Internet ở Mỹ đắt nhưng chậm hơn quốc tế
Theo CNBC, cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy 7% người dân Mỹ khó có thể truy cập vào internet băng thông rộng vì cước phí đắt đỏ.
“Người dân Mỹ trả nhiều tiền hơn, nhưng internet lại chậm hơn nước ngoài. Đối với người tiêu dùng, chi phí bây giờ quá cao và quá phức tạp” – Claire Park, nhà phân tích chính sách của Viện Công nghệ Mở cho biết.
Giá cước internet ở Mỹ luôn bị phàn nàn
Viện Công nghệ Mở đã nghiên cứu cước phí và tốc độ của các dịch vụ internet được quảng cáo ở Mỹ và cả nước ngoài. Qua báo cáo năm 2020, họ chỉ ra gói cước internet trung bình ở Mỹ mỗi tháng là 63,38 USD (khoảng 1,4 triệu đồng), cao hơn giá cước trung bình ở toàn bộ khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á.
Cơ sở hạ tầng lạc hậu ở Mỹ đang cản trở việc truy cập internet của hàng triệu người dân. Các nhà lập pháp vẫn đang tranh luận làm cách nào để tăng tính khả dụng và hiệu suất internet tại đây.
Video đang HOT
Tháng 8, Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật Đầu tư Cơ sở hạ tầng và Việc làm, trong đó có 65 tỉ USD được dùng để mở rộng truy cập internet tốc độ cao. Luật đưa các chính sách khuyến khích cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ mạng, tăng minh bạch giá cả và nâng cấp cơ sở hạ tầng băng thông rộng.
Tăng lượng truy cập internet sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ. Theo báo cáo hồi tháng 4 của Deloitte, việc tăng 10% số lượng truy cập băng thông rộng giúp nước Mỹ có thêm 875.000 việc làm vào năm 2014, tăng thêm 186 tỉ USD sản lượng kinh tế năm 2019.
Theo The Verge , lý do giá cước internet ở Mỹ đắt đỏ một phần là do diện tích quốc gia này quá rộng, khiến việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên toàn quốc rất khó khăn. Nhà kinh tế học Thomas Philippon cho rằng các chính sách ở Mỹ không khuyến khích cạnh tranh trong thị trường dịch vụ internet. Ông cũng so sánh giá cước trung bình ở Pháp, Đức, Nhật hay Hàn Quốc dao động từ 30 – 35 USD/tháng, thấp hơn một nửa so với Mỹ, theo số liệu từ năm 2019.
Những năm gần đây, các “gã khổng lồ” công nghệ như Facebook, Google có tham vọng mở rộng truy cập internet không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới, thông qua những dự án cáp quang xuyên đại dương. Song song đó, Amazon và SpaceX cũng đang đổ tiền tỉ vào mạng lưới vệ tinh quỹ đạo tầm thấp nhằm đưa kết nối mạng đến những vùng sâu vùng xa ở Mỹ.
Internet vệ tinh của Elon Musk gây thất vọng
Người dùng ở nhiều nơi tỏ ra thất vọng về tốc độ Internet của Starlink, hoặc phải chờ nhiều tháng nhưng vẫn không được sử dụng dịch vụ.
Chất lượng Internet vệ tinh Starlink do công ty SpaceX cung cấp đang là chủ đề gây tranh cãi trên mạng xã hội Reddit . Nhiều người phàn nàn về tốc độ của dịch vụ này chậm đi đáng kể trong giai đoạn dịch bệnh. Số khác thắc mắc không biết đến bao giờ mới có thể trải nghiệm dù đã đặt cọc 100 USD vài tháng trước.
Tài khoản Macogapi viết trên Reddit : "Nhiều bạn bè tôi đều thắc mắc về tốc độ Internet chậm đi đáng kể so với mức trung bình 160 Mbps vào hai tháng trước. Hiện đường truyền của chúng tôi chỉ còn khoảng 60-70 Mbps, đôi khi mất kết nối trong thời gian dài, không thể tải được YouTube".
Macogapi cho biết đã liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng và được giải thích rằng do có thêm nhiều người dùng mới nên tốc độ Internet vệ tinh bị chậm đi. Starlink đang cố gắng lắp đặt nhiều vệ tinh hơn trong năm nay để cải thiện tình hình. Còn lúc này người sử dụng buộc phải kiên nhẫn vì "tình trạng chung, ai cũng bị như vậy".
Corey Gordon, một người dùng khác tại Alberta (Canada), nói ông đã trả 129 CAD (103 USD) và được cung cấp dịch vụ, nhưng lại không thể làm việc với kết nối Internet chập chờn. "Tôi đã để lại vài lời nhắn qua hộp thư thoại, mô tả chi tiết vấn đề mình gặp phải từ hơn một tháng trước, nhưng vẫn chưa được trả lời", Gordon nói. Trên các diễn đàn, đa số tỏ ra thất vọng với bộ phận chăm sóc khách hàng của Starlink. Chỉ một số ít cho biết họ được công ty hỗ trợ khắc phục sự cố kết nối sau vài ngày phản ánh.
"Tôi đặt cọc 100 USD từ tháng 2 cho dịch vụ Starlink nhưng đến giờ vẫn chưa có tin tức nào từ công ty. Nửa năm trôi qua, tôi vẫn không biết khi nào mới có thể bắt đầu dùng dịch vụ. Sau nhiều lần liên lạc không thành, cuối cùng tôi quyết định huỷ khoản cọc và đang chờ được hoàn tiền", tài khoản SeanRoach viết trong cộng đồng người dùng Starlink. Bài viết được 94% ủng hộ và thu hút hàng trăm lượt thảo luận.
"Nếu có thể đưa một tên lửa lên vũ trụ, tại sao không thể tìm ra cách cung cấp dịch vụ khách hàng?", Keith Bosse, người dùng ở California đã đăng ký Internet vệ tinh của Starlink từ 25/2, nói.
Thiết bị thu sóng của Starlink.
Starlink có khoảng 1.636 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo. Trong email gửi người dùng, công ty cho biết dịch vụ Internet vệ tinh có thể sẵn sàng từ giữa đến cuối năm 2021, nhưng không cung cấp thời gian chính xác.
Rich Leshner, Phó chủ tịch bộ phận tư vấn của BryceTech, nói với Business Insider : "Không có gì ngạc nhiên khi khách hàng phải chờ đợi. Nhiều nguồn tin trong ngành cho biết họ đang gặp rắc rối về chuỗi cung ứng. Lịch trình phủ sóng Internet vệ tinh băng thông rộng và kiểm soát chất lượng kết nối cũng đang bị ảnh hưởng".
Trước đó, trong một hội nghị về không gian cuối tháng 8, Chủ tịch SpaceX Gwynne Shotwell thừa nhận việc sự thiếu hụt chip trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến việc cung cấp các thiết bị đầu cuối cho người dùng Starlink. Trên trang web, công ty cho biết dịch vụ đang sẵn sàng cho "một lượng người dùng hạn chế" trong khu vực và sẽ cố gắng giải quyết lần lượt đăng ký của từng người.
Starlink là kế hoạch tham vọng của SpaceX để phủ sóng Internet trên toàn cầu. Theo thống kê, một nửa dân số thế giới là người nghèo và ở các vùng nông thôn vẫn không thể truy cập Internet, hoặc phải chịu tình trạng kết nối kém với chi phí dịch vụ đắt đỏ. Mục tiêu của Elon Musk là cung cấp Internet cho toàn thế giới, bao gồm cả dịch vụ Internet giá rẻ ở khu vực thành thị. Theo ước tính của ông, dự án thành công có thể mang lại 30 tỷ USD doanh thu hàng năm.
Tại MWC 2021, Musk cho biết Internet vệ tinh sẽ được triển khai diện rộng từ tháng 8. Ông cũng thừa nhận SpaceX đang lỗ khi bán các thiết bị đầu cuối của Starlink. Trung bình mỗi thiết bị tiêu tốn 1.000 USD chi phí sản xuất, nhưng được bán ra với giá 500 USD.
Việt Nam có thể là một trong số các quốc gia được trải nghiệm Internet vệ tinh Starlink vào năm sau. Khi điền địa chỉ Việt Nam vào website đăng ký, người dùng nhận được thông báo "Starlink đặt mục tiêu phủ sóng khu vực của bạn vào năm 2022".
Tự kiểm tra chất lượng Internet theo tuần Từ tháng 8, người dùng có thể theo dõi chất lượng Internet băng rộng và di động theo từng tuần, từng tháng, để đảm bảo quyền lợi. Các chỉ số về chất lượng của mạng, gồm tốc độ và độ trễ, sẽ được công bố trên website của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông). Để theo dõi, người dùng truy...