Intel: Ưu tiên của Mỹ không nên là TSMC
Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger hôm 1.12 nói Mỹ nên đầu tư nhiều hơn vào các nhà sản xuất chip trong nước thay vì ưu tiên cho các đối thủ châu Á như TSMC và Samsung, theo Nikkei.
Samsung Electronics tuần trước thông báo sẽ đầu tư 17 tỉ USD để xây dựng nhà máy sản xuất chip mới ở bang Texas của Mỹ, đây là một phần kết quả trong nỗ lực của chính quyền Washington nhằm đưa thêm công ty sản xuất chất bán dẫn vào trong nước. Trước đó, hãng sản xuất chất bán dẫn Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) cũng đã bắt đầu xây dựng nhà máy chip trị giá 12 tỉ USD ở bang Arizona vào tháng 6.2021.
Tại hội nghị Fortune Brainstorm Tech ở Half Moon Bay, California (Mỹ), ông Gelsinger phát biểu mặc dù Đạo luật CHIPS, vốn đang chờ phê duyệt để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn, “nên hỗ trợ Samsung và TSMC”, nhưng Mỹ cũng cần đầu tư nhiều hơn vào các công ty trong nước như Micron, Texas Instruments và Intel vì “đây là nơi họ muốn có tài sản trí tuệ”.
Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger thảo luận về những điều mới nhất trong ngành công nghệ tại hội nghị Fortune Brainstorm Tech ở Half Moon Bay, California, Mỹ
Video đang HOT
Đạo luật CHIPS, bao gồm 52 tỉ USD dành cho ngành sản xuất chip của Mỹ, xuất phát từ tình trạng thiếu chip toàn cầu chưa từng có do dịch Covid-19 gây ra. Căng thẳng địa chính trị cũng là nguyên nhân thúc đẩy Washington tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào Đài Loan. “Đài Loan không phải là một nơi ổn định”, ông Gelsinger nói, đồng thời nhấn mạnh về việc Bắc Kinh đã điều 27 máy bay chiến đấu đến vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan trong tuần này. “Điều đó làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn hay ít thoải mái hơn?”, ông nói.
Theo Giám đốc điều hành Intel, việc đưa TSMC và Samsung đến Mỹ có thể giảm thiểu một số rủi ro địa chính trị, nhưng đầu tư vào các nhà sản xuất chip trong nước sẽ có lợi ích lớn hơn, chẳng hạn như sở hữu nghiên cứu và phát triển. “Bạn có muốn sở hữu tài sản trí tuệ (IP), nghiên cứu và phát triển (R&D) và dòng thuế liên quan đến nó hay bạn muốn nó quay trở lại châu Á?”, ông Gelsinger nói.
Tháng 9.2021, Intel đã động thổ hai nhà máy chip ở Arizona, với khoản đầu tư 20 tỉ USD. Ông Gelsinger cho biết Intel cam kết trở thành một công ty “sản xuất chất bán dẫn”. Đây là công ty lớn duy nhất của Mỹ vừa thiết kế chip, vừa sản xuất chip. Trợ cấp của chính phủ sẽ là điều cần thiết để Intel có thể cạnh tranh với các công ty sản xuất chip hàng đầu hiện nay là TSMC và Samsung.
Theo dữ liệu từ Statista, TSMC hiện thống trị với 52,9% thị trường sản xuất gia công chip toàn cầu, còn Samsung chiếm 17,3%. Ông Gelsinger nói chính quyền Đài Loan và Hàn Quốc đang cung cấp nhiều khoản trợ cấp lớn để hỗ trợ các nhà sản xuất chip của mình.
“Làm cách nào để bạn cạnh tranh với mức trợ cấp từ 30 đến 40%? Bởi vì điều đó có nghĩa là chúng tôi không cạnh tranh với TSMC hay Samsung, chúng tôi trên thực tế đang cạnh tranh với Đài Loan và Hàn Quốc. Các khoản trợ cấp ở Trung Quốc thậm chí còn đáng kể hơn”, ông Gelsinger cho biết.
Hiện Intel đang “thúc đẩy mạnh mẽ” để ủng hộ Đạo luật CHIPS, với “hy vọng” sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua vào cuối tháng này.
Sản lượng chip của Đài Loan đạt kỷ lục vào năm nay
Mức độ sản xuất được dự đoán thậm chí sẽ còn lớn hơn nữa trong năm 2022, phần lớn nhờ các chip tiên tiến và kêu gọi đầu tư vào chuỗi cung ứng chất bán dẫn của Đài Loan.
Nikkei dẫn ước tính mới từ báo cáo của Trung tâm Chiến lược Quốc tế Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ (ISTI) cho biết, sản lượng chất bán dẫn của Đài Loan dự kiến sẽ tăng 25,9% trong năm nay lên 4.100 tỉ đô la Đài Loan (khoảng 147 tỉ USD), đây là mức cao kỷ lục đánh dấu sự tăng trưởng lớn nhất trong thập niên qua khi các nhà cung cấp gấp rút giảm bớt tình trạng thiếu chip toàn cầu.
Sản lượng chất bán dẫn của Đài Loan được dự đoán sẽ tiếp tục mở rộng trong năm 2022
Theo ISTI, sản lượng dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng trong năm tới lên 4.500 tỉ đô la Đài Loan, phần lớn nhờ vào các chip tiên tiến. Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC), nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, ngày 9.11 cho biết sẽ xây dựng một nhà máy mới trị giá khoảng 9 tỉ USD ở thành phố Cao Hùng, phía nam của hòn đảo.
Dù vậy, các nhà sản xuất hiện vẫn phải vật lộn để theo kịp với nhu cầu tăng cao và tình trạng thiếu chip dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022, ngay cả khi họ đã đầu tư rất nhiều để nâng cao công suất mới. Nguyên nhân một phần của vấn đề là nguồn cung cấp vật liệu thượng nguồn, như tấm silicon 300 mm cho chip tiên tiến, không phát triển đủ nhanh.
"Sản xuất chất bán dẫn có thể gặp phải tình trạng tắc nghẽn vào năm 2022", Bộ phận Nghiên cứu Công nghiệp của Ngân hàng Mizuho có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản) cảnh báo. Lo ngại trước khả năng này, Bộ Kinh tế Đài Loan đã tổ chức cuộc hội thảo chung với Ngân hàng Mizuho ở Đài Bắc hôm 25.11 để khuyến khích đầu tư của Nhật Bản vào hòn đảo. Phần lớn thiết bị và vật liệu sản xuất chip được sử dụng ở Đài Loan có xuất xứ từ Nhật Bản. "Chúng tôi đặc biệt coi trọng mối quan hệ với Nhật Bản", quan chức cơ quan quản lý kinh tế Đài Loan Chen Chern-chyi nói.
Bà Lora Ho, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách kinh doanh châu Âu và châu Á của TSMC, cũng kêu gọi các nhà cung cấp Nhật Bản đầu tư vào sản xuất khí và vật liệu lỏng cho ngành công nghiệp bán dẫn ở Đài Loan.
Yêu cầu dữ liệu chip của Mỹ có thể mở đường cho các nước khác làm theo Có nhiều ý kiến lo ngại yêu cầu cung cấp thông tin chuỗi cung ứng chip từ phía Mỹ có thể tạo tiền đề cho chính phủ các nước khác thu thập dữ liệu phục vụ cho "những mục đích kém xứng đáng hơn". Theo Bloomberg, một nhóm thương mại bao gồm các công ty công nghệ và nhà sản xuất chip lớn...