iPhone 14 lock hồi sinh chỉ với 2 triệu đồng
Với mức giá rẻ hơn hàng chính hãng khoảng 10 triệu đồng, iPhone xách tay độ khay SIM đang được nhiều người dùng quan tâm.
Nhiều thợ Việt đã “độ” thành công khay SIM trên iPhone với mức giá 2 triệu đồng. Ảnh: Phương Lâm.
Nhiều người dùng đang chọn chi thêm 2 triệu đồng để độ khay SIM trên iPhone 14 Pro Max bản lock (khóa mạng) xách tay Mỹ vì máy về từ thị trường này không lắp được SIM vật lý.
iPhone 14 Pro Max bản lock Mỹ đang có giá 21 triệu đồng. Con số này thấp hơn hàng chính hãng (VN/A) 10-14 triệu đồng tùy thuộc vào dung lượng và màu sắc.
Chi 2 triệu đồng độ khay SIM
Trao đổi với Zing, anh Quách Minh Hiếu, chủ cửa hàng HLC Store, cho biết giá “độ” khay SIM iPhone 14 lock tại cửa hàng là 2 triệu đồng. Tính tổng giá cả máy và dịch vụ, iPhone 14 qua chỉnh sửa sẽ có giá 23 triệu đồng.
Với mức giá này mỗi ngày cửa hàng bán ra thị trường 3-4 sản phẩm dạng này. Thậm chí, có những ngày ghi nhận tình trạng “cháy hàng” vì không có đủ linh kiện để thay thế.
Chiếc iPhone 14 lock sau khi đã được “độ” khay SIM. Ảnh: Minh Hiếu.
“Tuy có những điểm hạn chế nhưng phiên bản này của iPhone 14 vẫn được nhiều người dùng tìm mua vì sở hữu mức giá rẻ”, anh Hiếu cho biết.
Để thực hiện việc chỉnh sửa, kỹ thuật viên sẽ “cấy” một ổ SIM vào chiếc iPhone 14 lock. Tuy không có khay SIM sẵn nhưng Apple vẫn chừa lại vị trí cắm module ổ SIM và lắp một miếng nhựa vào vị trí này để thay thế.
Vì vậy, để có thể tạo một ổ SIM trên máy, kỹ thuật viên sẽ hàn một khay SIM có thiết kế tương tự như các mẫu iPhone từ thị trường khác lên chân kết nối được chờ sẵn trên dòng máy lock Mỹ.
Theo anh Đào Huy Thành, reviewer của kênh công nghệ Relab, iPhone 14 được sản xuất tại thị trường Mỹ tuy bị loại bỏ khay SIM vật lý, không có khe lắp SIM nhưng vẫn có sẵn chân kết nối chờ.
“iPhone 14 lock không có khe cắm SIM nhưng vẫn có chân chờ trên mainboad để có thể hàn khay SIM vào. Kỹ thuật viên cũng sẽ đấu thêm SIM ghép lên linh kiện được thêm vào”, anh này cho hay.
Video đang HOT
Sau công đoạn chỉnh sửa trên, người dùng chỉ cần bỏ SIM vào để sử dụng bình thường. Máy sau khi được “độ chế” vẫn nhận SIM vật lý, có thể nghe gọi, kết nối Internet bằng dịch vụ của nhà mạng Việt Nam.
Anh Hiếu cũng chia sẻ đa phần iPhone bản lock được xách tay về từ thị trường Mỹ. Năm nay, thiết bị tại thị trường này không còn sử dụng SIM vật lý mà chỉ sử dụng eSIM nên giá giảm mạnh so với iPhone 13 Pro Max lock. Ngoài ra, máy sau khi độ SIM cũng cho chất lượng sóng chỉ bằng 80% so với bản quốc tế.
Mất quyền lợi bảo hành
Ông Phạm Tuấn Anh, đại diện trung tâm bảo hành ủy quyền Apple (AASP) ShopDunk Care tại Việt Nam, việc độ SIM tiềm ẩn nhiều rủi ro vì iPhone đã bị can thiệp vào phần cứng. Thực hiện việc chỉnh sửa này đồng đồng nghĩa với việc nếu máy có phát sinh lỗi người dùng sẽ không còn nhận được bảo hành từ hãng.
“Về lâu dài, việc gắn thêm linh kiện bên ngoài vào thiết bị cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về vấn đề bảo mật trong quá trình liên lạc do liên quan đến SIM”, ông Tuấn Anh tiết lộ.
Vị này cũng nhận định thêm việc thiết kế phần cứng của máy không có khay SIM nên việc tháo lắp SIM trên linh kiện được thêm vào sẽ gặp khó khăn so với sản phẩm có thiết kế SIM vật lý sẵn.
iPhone 14 tại thị trường Mỹ không còn khe SIM vật lý. Ảnh: TechRadar.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Thịnh, đại diện (AASP) Điện Thoại Vui, cũng cho biết iPhone 14 sau khi độ SIM ghép trái phép do các bên không được Apple ủy quyền sẽ không đủ điều kiện để được bảo hành hoặc không đủ điều kiện sửa chữa thay thế dịch vụ chính hãng.
Ông Thịnh cũng cho hay khi thiết bị đã bị can thiệp phần cứng có thể dẫn đến sự hoạt động không ổn định. Việc bóc mở máy không chỉ khiến thiết bị mất đi tính năng kháng nước mà còn có thể dẫn đến phát sinh lỗi xung đột phần cứng không mong muốn.
iPhone lock là iPhone được bán ra kèm hợp đồng của nhà mạng (được quản lý theo số IMEI, phần cứng hoàn toàn như nhau) nên chỉ dùng được SIM của nhà mạng đó. iPhone lock trên thị trường Việt Nam thường là máy từ Mỹ, Nhật Bản.
Những thiết bị này không thể kích hoạt và sử dụng với SIM nhà mạng Việt Nam. Để có thể nghe gọi, sử dụng Internet với nhà mạng Việt, người dùng phải sử dụng một loại linh kiện đặc biệt gọi là SIM ghép để “đánh lừa” chiếc iPhone.
Ngoài SIM ghép, các cửa hàng kinh doanh iPhone lock còn có thể sử dụng mã ICCID (Integrated Circuit Card Identifier). Mã này là một dãy số của sim bao gồm 19 hoặc 20 ký tự được in lên bề mặt của SIM và được lưu vào bộ nhớ của thẻ SIM. Mã số phù hợp sẽ tiến hành mã hóa chiếc iPhone lock, phục hồi các chức năng liên quan đến SIM.
Tại Việt Nam, từng có người bằng cách can thiệp phần mềm, đưa được eSIM vào iPhone khóa mạng. Tuy nhiên cách thức thực hiện này khó khăn, phải khai thác lỗ hổng lập trình của Apple. Thông qua một bản cập nhật, hãng đã có thể dễ dàng vá lỗi.
Với việc loại bỏ khay SIM vật lý, chỉ sử dụng eSIM khiến những chiếc iPhone 14 về từ thị trường Mỹ bắt buộc phải “độ” SIM mới có thể sử dụng để nghe, gọi.
Chi 20 triệu đồng mua iPhone 14 không thể nghe gọi
Nhiều người dùng Việt đã bỏ ra hơn 20 triệu đồng để mua iPhone 14 Pro Max phiên bản khóa mạng hay còn gọi là iPhone lock.
Người dùng Việt quan tâm dòng iPhone 14 Pro Lock vì mức giá rẻ. Ảnh: NVCC.
Trên thị trường, iPhone 14 Pro lock và iPhone 14 Pro Max lock đang có giá lần lượt là 18 triệu đồng và 21 triệu đồng. Mức giá này rẻ hơn 11-13 triệu đồng so với hàng chính hãng cùng phiên bản.
Những mẫu máy này tuy không thể sử dụng SIM của các nhà mạng Việt Nam nhưng vẫn được nhiều người lựa chọn nhằm mục đích trải nghiệm những tính năng mới cũng như camera và các phần cứng khác vẫn hoạt động tốt.
Không thể nghe gọi
Trao đổi với Zing, anh Quách Minh Hiếu, chủ cửa hàng HLC Store, cho biết đa phần iPhone bản lock được xách tay về từ thị trường Mỹ. Năm nay, iPhone 14 tại thị trường này đã không còn sử dụng SIM vật lý mà chỉ sử dụng eSIM nên hiện tại chưa có cách để sử dụng SIM các nhà mạng Việt.
Anh Hiếu cũng cho biết giá iPhone 14 lock năm nay đang thấp hơn rất nhiều so với thế hệ iPhone 13 vào năm 2021. Thời điểm đó, dòng iPhone 13 về Việt Nam vẫn có thể dùng SIM ghép hoặc ICCID (một đoạn mã gồm 19-20 ký tự) để sử dụng như máy quốc tế.
iPhone 14 lock có giá rẻ hơn quốc tế 11-13 triệu đồng. Ảnh: Qùynh Danh.
"Vào năm ngoái, giá bán ra những ngày đầu dao động 32-33 triệu đồng. Năm nay 14 Pro Max lock chỉ có giá 20-21 triệu đồng dù cùng thời điểm. Tuy iPhone 14 lock Mỹ năm nay không có khay SIM nhưng giá lại rẻ hơn hàng chính hãng hơn 10 triệu đồng nên vẫn được người dùng quan tâm", anh này chia sẻ.
Sức nóng của iPhone 14 lock năm nay giảm rõ rệt khi những cửa hàng bán lẻ không dám nhập hàng do không có phương án sử dụng SIM ở Việt Nam.
"Năm nay cửa hàng không nhập máy lock bởi máy về từ thị trường Mỹ không thể sử dụng SIM vật lý, máy về từ các thị trường khác khi lắp SIM ghép hoặc mã ICCID cũng liên tục gặp lỗi", chị Nguyễn Hiền, đại diện cửa hàng Táo Xanh (Hà Nội), cho biết.
Không chỉ các cửa hàng kinh doanh, người dùng cũng không quá mặn mà khi mua một chiếc iPhone hơn 20 triệu đồng nhưng liên tục phải đi lắp lại SIM ghép và nhập mã ICCD mới.
Chị Hiền cũng tiết lộ mỗi chiếc iPhone lock bán ra cửa hàng chỉ lời 500.000-1 triệu đồng.
Mua về để trải nghiệm
Chị Hiền cho biết thêm hiện iPhone 14 lock vẫn được một số khách hàng đam mê công nghệ quan tâm. Những người này không sử dụng máy với mục đích nghe, gọi nên không chú trọng việc không thể lắp SIM và xem máy lock như một chiếc máy phụ.
"Giờ ở đâu cũng có Wi-Fi, nên nhiều người dùng mua máy lock để làm máy phụ và sử dụng thêm một chiếc smartphone nữa làm máy chính", chị này nhận định.
iPhone 14 lock được nhiều người dùng lựa chọn để trải nghiệm mà không cần SIM. Ảnh: Thúy Hạnh.
"iPhone 14 Pro Max trên thị trường đang khan hàng, giá cũng bị đẩy lên cao nên mình chọn hàng lock. Giá máy rẻ hơn hàng chính hãng 10 triệu đồng. Năm nay dòng Pro chống rung khá tốt nên mình chấp nhận chi 20 triệu đồng mua máy để phục vụ nhu cầu quay video TikTok", anh Hữu Khang (Cầu Giấy, TP.Hà Nội) chia sẻ.
Anh Hữu Phúc, nhân viên văn phòng tại TP.HCM, cũng chọn mua máy lock với mục đích chính là để trải nghiệm.
Anh cho biết bản thân đang dùng iPhone 12 Pro, nhưng dòng sản phẩm mới của Apple với tính năng Dynamic Island khiến anh rất hứng thú. Bên cạnh đó, nhờ điều kiện kinh tế cho phép nên anh lựa chọn mua máy lock và sử dụng song song chiếc iPhone 12 Pro để nghe gọi.
Đại diện cửa hàng HLC Store tiết lộ khách hàng tìm đến cửa hàng mua máy lock đa phần với mục đích quay phim, chụp ảnh hoặc phục vụ sở thích cá nhân.
iPhone lock là iPhone được bán ra kèm hợp đồng của nhà mạng (được quản lý theo số IMEI, phần cứng hoàn toàn như nhau) nên chỉ dùng được SIM của nhà mạng đó. iPhone lock trên thị trường Việt Nam thường là máy từ Mỹ, Nhật Bản.
Những thiết bị này không thể kích hoạt và sử dụng với SIM nhà mạng Việt Nam. Để có thể nghe gọi, sử dụng Internet với nhà mạng Việt, người dùng phải sử dụng một loại linh kiện đặc biệt gọi là SIM ghép để "đánh lừa" chiếc iPhone.
Ngoài SIM ghép, các cửa hàng kinh doanh iPhone lock còn có thể sử dụng mã ICCID (Integrated Circuit Card Identifier). Mã này là một dãy số của sim bao gồm 19 hoặc 20 ký tự được in lên bề mặt của SIM và được lưu vào bộ nhớ của thẻ SIM. Mã số phù hợp sẽ tiến hành mã hóa chiếc iPhone lock, phục hồi các chức năng liên quan đến SIM.
Việc chuyển hoàn toàn sang sử dụng eSIM, không có khe cắm vật lý khiến việc "vượt rào" trở nên khó khăn. Chiếc iPhone 14 tại thị trường Mỹ không còn vị trí để người dùng gắn SIM ghép, qua mặt phần mềm kiểm soát.
Tại Việt Nam, từng có người bằng cách can thiệp phần mềm, đưa được eSIM vào iPhone khóa mạng. Tuy nhiên cách thức thực hiện này khó khăn, phải khai thác lỗ hổng lập trình của Apple. Thông qua một bản cập nhật, "Táo khuyết" đã có thể dễ dàng vá lỗi.
Giá iPhone 14 xách tay giảm sâu, xuống thấp hơn chính hãng Tròn một tháng được đưa về Việt Nam ngay sau thời điểm ra mắt, nhiều mẫu iPhone 14 xách tay rớt giá nhanh chóng. Những mẫu iPhone 14 xách tay đầu tiên được đưa về Việt Nam ngay trong chiều 16/9 (thời điểm mở bán quốc tế) với giá cao nhất lên tới hơn 50 triệu đồng cho mẫu iPhone 14 Pro Max....