iPhone 5 sử dụng công nghệ cảm ứng mới
Phiên bản iPhone mới của Apple sẽ có màn hình mỏng hơn mẫu cũ nhờ áp dụng công nghệ cảm ứng mới – Ảnh: AFP
Phiên bản iPhone mới của Apple nhiều khả năng có màn hình mỏng hơn nhờ cải tiến công nghệ cảm ứng và sẽ được cho ra mắt vào cuối năm nay, theo tin tức của tờ Dow Jones Newswires (Mỹ) ngày 17.7.
iPhone 5 – tên gọi của mẫu điện thoại mới theo phỏng đoán của nhiều “tín đồ” Apple – hiện đang được sản xuất tại một công ty châu Á, nguồn tin bí mật của Dow Jones Newswirestiết lộ.
Video đang HOT
Màn hình của phiên bản iPhone mới sẽ được áp dụng công nghệ “in-cell”, tích hợp trực tiếp cảm ứng chạm vào màn hình tinh thể lỏng (LCD).
Ông Hiroshi Hayase, chuyên gia tại hãng nghiên cứu thị trường màn hình DisplaySearch cho biết, công nghệ in-cell giúp loại bỏ việc sử dụng màn hình với nhiều lớp cảm ứng riêng biệt, giúp giảm độ dày của màn hình đi một nửa mm.
Công nghệ này cũng sẽ làm tăng chất lượng hình ảnh và cho phép Apple cắt giảm đáng kể chi phí sản xuất do không còn phải mua các lớp cảm ứng và màn hình LCD từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
Apple được cho là sẽ công bố phiên bản iPhone mới vào quý 3 năm nay, khoảng một năm sau khi cho ra mắt phiên bản 4S.
Tập đoàn này đã từ chối bình luận về bản tin nói trên của Dow Jones Newswires.
Theo TN
Màn hình cảm ứng có thể hiển thị nút vật lý
Hãng công nghệ Tactus Technology đã tạo ra công nghệ màn hình cảm ứng mới, cho phép các nút vật lý có thể xuất hiện hoặc biến mất ngay lập tức.
Tại sự kiện công nghệ SID Display Week diễn ra tại Boston vừa qua, Tactus Technology đã công bố công nghệ màn hình cảm ứng xúc giác, cho phép các nút vật lý nổi lên hoặc biến mất khỏi màn hình ngay lập tức. Theo Tactus, các nút này có thể có bất kỳ hình dạng nào, cho phép các nhà sản tạo ra những thiết bị với thiết kế hoàn toàn mới. Công ty này tự hào là người đầu tiên tạo ra một công nghệ sẽ trở thành tính năng phổ biến tiếp theo của ngành công nghiệp.
Tactile Layer - tên gọi Tactus đặt cho loại màn hình mới - thực chất không phải một màn hình cảm ứng. Thay vào đó, nó là một linh kiện mỏng, vừa khít với mặt trên của màn hình cảm ứng sẵn có của smartphone và tablet. Theo Tactus, Tactile Layer phải được cài đặt và tối ưu hóa bởi các nhà sản xuất thiết bị, phải đủ mỏng để không tăng bề dày của smartphone và tablet.
Tactile Layer dày 1 mm, bao gồm nhiều ống nhỏ chứa chất lỏng không độc hại. Bộ điều khiển nhỏ lắp bên trong sẽ tăng khối lượng áp suất tại một số phần của chất lỏng, khiến chúng nổi lên thành các nút thuộc nhiều hình dạng.
Tactus trình bày trong một thông cáo báo chí: "khi được kích hoạt, lớp mỏng biến dạng và các nút sẽ hiện hình với chiều cao, kích cỡ cụ thể và săn chắc trên mặt màn hình. Người dùng có thể sờ, nhấn xuống và tương tác với các nút vật lý này như sử dụng nút của bàn phím thông thường. Các nút sẽ chìm xuống bề mặt và biến mất khi không cần dùng tới".
Tactus cũng tuyên bố mối quan hệ hợp tác với Touch Revolution, một đơn vị của TPK Holding, nhà sản xuất màn hình cảm ứng điện dung lớn nhất thế giới. Tactus hi vọng nghiên cứu của họ sẽ được áp dụng trên nhiều loại thiết bị, thậm chí cả trong công nghệ y tế. Tactile Layer sẽ được cấp phép sử dụng cho các nhà sản xuất thiết bị từ giữa năm 2013.
Theo ITC news