Intel vừa công bố đột phá phi thường trong thiết kế chip: xếp theo chiều dọc thay vì ngang như truyền thống
Bằng việc tạo nên các con CPU 3D theo chiều dọc, Intel không chỉ cứu vãn cho bản thân mình, mà còn cả ngành chip của tương lai.
Intel đã có một năm 2018 đầy khó khăn, với việc ra đi của các quan chức cao cấp, các thảm họa bảo mật, doanh số sụt giảm so với đối thủ, và sự sa sút của công ty trong những cuộc chạy đua công nghệ. Nhưng khi năm 2018 sắp qua đi, trong sự kiện Architecture Day, Intel lại hé lộ cho chúng ta kế hoạch của họ để giành lại những gì đã mất.
Kế hoạch này bao gồm ba mũi nhọn: các GPU tích hợp mới, kiến trúc CPU mới và cách thiết kế chip mới để làm bộ xử lý của họ nhanh hơn và có thể mở rộng hơn như đối thủ AMD của họ.
Đầu tiên là các cải thiện cho đồ họa tích hợp sẵn ( GPU onboard): chúng ta biết rằng Intel đã đầu tư mạnh mẽ vào mặt trận GPU để cạnh tranh với AMD và Nvidia, và card đồ họa tích hợp Gen11 mới của họ dù không phải là một bước tiến lớn, nhưng cũng đủ là một đối trọng lớn. Các CPU hiện tại của Intel có tích hợp đồ họa đều dựa trên Gen9, sử dụng 24 bộ thực thi được tăng cường.
Còn Gen11 là một bước nhảy dài với 64 bộ thực thi và Intel tuyên bố nó sẽ có hiệu năng gấp đôi Gen9. Các đồ họa tích hợp mới sẽ xuất hiện trong các chip 10nm vào năm tới.
Mũi nhọn thứ hai là vi kiến trúc CPU mới để thay thế kiến trúc Skylake vốn đang hiện diện trong phần lớn máy chủ, laptop và desktop của chúng ta. Intel gọi nó là Sunny Cove, và cũng như Skylake, các thế hệ chip sinh ra từ kiến trúc mới này nhiều khả năng sẽ có chữ “Cove” trong tên của mình.
Intel không cho biết thông tin cụ thể về hiệu năng hay lộ trình của Sunny Cove, nhưng họ đảm bảo rằng chúng ta sẽ sớm thấy sản phẩm trang bị Sunny Cove có mặt trên thị trường – có thể ngay năm sau. Tuy nhiên, Rognal Singhal, giám đốc mảng kiến trúc CPU tại Intel cho biết với Gizmodo rằng, khi thiết kế lõi mới, nhóm của ông tập trung cải thiện hai điều: đầu tiên là hiệu năng vượt trội so với CPU thế hệ cũ giúp phần mềm chạy tốt hơn và hiệu quả hơn.
Cải thiện thứ hai của các CPU tương lai là “ các thuật toán hướng mục tiêu” dành cho các tập lệnh trong nhân CPU – một điều được ông Singhal cho rằng còn quan trọng hơn với Sunny Cove.
Tập lệnh này là bộ điều khiển trung gian giữa phần cứng của CPU và phần mềm trên ổ cứng của bạn, và nhóm của Singhal đã nỗ lực caria thiện tập lệnh trên Sunny Cove theo ba lĩnh vực: mã hóa, máy học và trí tuệ nhân tạo.
Video đang HOT
Điều này có nghĩa các lập trình viên có thể thấy được các cải thiện mạnh mẽ về hiệu năng khi viết, thử nghiệm và chạy chương trình của họ trên các CPU Sunny Cove so với Skylake hay CPU của AMD. Bên cạnh đó, Intel cũng phát hành một phần mềm mới có tên gọi One API, được thiết kế để tinh chỉnh phần mềm cho phần cứng của họ đơn giản hơn.
Xây dựng chip theo chiều dọc
Mũi nhọn thứ ba của Intel – và có lẽ cũng là phần thú vị nhất và phức tạp nhất: Intel đã tìm ra cách để xây dựng các CPU theo chiều dọc. Các CPU truyền thống chỉ được xây dựng theo các trục x-y (hai trục trên mặt phẳng). Nghĩa là bạn có thể đưa rất nhiều bộ phận vào trong một CPU, nhưng tất cả chỉ kết nối với nhau nếu nó nằm ở cùng mức với nhau về mặt vật lý. Xây dựng CPU theo chiều dọc thường gây ra độ trễ khủng khiếp.
Nhưng Intel cho biết họ đã tìm ra cách để làm như vậy. Khái niệm này được gọi là 3D stacking (xếp chồng 3D) và chúng ta đã thấy nó được ứng dụng trong các bộ nhớ, đặc biệt với các bộ nhớ băng thông cao (High Bandwith Memory HBM). HBM nhanh hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn trong khi tốn ít không gian hơn, bởi vì nó xếp các bộ phận cần thiết cho bộ nhớ chồng lên nhau.
3D Stacking trong CPU cũng có thể khả thi và sẽ mang lại các ích lợi tương tự như vậy, nhưng đến giờ chúng ta vẫn chưa thấy loại xếp chồng 3D cho các mạch logic đó trên các thiết bị phổ thông. Intel hy vọng thay đổi điều đó vào cuối 2019 khi sử dụng công nghệ xếp chồng 3D của mình, Foveros.
Sơ đồ mô phỏng con chip tích hợp 3D theo chiều dọc
Foveros sẽ được sử dụng trong con chip mới với một chiplet 10nm (chiplet: con chip được lắp ráp từ nhiều miếng silicon với nhau) trên một miếng silicon năng lượng thấp. Theo Ramune Nagisetty, giám đốc về tiến trình và tích hợp sản phẩm tại Intel cho biết, “ cách làm này về cơ bản sẽ cho phép tạo ra những con chip có hiệu năng tốt nhất hiệu quả năng lượng, cũng như hình dạng nhỏ gọn nhất so với các đối thủ ngang hàng.”
Các thách thức đối với một con chip theo chiều dọc
Nhưng vẫn có những thách thức đối với cách thiết kế chip theo chiều dọc. Ví dụ, nó không thể được làm quá cao. Một vấn đề khác là nhiệt. Các bộ phận của CPU truyền thống đều được đặt ngang hàng với nhau để chúng có thể tiếp xúc với cùng miếng tản nhiệt và được làm mát. Nagisetty nhấn mạnh rằng việc thiết kế những con chip này cần phải được xem xét cẩn thận để đảm bảo các bộ phận nóng nhất sẽ gần với miếng tản nhiệt nhất.
Bà cũng bổ sung rằng, nhóm của mình đã nghiên cứu về 3D stacking từ nhiều năm nay. Điều này có lẽ sẽ làm các thách thức ban đầu sẽ không làm những người chấp nhận sớm quá thất vọng về nó. Điều này cũng có thể giải thích tại sao Intel dường như chần chừ với chip 10nm. Họ tìm ra cách làm CPU tương đương như vậy khi xếp chồng lên cao hơn.
Đầu năm nay AMD đã hợp tác với Intel để ra mắt một con chip tích hợp GPU AMD với CPU Intel.
Liệu các con chip xếp chồng đó có biến thành một tòa tháp nhiệt hay không vẫn chưa rõ. Intel dự định sẽ xuất xưởng CPU với kiến trúc 3D stacking như vậy vào năm tới, và có lẽ chỉ đến khi những sản phẩm trang bị con chip mới đó đến tay người dùng mới có thể đánh giá được hiệu năng của nó.
Đối với vấn đề bảo mật của những con chip mới này, nhiều người tại Intel đã tuyên bố rằng, cả con chip Ice Lake sắp ra mắt, cũng như các CPU Sunny Cove sẽ có phần cứng giúp giảm nhẹ đối với các lỗ hổng bảo mật Meltdown và Spectre, đã làm nhiều người lo ngại khi xuất hiện đầu 2018.
Với những gì Intel tuyên bố, có vẻ năm địa ngục đối với công ty sắp kết thúc sớm, nhưng chúng ta vẫn không thể biết chắc điều đó cho đến khi trên tay những con chip mới trong thực tế. Nhưng nếu thành công, các con chip 3D sẽ không chỉ là một tin mừng đối với Intel mà còn cả ngành bán dẫn nữa.
Theo Tri Thuc Tre
Snapdragon 8cx nhanh thật đấy nhưng vẫn chưa đủ để ARM đe dọa Intel, vì sao thì hãy nhìn Windows XP
Cứ cho rằng 8cx có đủ sức mạnh để tạo ra bước ngoặt cho các mẫu laptop Windows 10 mỏng nhẹ, Microsoft và Qualcomm vẫn còn 1 vấn đề khác nan giải hơn nhiều.
Với thế hệ chip mới nhất, tham vọng của Qualcomm không chỉ là làm bá chủ lĩnh vực smartphone: quý 3/2019, gã khổng lồ di động sẽ vén màn dòng chip Snapdragon 8cx cho PC. Nói về dòng chip 128 bit này, ông Alex Katouzian, phó chủ tịch và cũng là quản lý mảng di động tuyên bố:
" Với hiệu năng và thời lượng pin là 2 trọng tâm thiết kế, chúng tôi sẽ mang các đột phá 7nm đến lĩnh vực PC, cho phép các tính năng giống-smartphone có thể thay đổi trải nghiệm máy vi tính. Là nền tảng Snapdragon nhanh nhất từ trước tới nay, Snapdragon 8cx sẽ cho phép khách hàng của chúng tôi (các nhà sản xuất thiết bị) có thể tạo ra những trải nghiệm điện toán có thời lượng pin nhiều ngày và kết nối di động nhiều gigabit bên trong thân máy mỏng, nhẹ và không dùng quạt".
Bài học của quá khứ
Những thay đổi lớn tới hệ thống có thể buộc nhà phát triển phải viết lại hoàn toàn ứng dụng của mình.
Cũng giống như bất kỳ một sản phẩm nào khác, Snapdragon 8cx hoàn toàn hoàn hảo trên giấy tờ. Nhưng điều mà nhiều người không nhận ra là, dùng chip di động cho máy tính cũng đã là một ý tưởng chỉ hoàn hảo trên giấy tờ từ rất lâu rồi. Ngay cả những sản phẩm đình đám như Galaxy Book 2 của Samsung hay HP Envy x2 đã cho thấy vì sao Snapdragon chưa sẵn sàng cho Windows: cứ cho rằng chu trình 7nm có thể giải quyết vấn đề về hiệu năng, Qualcomm và Microsoft vẫn còn rất nhiều điều phải làm về câu chuyện tương thích.
Chính Microsoft có thể kể cho Qualcomm rất nhiều bài học đau lòng. Năm 2001, khi ra mắt Windows XP, gã khổng lồ phần mềm đã chính thức hoàn thiện tham vọng khổng lồ được ấp ủ từ lâu: thống nhất 2 kiến trúc 9x (nền DOS, hướng người dùng) và NT ("cội nguồn" là OS/2 phát triển cùng IBM, hướng doanh nghiệp). Sau khi XP ra mắt, một loạt ứng dụng cũ bỗng dưng ngừng tương thích, bất chấp lời hứa của Microsoft rằng " Giá trị lớn nhất của XP là, về bản chất đó vẫn là trải nghiệm cũ, với giao diện mới, thêm một vài kịch bản sử dụng cho ảnh và nhạc" (Chris Jones, phó chủ tịch Microsoft, mảng Windows Core).
Tương thích chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng.
Mọi thứ chưa dừng lại ở đây. Cuối vòng đời, Windows XP có thêm một phiên bản mới: Professional x64 Edition, mở màn cho cuộc chuyển đổi (đau thương) từ 32-bit sang 64-bit. Một loạt driver cũ của Windows XP 32-bit không hoạt động trên phiên bản 64-bit mới, và do nhiều nhà sản xuất phụ kiện không chịu cập nhật mã nguồn (nhằm đẩy khách hàng sang sản phẩm mới), một loạt thiết bị trở nên vô dụng chỉ vì XP. Khi đó, Microsoft còn khuyến khích người dùng đổi license XP 32-bit sang XP 64-bit hoàn toàn miễn phí, nhưng phép "đổi" này cũng có nghĩa rằng người dùng không thể quay trở lại với trải nghiệm cũ được nữa.
Vấn đề của hiện tại
Dĩ nhiên, vấn đề của Microsoft năm 2001 có rất nhiều khác biệt so với vấn đề của Microsoft (và Qualcomm) năm nay. Nhưng, đến cuối cùng, chuyển đổi một hệ điều hành vốn tối ưu cho chip x86/x64 sang ARM vẫn là một sự thay đổi quá lớn ở quy mô nền tảng. Trên Amazon, những lời phàn nàn dành cho laptop dùng Snapdragon 835 cho thấy, Microsoft sẽ một lần nữa phải đau đầu vì câu chuyện tương thích: máy ngừng hoạt động sau khi cập nhật Windows và ứng dụng ngoài Windows Store không thể hoạt động được (sau khi tắt S Mode) là những vấn đề nổi trội nhất.
Sức mạnh 7nm không phải là lời giải cho vấn đề nổi trội nhất của laptop Windows 10 chạy Snapdragon.
Trên giấy tờ, câu chuyện không-tương-thích không thể xảy ra: vì Windows là của Microsoft, và vì ứng dụng phải chạy trên Windows, Microsoft lẽ ra có thể giúp cho bất kỳ ứng dụng nào cũng có thể chạy trên thiết bị Windows, dù là chip x86 hay chip ARM. Ấy thế mà máy tính vẫn treo, ứng dụng vẫn crash.
Nếu muốn giải quyết, Microsoft cần thứ duy nhất đã giúp XP hoàn thiện: thời gian. Song, XP còn có lợi thế là được phần đông người dùng PC trên thế giới hưởng ứng, nhưng laptop chạy Snapdragon mới chỉ chiếm phần quá nhỏ so với laptop chạy chip Intel/AMD. Hành trình để hoàn thiện Windows trên Snapdragon bởi thế sẽ là một con đường ngập tràn khó khăn, và cả Microsoft lẫn Qualcomm đều sẽ phải dốc toàn bộ công sức nếu muốn thuyết phục người dùng rằng PC có thể sống tốt mà không cần đến Intel.
Theo GenK
Microsoft sẽ không dùng chip xử lý Intel cho mẫu Surface tiếp theo? Theo ghi nhận từ trang Laptop Mag, Microsoft có thể phát hành chiếc laptop Surface mới chạy chip Picasso tích hợp đồ họa Radeon của AMD vào cuối năm 2019. Dẫn lại từ Brad Sams - một người thạo tin về Microsoft, The Verge cho rằng, mối quan hệ giữa Microsoft và Intel ngày càng căng thẳng sau khi Intel liên tục chậm...