nhiều sân chơi tìm kiếm tài năng cũng rơi vào trường hợp đóng cửa vĩnh viễn hoặc ngoắc ngoải tồn tại.
Chưa dừng lại ở đây, những chương trình lớn cũng đang đi vào oan gia ngõ cụt vì sự bảo thủ, không chịu cải tiến, ví dụ điển hình là American Idol. Qua 11 mùa thực hiện, rating của chương trình dù vẫn dẫn đầu trong danh sách các chương trình tìm kiếm tài năng phát sóng trên truyền hình Mỹ, nhưng đã giảm đi ít nhiều, các thí sinh nổi bật cũng không xuất hiện là bao.
Khi mà Idol đang dần mất đi sức hút, cũng là lúc The Voice xuất hiện với tham vọng thay thế ngôi vị đế vương này. Không còn vị trí cho những trò thí sinh "mua vui" khán giả, The Voice đi thẳng ngay vào công việc với những tài năng âm nhạc thực sự và nỗ lực thỏa mãn người yêu nhạc khắp nơi.
Sáng bừng sức sống lặn mất tăm sau mùa đầu tiên.
Tuy vậy, không phải The Voice ở phiên bản nước nào cũng thành công, đặc biệt ở một số quốc gia, sau khi tạo được nhiều tiếng vang ban đầu, The Voice dần về sau cũng đuối khi rating liên tục giảm.
Ở những nước phát triển, cụ thể như ở Anh, nơi mà X Factor đang thống trị tuyệt đối rating truyền hình cho những show ca hát, việc du nhập của The Voice vào thị trường âm nhạc khó tính bậc nhất này là một việc hết sức khó khăn, nhất là khi mà format của chương trình vẫn chưa tìm được thế mạnh và nét riêng của mình để phát triển ở thị trường Anh. Mùa giải thứ nhất của The Voice Anh trôi qua trong quá ít biến động. Mùa The Voice thứ hai ở Anh cũng do rating quá thấp nên đành phải ngưng trệ vô thời hạn.
Tại Việt Nam, ví dụ rõ ràng cho nhất là cuộc thi tìm kiếm nhóm nhạc nữ Sáng bừng sức sống do công ty Early Riser tổ chức. Từng hứa hẹn sẽ tiếp tục tái ngộ khán giả, nhưng mãi đến qua nửa cuối năm nay, thông tin về mùa thứ 2 vẫn là một dấu chấm hỏi rất lớn. Kéo dài lê thê từ giữa năm 2011 cho đến đầu năm 2012, cuộc thi Vua hài đất Việt vẫn chưa có cái hẹn cho hồi kết sau nhiều lần ngừng phát sóng, bản thân chương trình cũng không tạo được sức nóng như lời hứa hẹn của ban tổ chức. Một cuộc thi có tên gọi là Siêu sao Việt Nam cũng lặn mất tăm sau một lần tổ chức vào năm 2009 với nhiều scandal hơn là thành quả.
Hợp ca tranh tài - một cuộc thi có bản quyền từ nước ngoài sau khi kết thúc khá nhạt nhẽo vào mấy tháng trước cũng chưa có kế hoạch lên sóng trở lại, trong khi đó, những cuộc thi như Sao Mai điểm hẹn, Ngôi sao tiếng hát truyền hình... lại ì ạch trong việc đổi mới để tìm lại ánh hào quang đã mất.
Đi tìm lời giải
Không có lời giải thích nào có thể đủ sức lý giải về sự thất bại của những cuộc thi tài năng nói trên, bởi xét cho cùng, có quá nhiều căn bệnh cần được đem ra để mổ xẻ.
Với những khán giả trung thành của American Idol, không quá khó để nhận ra thực tế rằng chương trình này đang dần bị xói mòn theo năm tháng với những chiêu trò đã quá cũ và dễ đoán. Khán giả Mỹ đã bắt đầu chán ngán với những thí sinh lố bịch vòng loại tương tự nhau năm này sang tháng nọ. Họ cũng chẳng còn thiết tha với những vòng chung kết loại trừ tẻ nhạt thiếu màu sắc dàn dựng sân khấu. Rõ ràng, những đầu tư mạnh tay để đầu tư cho sân khấu không đủ để giúp Idol lấy lại sức hút của mình.
Nhờ đến sự góp mặt của những vị giám khảo nổi tiếng khi lần lượt "thay máu" dàn BGK cũ bằng MC nổi tiếng Ellen Degeneres, nhà soạn nhạc Kara DioGuardi, gần đây nhất là Jennifer Lopez và huyền thoại âm nhạc Steve Tyler. Tuy nhiên, làm không quá 2 mùa, những gương mặt này đều lên tiếng từ bỏ "ghế nóng" của mình vì không tạo được hiệu ứng như mong muốn.
The Voice cũng mất điểm vì quá "lăng xê" dàn huấn luyện viên.
The Voice Mỹ và Anh đánh mạnh vào yếu tố tò mò của người xem ở vòng giấu mặt, nhưng về sau lại mắc phải điểm yếu khác khi quá tập trung vào dàn sao trên ghế giám khảo mà quên đi điều cốt lõi là giúp thí sinh bộc lộ tài năng của mình. Dù gì thì một khi người xem chịu dành ra thời gian để theo dõi một cuộc thi tìm kiếm tài năng ca hát, thì điều mà họ muốn xem là những màn trình diễn có chất lượng, chứ không phải để nghe Christina Aguilera, Cee Lo, Adam Levine và Blake Shelton đả kích nhau từ tập này sang tập khác.
Với những chương trình như Live To Dance và Don"t Stop Believin" hoặc phải đầu tư thích đáng, hoặc có sự sáng tạo nhất định thì e rằng mới đủ sức lôi kéo người xem. Bởi khán giả đâu thể dễ tính để từ bỏ một chương trình mà họ yêu thích như So you think you can dance, để xem một cuộc thi mới được xây dựng như một bản sao chép hoàn hảo?
Có bột mới gột nên hồ
Nhiều cuộc thi tài năng trên truyền hình đang chạy vào cuộc đua làm mới mình bằng hàng loạt cuộc đổi máu từ việc mời người nổi tiếng ngồi vào ghế giám khảo, đầu tư dàn dựng sân khấu, tạo chiêu trò... Nhưng ít ai lại nhận ra rằng, bí quyết hiệu quả nhất để tạo nên một chương trình thành công chính là tìm kiếm được dàn thí sinh chất lượng, đủ sức khiến khán giả hào hứng theo dõi cuộc chiến tìm ra người chiến thắng xứng đáng nhất diễn ra hằng tuần.
American Idol được "vớt vát" rất nhiều nhờ dàn thí sinh trẻ, tài năng và đầy cá tính.
American Idol 11 dù rating không còn như xưa, nhưng vẫn được đánh giá là một mùa giải thành công khi có dàn thí sinh khá đồng đều và có nhiều phong cách khác nhau. Đêm chung kết giữa giọng ca gốc Philipines 16 tuổi Jessica Sanchez và chàng trai tỉnh lẻ Phillip Phillips diễn ra diễn ra khá ngang tài ngang sức, đã cống hiến cho người xem buổi tiệc âm nhạc đầy thú vị. The Amazing Race đã được tổ chức đến 21 mùa và gần như chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, bởi luôn được đầu tư kịch bản quá công phu và hấp dẫn, và không hề có chuyện người chiến thắng không nhận được sự vỗ tay đồng thuận của người xem.
Ở Việt Nam, The Voice vừa ra mắt đã gây ấn tượng nhờ dàn giám khảo đình đám và rất mạnh miệng trong việc đả kích, "chặt chém" lẫn nhau, điều hiếm tìm thấy ở các cuộc thi khác, nếu nói là diễn xuất thì bộ tứ củaThe Voice cũng đã diễn xuất... tự nhiên hơn. Chương trình này cũng không quản thời gian để tìm kiếm, lôi kéo những thí sinh sở hữu chất giọng tốt bỏ qua yếu tố "chai mặt" khi tham gia quá nhiều cuộc thi để thử sức lại ở sân chơi này, cộng với khoản tiền thưởng "khủng".
Vietnam Idol năm thứ tư chịu chi tiền để mời Mỹ Tâm, một trong những ca sĩ được yêu mến nhất Vpop và không ngại đi khắp cả nước để lôi kéo tất cả những ai có tiềm năng thành Thần tượng Âm nhạc như cô nàng Uyên Linh đình đám của năm 2010.
Vietnam"s Next Top Model sau hai mùa thành công và vượt xa đối thủ Siêu mẫu về chất lượng thí sinh và quy mô tổ chức cũng nỗ lực thay đổi và làm mới như sẽ cho thí sinh sang tận Mỹ để chụp ảnh, biểu diễn thời trang, thay đổi kịch bản chương trình trong từng tập hòng lôi cuốn người xem từ đầu đến cuối.
Đến cả cuộc thi Đồ Rê Mí sau nhiều mùa thi cũng đã mạnh tay cải tiến về chương trình như buộc thí sinh hát live, đào tạo các thí sinh thành ca sĩ nhí thực sự chứ không còn là những nhóc tỳ chỉ biết hát nghêu ngao.
Không thể phủ nhận một điều rằng, ngày càng có nhiều chương trình truyền hình xuất hiện, sự cạnh tranh sẽ thêm phần tăng cao. Đồng nghĩa với việc những chương trình mới cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc khẳng định thương hiệu cho riêng mình. Nhưng nếu có đầu tư đúng hướng, không ai có thể nói những "lính mới" này không có cơ hội quật ngã những "lão làng" khác.
Khi truyền hình và những show thực tế đang đi vào giai đoạn bão hòa, những chương trình tìm kiếm tài năng đều cần phải luôn thay đổi để làm mới mình, chiều lòng khán giả, nâng cao chất lượng. Việc giữ vững truyền thống của mình để tạo nét riêng là một sự cần thiết, thế nhưng nếu thiếu sự hòa nhập và chấp nhận thay đổi theo hướng tích cực, bị đào thải chỉ còn là vấn đề thời gian với bất kỳ một chương trình nào.
QUANG HUY - PHƯƠNG GIANNG
Theo Infonet
Dock chơi game 'cổ' cho iPhone Sản phẩm biến chiếc iPhone, hoặc iPad, iPod thành một chiếc máy chơi game NES có thể kết nối với HDTV hỗ trợ chuẩn 1080p. Mẫu thử nghiệm của GameDock. Nhận thấy các game ASTRO, NES cổ xưa xuất hiện ngày càng nhiều trên iOS, các nhà phát triển độc lập đã giới thiệu một mẫu sản phẩm có khả năng biến thiết...