Intel sắp thâu tóm Tower Semiconductor với giá 6 tỉ USD
Intel được cho là có thể sớm công bố thương vụ mua lại Tower Semiconductor với giá gần 6 tỉ USD nhằm giúp công việc kinh doanh đúc của họ tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo Engadget, Tower Semiconductor là công ty chip đến từ Israel, và kết quả thương vụ có thể sẽ được Intel công bố trong tuần này trừ khi các cuộc đàm phán đột ngột đổ vỡ. Công ty của Israel có giá trị thị trường vào khoảng 3,6 tỉ USD, nổi bật với việc sản xuất nhiều loại chip khác nhau cho khách hàng trong các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, sản xuất thiết bị y tế và công nghiệp.
Thương vụ mua Tower Semiconductor có thể sẽ được Intel thông báo trong tuần này
Video đang HOT
Trang web của Tower Semiconductor cho thấy họ có 7 cơ sở chế tạo đặt tại Israel, Ý, Mỹ và Nhật Bản để sản xuất chip 6 inch, 8 inch và 12 inch. Theo Tom’s Hardware, các quy trình sản xuất mà Tower Semiconductor sử dụng không phải là tiên tiến, nhưng Tower Semiconductor có thể sản xuất ra một khối lượng chip lớn hoạt động ổn định và thường xuyên.
Được biết, trước khi mua lại Tower Semiconductor, Intel được cho là đã đàm phán để mua lại nhà sản xuất chip lớn hơn nhiều là GlobalFoundries với giá khoảng 30 tỉ USD. Tuy nhiên, thương vụ không thành công và GlobalFoundries lựa chọn giải pháp IPO.
Vào năm ngoái, Intel cũng đưa ra cam kết chi 20 tỉ USD để xây dựng hai nhà máy ở Arizona (Mỹ) và giải thích rằng doanh nghiệp đúc mới sẽ được điều hành như một đơn vị kinh doanh riêng. Vào đầu năm nay, công ty cũng tiết lộ kế hoạch xây dựng một cơ sở bán dẫn lớn ở Ohio với hy vọng trở thành “địa điểm sản xuất silicon lớn nhất hành tinh”. Cơ sở này sẽ sử dụng các thiết bị trong khu phức hợp để sản xuất cả chip cho Intel và khách hàng.
Nóng lòng cạnh tranh TSMC, Intel thâu tóm công ty đúc chip của Israel
Theo The Wall Street Journal, Intel có thể sớm công bố thương vụ mua lại Tower Semiconductor, công ty sản xuất chip với giá gần 6 tỷ USD.
Thương vụ dự kiến được công bố trong tuần này trừ khi cuộc đàm phán có bất ngờ vào phút chót.
Tower, công ty được định giá thị trường khoảng 3,6 tỷ USD, đang là nhà sản xuất các loại vi xử lý cho nhiều tệp khách hàng, từ chế tạo ô tô, y tế cho tới trang thiết bị công nghiệp. So với gã khổng lồ đúc chip TSMC của Đài Loan, Tower có doanh số hàng năm thấp hơn nhiều, chỉ đạt 1,3 tỷ USD.
Website của nhà sản xuất chip này cho thấy họ có 7 cơ sở chế tạo đặt tại Israel, Ý, Mỹ và Nhật Bản để sản xuất các bộ vi xử lý 6 inch, 8 inch và 12 inch. Theo Tom's Hardware, quy trình sản xuất công ty này đang sử dụng không phải tiên tiến nhất, nhưng điều quan trọng Tower chỉ cần có khả năng sản xuất số lượng chip lớn một cách thường xuyên và đáng tin cậy.
Trước đó, Intel được cho là đã đàm phán mua lại GlobalFoundaries, công ty đúc chip có quy mô lớn hơn, với định giá khoảng 30 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ không thành công và GlobalFoundaries sẽ tiến hành IPO (phát hành công khai chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng).
Năm 2021, Intel mở lại các dịch vụ đúc chip với việc cam kết đầu tư 20 tỷ USD xây dựng 2 nhà máy tại Arizona. Các nhà máy này sẽ hoạt động như một đơn vị kinh doanh riêng của hãng. Đầu năm 2022, Intel tiết lộ kế hoạch xây dựng một cơ sở sản xuất bán dẫn lớn tại Ohio với kỳ vọng trở thành "địa điểm sản xuất silicon lớn nhất hành tinh", khi tận dụng các thiết bị trong khu phức hợp để sản xuất cả vi xử lý nội bộ cũng như đơn đặt hàng của bên ngoài.
Việc đúc chip thuê cho các công ty khác yêu cầu phải có kinh nghiệm xử lý các loại chip với thiết kế khác nhau. Pat Gelsinger, CEO của Intel từng cho biết, trước đây, Intel không đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực này là do thiếu sự cam kết và đầu tư lâu dài.
Theo Bloomberg, công ty Tower sản xuất các loại vi xử lý quản lý điện năng, cảm biến hình ảnh cũng như nhiều loại khác. Khách hàng của công ty gồm có Analog Devices (công ty bán dẫn chuyên về chuyển đổi dữ liệu và xử lý tín hiệu) và Broadcom (công ty phần mềm bán dẫn và cơ sở hạ tầng).
Cả Intel và Tower đều từ chối đưa ra bình luận về thông tin trên.
Trung Quốc ra mắt nền tảng sản xuất chip nhắm vào Intel, AMD Trung Quốc có kế hoạch thành lập tổ chức đặc biệt để thúc đẩy các trung tâm phát triển phần mềm, vật liệu và thiết bị sản xuất. Theo Nikkei, đề xuất được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang gấp rút xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn, nhằm tăng khả năng miễn nhiễm với lệnh trừng phạt của Mỹ....











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Cuối tuần lười nghĩ thực đơn, không muốn bày vẽ, nhưng muốn món ngon, đủ chất: Đây là 5 món "cực phẩm" Chatgpt chỉ mẹ
Ẩm thực
05:42:09 13/04/2025
Bố chồng chia thừa kế nhưng lại ép tôi ký giấy khước từ tài sản, tôi đưa ra 2 thứ khiến nhà họ tái mặt, run rẩy
Góc tâm tình
05:27:25 13/04/2025
573 nhãn hiệu sữa giả, 11 công ty và doanh thu gần 500 tỷ đồng
Pháp luật
23:51:47 12/04/2025
Bất ngờ vì láng giềng của Dải Ngân hà đang bị xé toạc
Thế giới
23:48:32 12/04/2025
Phản ứng của Thiều Bảo Trâm khi thấy "giấy đăng ký kết hôn"
Sao việt
23:45:25 12/04/2025
Không chỉ "chủ tịch showbiz", các nghệ sĩ nam này từng công khai ủng hộ băng vệ sinh cho chị em phụ nữ
Sao âu mỹ
23:41:39 12/04/2025
Động thái của Matic sau màn chế nhạo Onana
Sao thể thao
22:47:59 12/04/2025