iPad thế hệ thứ 10 ra mắt: Thiết kế mới, cổng USB Type-C, chip Apple A14, giá từ 10,97 triệu đồng
iPad thế hệ thứ 10 được được Apple trình làng với thiết kế mới, trang bị cổng USB Type-C, chip Apple A14.
iPad thế hệ thứ 10 sở hữu thiết kế mới giống iPad Air 2022. Máy tính bảng này mỏng hơn so với thế hệ cũ. Cụ thể, số đo của nó lần lượt là 248,6×179,5×7 mm. Trọng lượng của biến thể Wi-Fi là 477 g, còn biến thể Wi-Fi 5G nặng hơn 4 g. Cảm biến vân tay nằm ở đỉnh máy.
iPad thế hệ thứ 10.
iPad 2022 sử dụng màn hình IPS LCD Retina kích thước 10,9 inch, độ phân gải 2.360×1.640 pixel cho mật độ điểm ảnh 264 ppi. Màn hình này có độ sáng tối đa 500 nit, bảo vệ bởi kính chống xước, tương thích với bút cảm ứng Apple Pencil thế hệ đầu tiên.
iPad thế hệ thứ 10 được trang bị pin 28,6 Wh nhưng dung lượng cụ thể chưa được hé lộ. Tablet này
sử dụng cổng sạc USB Type-C thay vì Lightning như đời cũ. iPad mới dùng chuẩn Wi-Fi 6. Đáng tiếc là bút Apple Pencil thế hệ đầu tiên vẫn dùng chuẩn Lightning nên khách hàng cần chi thêm 9 USD (tương đương 219.871 đồng) để mua cáp chuyển đổi từ Lightning sang USB Type-C.
Cung cấp sức mạnh cho iPad 2022 là bộ vi xử lý Apple A14 Bionic (5 nm) lõi 6 với tốc độ tối đa 3 GHz, GPU Apple 4 nhân. Dung lượng RAM chưa được hé lộ, bộ nhớ trong 65 hoặc 256 GB nhưng không có khay cắm thẻ microSD. Hệ điều hành iPadOS 16.
Bảng giá iPhone tháng 10/2022: iPhone 14 Series chính thức lên kệ
Video đang HOT
Camera chính của iPad thế hệ thứ 10 có độ phân giải 12 MP, f/1.8 cho khả năng lấy nét theo pha, hỗ trợ quay video 4K tốc độ 60 khung hình/giây. Máy ảnh selfie 12 MP, f/2.4 với góc rộng 122 độ nhưng chỉ có thể ghi hình Full HD.
iPad thế hệ thứ 10 biến thể Wi-Fi phiên bản 64 GB có giá 449 USD (10,97 triệu đồng), cao hơn 120 USD (2,93 triệu đồng) so với giá khởi điểm của iPad thế hệ thứ 9. Biến thể Wi-Fi phiên bản 256 GB được niêm yết ở mức 599 USD (14,63 triệu đồng). Giá của biến thể 5G phiên bản 64 GB là 599 USD (14,63 triệu đồng). Nếu muốn tậu biến thể 5G phiên bản 256 GB, khách hàng cần chi 749 USD (18,30 triệu đồng).
Bàn phím Apple Magic Keyboard Folio với các phím kích thước đầy đủ, hành trình 1 mm và hàng 14 phím chức năng mới giúp người dùng dễ dàng truy cập các phím tắt, các tác vụ hàng ngày như điều chỉnh âm lượng, tăng/giảm độ sáng màn hình… Bàn phím này có giá 249 USD (6,08 triệu đồng).
Ngày 26/10 tới, iPad thế hệ thứ 10 sẽ được bán ra ở một số thị trường.
Ra mắt 12 năm nay, nhưng Apple vẫn xem iPad như "công dân hạng hai"
Có nhiều phần cứng hiện đại, nhưng khả năng của iPad vẫn luôn bị Apple kìm hãm để không ăn vào doanh số của MacBook.
iPad đóng một vai trò lớn trong sự kiện WWDC 2022 vừa qua của Apple. Công ty giới thiệu một loạt thay đổi quan trọng sẽ đến với iPadOS 16, bao gồm tính năng đa nhiệm nâng cao Stage Manager, cửa sổ có thể thay đổi kích thước và hỗ trợ màn hình ngoài thực sự - tức là bạn có thể mở rộng màn hình thay vì chỉ phản chiếu nó.
Tuy nhiên, rõ ràng nó vẫn thiếu những tính năng đáng nhẽ phải có. Ví dụ như khả năng tùy chỉnh màn hình khóa, bao gồm việc bổ sung các widget như Calendar hay Fitness. Cho dù các thiếu sót này có thể không đáng chú ý, nhưng khi iPhone đã có các tính năng này, thật khó hiểu khi các thiết bị màn hình lớn hơn như iPad lại không có được chúng.
Trong khi iPad đã có được ứng dụng Thời Tiết native, Apple vẫn từ chối đưa ứng dụng Calculator vào iPadOS. Đây là một ứng dụng công việc cơ bản và việc từ chối đưa nó lên iPad suốt 12 năm qua là sai sót không thể bào chữa.
Đáng buồn thay, điều này lại một lần nữa cho thấy Apple đang xem iPad như một thiết bị hạng hai, như cách họ làm từ khi nó ra đời lần đầu vào năm 2010 đến nay.
Lịch sử buồn của iPad
Ngay từ khi mới ra mắt, iPad đã bị chỉ trích như một chiếc iPhone quá khổ. Tuy vậy, vẫn có nhiều lý do để mua iPad đời đầu - nó rẻ hơn Mac và hữu dụng hơn iPhone cho những tác vụ như video, email, và lướt web. Nhưng Apple dường như không biết cách làm cho nó trở nên khác biệt, ngoại trừ việc cung cấp thêm không gian cho nội dung.
Ban đầu Apple dự định biến Apple thành một thiết bị đọc sách điện tử. Đó là lý do tại sao Apple Books (hay iBooks) được tạo ra và App Store được truy cập vào việc đăng ký trong các ứng dụng. Ý tưởng là các tạp chí và báo sẽ tràn vào nền tảng này và chia sẻ doanh thu với Apple để được hiển thị trước mặt người dùng. Tập đoàn News Corp của tỷ phú Rupert Murdoch cũng hợp tác với Apple để ra mắt ấn phẩm The Daily, dành riêng cho iPad trong gần 2 năm, trước khi xuất hiện trên cả Facebook và Galaxy Tab.
Dù iPad vẫn được phát triển, nhưng nó tỏ ra chậm chạp đến mức khó tin. Ví dụ như tính năng cửa sổ đa nhiệm mãi năm 2015 mới có, còn khả năng hỗ trợ chuột và bàn rê phải chờ đến 2020. Các widget xuất hiện trên iPhone từ năm 2019 với iOS 13 nhưng iPad phải chờ đến iPadOS 14 của năm 2020.
Vấn đề này vẫn tiếp tục cho đến tận bây giờ. Cho dù iPadOS 16 cho phép thay đổi đuôi mở rộng của file, nhưng filesystem bên dưới của aipad vẫn là một hộp đóng kín giống như iPhone, tạo ra các hạn chế về kết nối ứng dụng và quản lý mà các máy tính Windows và Mac không gặp phải. Cho dù iPad Pro có thể chỉnh sửa video 4K, nhưng điều đó không còn nhiều ý nghĩa khi việc copy và đưa file đó ra một ổ cứng ngoài trở nên quá phức tạp.
Nếu có một chiếc Apple Watch, bạn cũng không thể thiết lập nó bằng iPad. Nhưng điều này lại có thể làm được trên iPhone. Rõ ràng, so với iPhone, iPad vẫn đứng thứ yếu về ưu tiên của Apple.
Đối với người dùng năng suất
Về phương diện tiếp thị, Apple luôn xem iPad như thiết bị thay thế máy tính, bằng cách khoe ra điểm số benchmark. Thậm chí năm 2017, công ty còn tung ra đoạn quảng cáo với câu nói nổi tiếng "Máy tính là gì?". Tuy nhiên, sau đó đoạn video bị chê bai nhiều đến mức Apple phải gỡ nó khỏi kênh YouTube của mình.
Nhưng điều Apple không nói là iPad không bao giờ có thể thực sự thay thế laptop - cho đến khi nó làm được mọi điều laptop có thể làm.
Ví dụ như các lập trình viên có thể viết và biên dịch code hoàn toàn trên iPad, chứ không phải dựa trên các dịch vụ đám mây như hiện nay. Các nghệ sĩ và nhà thiết kế phải được dùng trọn bộ Adobe CC, chứ không phải chỉ Photoshop. Hay mọi người phải được dùng phiên bản desktop của Microsoft Office, hoặc đồng bộ trực tiếp file nhạc với iPhone qua iTunes như trên máy tính.
Cho dù nhiều rào cản ở trên đến từ các nhà phát triển bên thứ ba, nhưng một phần rất lớn lại do Apple. Thay vì cải thiện khả năng của iPad, Apple đang dành nhiều thời gian biến MacOS trở nên giống iPad - với trung tâm Thông báo, phân chia các ứng dụng media...
Tại sao Apple lại làm vậy?
Câu trả lời nhanh nhất là khả năng "ăn thịt lẫn nhau". Cựu giám đốc tiếp thị của Apple, Phil Schiller từng hứa hẹn rằng máy Macs và iPad sẽ tiếp tục tách rời nhau khi tránh tạo ra các đặc điểm chung. Nhưng ngày càng rõ ràng rằng, iPad là lựa chọn tốt nhất gần với máy Mac. Bạn có thể làm được nhiều thứ trên iPad Pro 12,9 inch cùng bàn phím và chuột so với một chiếc iPad 10,2 inch cơ bản.
Nhưng nếu Apple khiến iPad quá giống máy Mac, nó có thể ăn vào doanh số MacBook Air. Nó còn có thể cắn vào doanh số của dòng MacBook Pro giá rẻ, khi mọi người có thể vừa làm việc vừa chơi game trên máy tính bảng, đặc biệt khi nó còn được hỗ trợ với bút Apple Pencil.
Vì vậy, điều này khiến iPad rơi vào một tình thế khó xử, khi nó quá đắt so với một thiết bị tiêu thụ nội dung, nhưng lại không thể phát huy hết tiềm năng của một thiết bị sản xuất nội dung như laptop. Đặc biệt với các mẫu iPad Pro có màn hình 120 Hz cỡ lớn, cổng Thunderbolt/USB 4 và bộ nhớ lớn hơn. Các thông số cao cấp này không biến nó thành một tablet "Pro" đúng nghĩa - khi người dùng không có được các ứng dụng và tính năng "Pro" như mong muốn.
Những điều như iPadOS 16 và bàn phím Magic Keyboard cho thấy dường như Apple biết mình muốn làm gì. Nhưng vì lý do nào đó, họ luôn chỉ làm những thứ nửa vời cho iPad, thay vì một cuộc đại tu lớn thực sự.
Apple muốn biến iPad thành laptop Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu (WWDC) diễn ra vào tuần sau, Apple sẽ công bố hàng loạt thay đổi mới trên hệ điều hành dành cho iPad. Nguồn tin từ Bloomberg cho biết công ty đang nỗ lực làm cho iPad trở nên giống với máy tính xách tay hơn, thay vì chỉ giống một chiếc điện thoại phóng...