iPhone 13 ‘thoát hiểm’ trong khủng hoảng chip
Nhờ được các nhà cung ứng ưu tiên, Apple vẫn có đủ chip để sản xuất iPhone 13, đáp ứng nhu cao của người dùng đối với dòng smartphone này.
Trong khi Apple tránh được việc thiếu chip trên iPhone 13, một trong những đối thủ lớn của hãng là Samsung có thể phải huỷ ra mắt Galaxy S21 FE để dành chip cho model cao cấp hơn là Galaxy Z Flip3.
Chip xử lý trên smartphone chủ yếu được sản xuất bởi các công ty như TSMC, Samsung và MediaTek. Nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới TSMC đã tăng giá sản xuất lên 20%. Tuy nhiên, Apple được hưởng ưu đãi khi chỉ bị tăng 3% vì là khách hàng lớn nhất và chiếm hơn 20% doanh thu của TSMC.
Nhờ đó, iPhone 13 không bị ảnh hưởng nhiền, nhưng tình trạng thiếu chip cũng được cho là đã làm sụt giảm doanh thu của iPad và máy Mac trong quý III/2021.
Các model thuộc dòng iPhone 13 mới ra mắt của Apple.
Video đang HOT
Hiện lượng chip dự trữ của các nhà sản xuất sắp hết. Một số hãng cho biết họ chỉ nhận được 80% số lượng linh kiện đặt hàng trong quý II/2021 và giảm còn 70% trong quý III vừa qua. Sự thiếu hụt chip đang tác động tới 90% các công ty sản xuất smartphone.
Tình trạng này khiến hãng nghiên cứu Counterpoint Research hạ ước tính doanh số smartphone trong năm này từ 1,45 tỷ máy và mức tăng 9% xuống còn 1,41 tỷ máy cùng tốc độ tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, Apple cũng có thể gặp khó khăn với dòng iPhone 14 ra mắt năm tới khi TSMC thông báo tiến trình 3nm để sản xuất chip A16 Bionic quá phức tạp. Họ sẽ phải trì hoãn thêm một năm, tức tiến trình 3mm chỉ có thể áp dụng cho chip A17 Bionic trên iPhone 15. Có nghĩa, iPhone 14 sẽ không cải tiến nhiều về hiệu năng so với hiện nay.
Khủng hoảng chip thêm trầm trọng vì thiếu điện ở Trung Quốc
Tình trạng thiếu điện tại Trung Quốc khiến nhiều nhà máy sản xuất chip phải tạm ngừng hoạt động hoặc không đạt được công suất bình thường.
Từ 26/9, các tỉnh Quảng Đông, Giang Tô và một số khu vực khác yêu cầu các nhà máy giảm giờ hoạt động hoặc đóng cửa tạm thời. Động thái này nằm trong nỗ lực hạn chế tiêu thụ năng lượng và giảm lượng khí thải carbon của chính phủ Trung Quốc. Theo WSJ , tình trạng thiếu điện đang tạo ra mối đe dọa mới đối với nguồn cung chip.
Thành phố Côn Sơn thuộc tỉnh Giang Tô là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tại đây có hàng chục công ty sản xuất liên quan đến chất bán dẫn. Hơn 10 công ty trong số đó đã nộp hồ sơ lên Sở Giao dịch Chứng khoán Đài Loan tuần này để thông báo với các nhà đầu tư về kế hoạch đóng cửa tạm thời nhà máy, ít nhất là đến hết tháng 9.
Một nhà máy nhiệt điện ở tỉnh Giang Tô.
Các nhà sản xuất lo ngại sự thiếu hụt năng lượng ở Trung Quốc có thể làm đứt gãy một phần chuỗi cung ứng công nghệ, đúng lúc cả ngành công nghiệp này bắt đầu chuẩn bị cho giai đoạn sản xuất cao điểm để phục vụ cho mùa mua sắm cuối năm, trong đó có loạt iPhone 13 mới ra mắt.
Hai đối tác Apple là nhà sản xuất linh kiện cơ khí Eson Precision Engineering và công ty chuyên về bảng mạch in Unimicron Technology hiện hoạt động cầm chừng do thiếu điện. Ba công ty điện tử khác của Đài Loan, chuyên sản xuất chip và linh kiện cho Apple và Tesla, đã gửi cảnh báo từ hôm 26/9 rằng họ buộc phải ngừng sản xuất tại một số nhà máy ở Trung Quốc. Chang Wah Technology, doanh nghiệp chuyên cung cấp vật liệu đóng gói chip cho ôtô cũng không thể đáp ứng đơn hàng từ đối tác.
"Đây là mối lo ngại thực sự nghiêm trọng", Elon Musk, CEO của Tesla, viết trên Twitter. Trước đây, Musk cũng từng nhận định tình trạng thiếu chip đã gây ra "khó khăn điên cuồng" cho nhà sản xuất ôtô.
"Dù việc kiểm tra và lắp ráp chip không phức tạp về mặt công nghệ nếu so với sản xuất tấm wafer, nhưng bất cứ sự gián đoạn ở công đoạn nào cũng sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng với chuỗi cung ứng", Stewart Randall, người đứng đầu bộ phận điện tử của công ty tư vấn Intralink ở Thượng Hải, nhận xét trên WSJ .
Dale Gai, Giám đốc hãng phân tích Counterpoint Research, cho rằng tình trạng thiếu điện còn làm chậm chuỗi cung ứng thành phần linh kiện smartphone trong ngắn hạn.
Theo ông, sắp tới, mối quan tâm của các công ty sản xuất nói chung tại Trung Quốc sẽ liên quan tới vấn đề thiếu hụt điện năng. "Không ai có thể biết trong lần tiếp theo, họ nhận được thông báo cúp điện thế nào", Gai nhận định trên CNN . "Đây có thể trở thành vấn đề mang tính dài hạn trong chiến lược sản xuất của các công ty đang đặt nhà máy tại Trung Quốc".
Giới quan sát đánh giá, gián đoạn trong sản xuất bán dẫn sẽ làm nghiêm trọng hơn tình trạng thiếu hụt chip vốn đã diễn ra nhiều tháng qua do ảnh hưởng của Covid-19. Trước đó, cuộc khủng hoảng chip toàn cầu đã khiến các công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất ôtô, máy tính, điện thoại, máy chơi game cho đến máy rửa bát, phải tranh giành và tích trữ chip.
Dù vậy, giới chuyên gia cho rằng hiện còn quá sớm để ước tính thiệt hại cụ thể do vấn đề thiếu điện tại Trung Quốc gây nên. Hai nhà sản xuất chip lớn của Đài Loan là UMC và TSMC nói với Reuters rằng họ chưa bị ảnh hưởng. Một số nhà cung cấp thiết bị điện tử quan trọng ở Trung Quốc cũng chưa bị yêu cầu phải hạn chế sử dụng năng lượng, theo New York Times .
Trung Quốc đặt mục tiêu giảm 65% tỷ lệ khí thải carbon trên mỗi đơn vị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2030 so với mức năm 2005, và bằng 0 vào năm 2060. Trước mắt, nước này sẽ cắt giảm năng lượng khoảng 3% so với năm ngoái.
Nguồn cung iPhone 13 ảnh hưởng từ chính sách tiết kiệm điện của Trung Quốc Một số đối tác quan trọng của Apple và Tesla đã tạm dừng sản xuất tại vài nhà máy Trung Quốc, nhằm tuân thủ chính sách tiêu thụ năng lượng của nước này. Một Apple Store Bắc Kinh (Trung Quốc) bày bán iPhone 13. Eson Precision Engineering là chi nhánh của Foxconn - đối tác lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới -...