iPad 3 sẽ có màn hình 7 inch
Hãng tin Reuters vừa đưa ra thông tin làm bất ngờ nhiều người khi khẳng định iPad 3 sẽ có màn hình 7 inch và ra mắt vào dịp Giáng sinh năm nay.
iPad 2 đã ra mắt được hơn 3 tháng, bây giờ là lúc người ta đưa ra những dự đoán về chiếc iPad thế hệ thứ 3 của “trái táo khuyết”. Dựa trên những nguồn tin thân cận, hãng tin Reuters mới đây đã khẳng định, iPad 3 sẽ có màn hình 7 inch và ra mắt vào dịp lễ Giáng sinh năm nay chứ không phải là năm 2012 như những thông tin trước đó. Nguồn tin của Reuters được cho là xuất phát từ đối tác sản xuất vỏ case chính của Apple là Catcher Technology.
Cũng liên quan đến Apple, mới đây đã rộ lên những tin đồn cho rằng sản phẩm laptop “siêu mẫu” MacBook Air sắp được nâng cấp lên bộ vi xử lý Intel Sandy Bridge Core i và cổng truyền dữ liệu siêu tốc Thunderbolt vào cuối tháng 6 này.
Ngô Thành
Theo Bưu điện Việt Nam
Bí kíp lựa chọn RAM cho chip Sandy Bridge: Đừng vung tay quá trán
Hãy cùng chúng tôi lựa chọn linh kiện khó nhất cho một chiếc PC.
Chọn RAM cho máy tính: đắt tiền hơn có tăng hiệu năng?
Có 2 linh kiện khó lựa chọn nhất trong một chiếc máy tính để bàn. Đó là bộ nguồn và kit RAM. Nếu như các review đánh giá chip xử lý và card đồ họa xuất hiện đầy rẫy trên các website công nghệ tin cậy, hay việc chọn bo mạch chủ khá đơn giản khi chỉ cần quan tâm đến các cổng kết nối và khả năng ép xung, thì người tiêu dùng lại tỏ ra khá mơ hồ đối với 2 linh kiện quan trọng còn lại. Ngoài lý do chính bởi sự để tâm không đúng mức của người dùng (chỉ đặc biệt quan tâm đến VGA và CPU), một phần nguyên nhân cũng do thông tin và đánh giá về các bộ nguồn và kit RAM xuất hiện khá hiếm hoi, còn nội dung của chúng thì... đọc chẳng hiểu gì.
Điều này dẫn đến một thực thế khá lộn xộn: người dùng có hầu bao eo hẹp luôn cố tìm bộ RAM rẻ nhất có thể, trong khi các game thủ dư dả lại sính các sản phẩm đắt tiền có thông số "khủng" mà chẳng hề biết chúng có ý nghĩa gì. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến việc lựa chọn bộ nhớ trong RAM cho máy tính để bàn - linh kiện xuất hiện như mưa trên thị trường hiện nay từ đủ mọi hãng sản xuất cho đến thông số và giá cả. Liệu một kit RAM "chiến" có gì khác biệt với sản phẩm "bình dân" giá chỉ bằng một nửa? Và sự khác biệt đó có xứng đáng với chênh lệch chi phí hay không?
Kit RAM khủng gắn cả tản nhiệt.
Các thông số của RAM
Trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đến 2 thông số có ý nghĩa nhất đối với người tiêu dùng: xung nhịp và CAS Latency.
Xung nhịp (MHz): Ngoài dung lượng đây có lẽ là thông số được người dùng quan tâm nhất khi lựa chọn RAM. Xung nhịp quyết định băng thông tín hiệu qua lại giữa CPU và RAM cao hay thấp. Về lý thuyết băng thông càng lớn càng tốt (và càng đắt), nhưng nếu CPU không sử dụng hết được băng thông đó thì chỉ là sự lãng phí tiền bạc vô ích. Cũng giống như việc dùng xe trọng tải 10 tấn chỉ để chở 1 tấn hàng vậy.
CAS Latency: "1333MHz cas 7", "1600MHz cas 9"... Chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp các thông số như vậy nhưng chẳng hiểu cas là cái gì?! Đây là khái niệm rất rối rắm nên người viết xin tóm tắt lại một cách đơn giản. Latency (độ trễ) được định nghĩa "khoang thơi gian tư khi ra lênh đên khi nhân đươc sư phan hôi lai". Độ trễ của CAS chính là số xung nhịp hệ thống phải chờ để RAM lấy được dữ liệu.
Theo lý thuyết, độ trễ thấp và xung nhịp (băng thông) cao sẽ khiến các chương trình phụ thuộc nhiều vào bộ nhớ như game nặng hay ứng dụng đồ họa chạy nhanh hơn. Trong đó, xung nhịp (băng thông) giữ vai trò quan trọng hơn. Về mặt hình dung, nó giống như xe tải chạy chậm hơn xe máy nhưng chở được nhiều hàng hơn.
Nói tóm lại, xung nhịp (càng cao càng tốt) và độ trễ (càng thấp càng tốt) là 2 yếu tố quyết định nhất đến hiệu năng và giá thành của một kit RAM. Thế nhưng mức độ ảnh hưởng của các thông số này tới hệ thống chơi game thế nào thì các cao nhân chuyên tư vấn cũng... chẳng trả lời được.
Video đang HOT
Giá tham khảo 1 số kit RAM 4 GB.
Bộ khiển RAM của Sandy Bridge: khai thác RAM tốt hơn
Như chúng ta đã biết, các bộ phận như bộ khiển RAM, nhân đồ họa tích hợp... giờ đây được nằm trên cùng một đế bán dẫn với bộ nhớ đệm L3 cache và các nhân xử lý, được kết nối thông qua cấu trúc ring bus cùng với băng thông liên kết giữa chúng được tăng đáng kể. Nhờ vậy ngoài hiệu năng đồ họa tích hợp, tốc độ đọc và ghi dữ liệu trên RAM cũng cao hơn Clarkdale và Lynnfield (thế hệ Core i3, i5 và i7 socket 1156).
Như vậy cũng có nghĩa là băng thông cao và độ trễ thấp sẽ ảnh hưởng rõ rệt hơn đến hiệu năng hệ thống nền tảng Sandy Bridge so với thế hệ Core-i cũ.
Bảng hỗ trợ xung nhịp RAM
Bảng liệt kê ở trên cung cấp thông tin về xung nhịp RAM mà các bộ xử lý Sandy Bridge và Core-i cũ hỗ trợ. Như các bạn có thể thấy, bộ xử lý socket 1156 cũ như i7 870 chỉ hỗ trợ đến 1600 MHz, i3 và i5 thậm chí chỉ hỗ trợ 1333 MHz.. Điều này có nghĩa nếu bạn hí hửng vác một kit RAM xịn 1600 MHz về cắm vào hệ thống i5 760 của mình, bạn sẽ buộc phải ép xung bộ xử lý để chạy được đúng băng thông mặc định của RAM. Rất rườm rà!!
Cấu hình thử nghiệm & thiết lập
Hệ thống sử dụng bộ xử lý Core i5-2500K. Các phép thử sẽ được tiến hành ở mức xung mặc định 3,3 GHz và 4,7 GHz với 10 kit RAM từ bình dân đến siêu xịn.
CPU: Intel Core i5-2500K (Sandy Bridge, 4 cores, 3.3 GHz, 6 MB L3);
Mainboard: ASUS P8P67 Deluxe (LGA1155, Intel P67 Express);
Graphics card: ATI Radeon HD 6970.
Hard drive: Kingston SNVP325-S2/128GB.
Power supply unit: Tagan TG880-U33II (880 W).
Operating system: Microsoft Windows 7 SP1 Ultimate x64.
Memory:
DDR3-1066 CL7 (7-7-7-21-1T);
DDR3-1333 CL9 (9-9-9-27-1T);
DDR3-1333 CL7 (7-7-7-21-1T);
DDR3-1600 CL9 (9-9-9-27-1T);
DDR3-1600 CL8 (8-8-8-24-1T);
DDR3-1600 CL7 (7-7-7-21-1T);
DDR3-1866 CL9 (9-9-9-27-1T);
DDR3-1866 CL8 (8-8-8-24-1T);
DDR3-2133 CL10 (10-10-10-30-1T);
DDR3-2133 CL9 (9-9-9-27-1T).
Một số ứng dụng
Đầu tiên là WinRar - ứng dụng giải nén không thể thiếu trong bất kì máy tính nào. Chúng tôi tiến hành giải nén file có dung lượng 1,1 GB và đo thời gian:
WinRar rõ ràng là một minh chứng cho ảnh hưởng của xung nhịp và độ trễ đến hiệu năng toàn hệ thống. Có vẻ như kit RAM 1600 có giá trị đầu tư cao nhất khi vượt trội so với kit 1067 và 1333 mà lại không thua kém kit 2133 giá "khủng" là bao.
Các ứng dụng phổ biến khác như Photoshop, video encode và video render hầu như không tận dụng được lợi thế băng thông cao và độ trễ thấp, đúng như hình tượng "xe trọng tải 10 tấn chở 1 tấn hàng" mà chúng tôi đã nêu ra. Ngược lại thì xung nhịp lại tăng hiệu năng cực nhiều.
Hiệu năng game
Hiệu năng game không những là vấn đề được số đông người dùng quan tâm nhất hiện nay mà còn là nhóm ứng dụng sát phần cứng thuộc loại bậc nhất. Nhằm làm rõ vấn đề chúng ta đang quan tâm là ảnh hưởng của RAM tới hiệu năng hệ thống, chúng tôi lựa ra các phép thử đòi hỏi CPU hoạt động nặng, đồng thời không đặt thiết lập đồ họa cao nhất để tránh tình huống VGA bị vắt kiệt ảnh hưởng tới kết quả.
5% là mức chênh lệch lớn nhất chúng ta nhận được từ kit RAM 2133 so với đàn em 1067 (giá chỉ chưa bằng một nửa) tại 2 phép thử hiệu năng tính toán CPU và hiệu năng xử lý đồ họa.
Ngược lại, tác vụ vật lý (yêu cầu nhiều xử lý song song) lại tỏ ra khát RAM hơn. Tuy nhiên 4 kit RAM chiến 1866 và 2133 cũng chỉ thể hiện ưu thế rõ ràng so với kit 1600 tầm trung khi ép xung bộ xử lý lên mức cực cao 4,7 GHz.
Rõ ràng tốc độ của RAM là điều game thủ cần phải để mắt tới khi xây dựng hệ thống chơi game. Tất nhiên kết quả còn tùy vào từng trường hợp riêng nhưng nhìn chung, một kit RAM thấp sẽ kéo lùi hiệu năng hệ thống một khoảng đáng kể, trong khi quá "khủng" cũng chẳng tăng hiệu năng là bao.
Kết luận
Tổng hợp các phép thử, có vẻ như một kit RAM 1600 cas 9 là sự lựa chọn hợp lý cân đối giữa hiệu năng và giá thành, đặc biệt đối với các bộ xử lý non-K (không thể ép xung). Phải lên đến các bộ xử lý 2500K hoặc 2600K ép xung thật cao, các kit RAM cao cấp hơn mới phát huy tác dụng, nhưng lúc này lại xuất hiện bài toán chi phí. Ở chiều ngược lại, một kit RAM 1333 tỏ ra hoàn toàn không phù hợp cho hệ thống Sandy Bridge của bạn.
Nhìn chung, bài viết chỉ cung cấp các kết quả phép thử cho bạn đọc tham khảo. Tùy vào bộ xử lý, ý đồ sử dụng và hầu bao của bạn, hãy cân nhắc để lựa chọn bộ RAM phù hợp nhất cho hệ thống của mình, tránh tình trạng nghẽn hiệu năng xảy ra, nhưng cũng đừng lãng phí quá nhiều tiền cho 1-2 FPS.
Theo Bưu Điện VN
Chip tốc độ 4 GHz đầu tiên của Intel Intel trình làng bộ vi xử lý Xeon E3-1290 dành cho máy chủ có khả năng chạy tốc độ mặc định 4 GHz với 1 nhân xử lý. Thực chất, Xeon E3-1290 là chip 4 nhân hoạt động ở xung nhịp 3,6 GHz. Khi cắt bớt 3 nhân, nó có thể đạt tốc độ cao hơn bình thường 400 MHz. Dòng chip E3-1200...