Intel gây sốc với con chip có khả năng ‘ngửi’ được 10 hóa chất độc hại
Sẽ như thế nào nếu có những chiếc ‘mũi điện tử’ giúp con người phát hiện ra vũ khí và bệnh tật?
Intel cho biết chip Loihi của hãng đã học và nhận biết được 10 mùi.
Trong tất cả các giác quan, mùi hương là một thứ mà trí tuệ nhân tạo khó phát hiện ra nhất. Nhưng điều đó không làm nhụt chí các nhà khoa học nghiên cứu, thử nghiệm.
Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Intel và Đại học Cornell đã hợp tác tạo ra một con chip thần kinh có khả năng học và nhận biết được 10 hóa chất độc hại. Trong tương lai, công nghệ này có thể giúp phát triển những chiếc “mũi điện tử” và robot nhằm phát hiện vũ khí, chất nổ và thậm chí là cả bệnh tật.
Sử dụng con chip thần kinh Loihi của Intel, nhóm nghiên cứu đã thiết kế một thuật toán dựa trên các mạch khứu giác của não. Khi bạn ngửi thấy một thứ gì đó, các phân tử sẽ kích thích các tế bào khứu giác trong mũi của bạn. Những tế bào này tiếp tục gửi tín hiệu đến hệ thống khứu giác của não, sau đó phát ra các xung điện. Các nhà nghiên cứu đã “bắt chước” quá trình này để tạo ra Loihi.
Theo Intel, con chip có khả năng nhận biết được tới 10 mùi hương, trong đó có những chất quan trọng như a-xê-tôn (một chất hóa học được dùng nhiều trong sản xuất chất dẻo, nhựa, plastic,….), a-mô-ni-ắc (khí không màu, có mùi hăng, thường dùng trong ngành điện lạnh, phân bón), khí mê-tan cùng nhiều chất nồng mùi khác. Điều ấn tượng nhất là Loihi có thể học được từng mùi hương chỉ bằng một mẫu duy nhất.
“Đây là một ví dụ điển hình của những nghiên cứu đương đại về sự kết hợp giữa khoa học thần kinh và trí tuệ nhân tạo”, ông Nabil Imam, một nhà nghiên cứu khoa học cao cấp của Intel cho biết.
Video đang HOT
Ngoài Intel và Đại học Cornell, nhiều công ty và viện nghiên cứu trên khắp thế giới cũng đang nỗ lực để phát triển AI có khả năng phát hiện mùi. Nhóm Google Brain của Google hiện đang hợp tác với các nhà điều chế nước hoa nhằm nhận biết các phân tử mùi hương. Các nhà nghiên cứu của Nga cũng đang sử dụng AI để phát hiện ra các hỗn hợp khí gây chết người, thậm chí họ còn cố gắng tái tạo mùi hương của một loài hoa đã tuyệt chủng bằng máy học.
“Việc hiểu được cách não bộ giải quyết các vấn đề tính toán phức tạp có thể cung cấp cho chúng ta những manh mối quan trọng để thiết kế trí thông minh cho máy móc một cách hiệu quả”, ông Imam tuyên bố. Nói cách khác, chúng ta có thể hiểu não đã nhận biết mùi như thế nào và điều đó sẽ thay đổi cách chúng ta thiết kế AI.
Theo viet times
Nghiên cứu của Mỹ cảnh báo màn hình LCD rò rỉ hóa chất độc hại
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Kỷ yếu Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ cho biết, các màn hình tinh thể lỏng (LCD) trong quá trình sử dụng bình thường đã rò rỉ các hạt hóa chất ra môi trường xung quanh.
Công nghệ LCD đã và đang được ứng dụng rất phổ biến trong các thiết bị như điện thoại thông minh, tivi, máy tính bảng và thậm chí là các tấm thu điện mặt trời.
Nguy cơ phơi nhiễm cao
Trong nghiên cứu này, nhóm khoa học đã thu thập các mẫu bụi tại 7 tòa nhà tại Trung Quốc gồm quán ăn tự phục vụ, ký túc xá sinh viên, lớp học, khách sạn, nhà, phòng thí nghiệm và một cửa hàng sửa chữa đồ điện tử.
Gần một nửa trong số 53 mẫu bụi kiểm tra cho kết quả dương tính với các hạt tinh thể lỏng, vốn là phần phải được bịt kín hoàn toàn bên trong màn hình sau khi sản xuất. Các hạt tinh thể lỏng thậm chí còn được tìm thấy trong cả những mẫu bụi thu thập ở những nơi mà tại thời điểm thu thập không có các thiết bị LCD.
Nhóm nghiên cứu quốc tế đã phân tích 362 loại vật liệu hóa chất được sử dụng trong công nghệ sản xuất màn hình tinh thể lỏng và nhận thấy gần 100 loại có khả năng là chất độc hại. Những hạt này không phân rã nhanh và có khả năng di chuyển linh động trong môi trường.
Cũng theo nghiên cứu, khi hít phải hay ăn vào, các hạt tinh thể này có thể tích tụ lại theo thời gian trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe, tiềm ẩn khả năng gây ra các bệnh về tiêu hóa cũng như những trục trặc sức khỏe khác.
Chia sẻ về kết luận nghiên cứu trong thông cáo báo chí, ông John Giesy - chủ trì nghiên cứu, chuyên gia về lĩnh vực chất độc hại trong môi trường của Đại học Saskatchewan (Canada) - cho biết: "Những hóa chất này là loại bán dung dịch, có thể xâm nhập môi trường tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình sản xuất, tái chế. Chúng cũng sẽ bốc hơi khi bị đốt nóng".
"Giờ thì chúng ta cũng biết rằng các sản phẩm (điện tử) đang thải ra những hóa chất này ngay trong khi ta sử dụng chúng" - nhà khoa học kết luận.
Bản thân nghiên cứu này chưa thể đánh giá chi tiết những hậu quả tiêu cực cụ thể với sức khỏe con người ở tình huống các tinh thể lỏng tích tụ lại bên trong cơ thể theo thời gian.
Họ chỉ mới dừng ở kết luận trên thực tế, các tinh thể lỏng đã rò rỉ từ những thiết bị sử dụng công nghệ LCD ngay trong điều kiện sử dụng bình thường và các thành phần hóa chất bị rò rỉ đó có khả năng gây hại cho sức khỏe con người.
Cảnh báo sớm đầu tiên
Các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh các chất độc hại có trong điện thoại cũng tương tự như chất chống cháy. Đây là những chất đã được chứng minh là độc hại với cơ thể sống, gây trục trặc hệ tiêu hóa của động vật và ngăn cản hấp thụ dinh dưỡng. Chúng cũng gây rối loạn hoạt động của túi mật và tuyến giáp.
Vì lẽ đó, theo tác giả chủ trì nghiên cứu Giesy, nhiệm vụ đặt ra tiếp theo với họ là hiểu và làm rõ ảnh hưởng của những hóa chất rò rỉ từ màn hình LCD với sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.
"Vì những thiết bị loại này ngày càng được sản xuất nhiều hơn nên khả năng chúng sẽ rò rỉ vào môi trường cũng ngày càng cao hơn" - ông Giesy nói.
Ông Giesy thừa nhận chưa có các tiêu chuẩn nào trong việc đo lường mức độ rò rỉ, và cũng chưa có những quy định quản lý nào đặt ra để giới hạn mức độ phơi nhiễm của hóa chất rò rỉ với người dùng.
Sở dĩ nghiên cứu vừa công bố của nhóm chuyên gia do ông Giesy chủ trì gây chú ý với giới khoa học là bởi ông chính là người đầu tiên có công trình nghiên cứu cảnh báo về các hóa chất perfluorinated và polyfluorinated chemicals (PFC).
PFC là chất từng được dùng trong mọi loại sản phẩm chống nước và dầu như áo mưa và chảo chống dính. Chính phát hiện từ nghiên cứu của ông Giesy đã dẫn tới lệnh cấm toàn cầu sử dụng chất PFC.
Nhu cầu sử dụng công nghệ LCD đã tăng kể từ thập niên 1990 cùng với số lượng máy tính cá nhân, camera số, tivi số, điện thoại di động và các thiết bị điện tử thông minh gia tăng từ lúc đó.
Dữ liệu thống kê của Hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit cho biết trong năm 2018, tổng diện tích màn hình LCD xuất xưởng toàn cầu đạt 198 triệu mét vuông. Việc xử lý các rác thải điện tử LCD cũng đặt ra nhiều thách thức đáng kể.
Kỷ yếu Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ (thường viết tắt là PNAS hoặc PNAS USA) là tạp chí khoa học được các chuyên gia trong giới thẩm định, bình duyệt. Đây là tạp chí chính thức của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ, xuất bản từ năm 1915, cũng là tờ tạp chí khoa học được trích dẫn nhiều thứ 2 trong giai đoạn 2008-2018.
Theo VN Review
AMD ra mắt CPU Ryzen 9 4900H 8 nhân 16 luồng cho laptop, quyết đấu với Intel Core i9 AMD tiếp tục bành trướng trong mảng laptop gaming với CPU Ryzen. AMD vừa mới công bố dòng CPU đầu bảng dành cho mobile - Ryzen 9 4900H. Dự kiến ra mắt vào mùa xuân năm nay, CPU có 8 nhân 16 luồng, xung nhịp cơ bản 3,3GHz và xung nhịp boost đơn nhân là 4,4GHz. Ngoài ra, con chip này còn có...