Intel Core i9-13900K có thể nóng tới 100C khi hoạt động
13900K đang được nhiều người quan tâm.
Là một con chip được định vị ở phân khúc cao cấp, được thiết kế để xử lý các tác vụ nặng trong thời gian dài liên tục, bên cạnh vấn đề về hiệu năng, câu chuyện nhiệt lượng cũng là một trong những khía cạnh được người dùng đặc biệt quan tâm trên Intel Core i9-13900K. Một thử nghiệm sớm cho mẫu CPU thế hệ thứ 13 Raptor Lake-S sắp ra mắt của Intel đã được công bố, và cho thấy cả mức tiêu thụ điện năng cũng như nhiệt lượng mà con chip tỏa ra dường như đều ở mức khá cao.
Trong thử nghiệm với Extreme Tuning Utility (XTU), con số PL4 (Power Limit 4) của Core i9-13900K dường như đạt mức tiêu thụ điện năng lên đến 420W. Nhiệt lượng mà con chip tỏa ra trong bài kiểm tra này cũng tồi tệ không kém, khi nó đạt tới 100C ngay cả với bộ tản nhiệt chuyên dụng 360mm AIO. Có lẽ XTU chỉ ra rằng chip đã được điều chỉnh nhiệt.
Video đang HOT
Mặc dù mức tiêu thụ điện năng và nhiệt độ như vậy có thể khiến nhiều người cảm thấy “lấn cấn”, nhưng hiệu suất mà CPU đạt được lại khá tốt. Trong các tình huống thử nghiệm đa luồng, đã có sự cải thiện lên tới khoảng 40% về thông lượng trong Core i9-13900K Raptor Lake-S so với con chip thế hệ 12 Core i9-12900KF Alder Lake-S. Trong một số trường hợp, người dùng hoàn toàn có thể đạt ngưỡng cải thiện hiệu năng lên đến 50%. Còn về hiệu suất đơn luồng, sẽ không có nâng cấp quá lớn giữa Core i9-13900K và Core i9-12900KF, khi mức chênh lệch chỉ rơi vào khoảng 10%.
Nhìn chung, sự gia tăng đáng kể về hiệu suất đa luồng mà Core i9-13900K có được chủ yếu là nhờ vào tám lõi E (tiết kiệm điện năng) bổ sung mà dòng Alder Lake tiền nhiệm không có. Cùng với đó là hàng loạt cải tiến chung cho mỗi chu kỳ (IPC). So với Alder Lake-S 16 lõi 24 luồng, Raptor Lake-S sở hữu tới 24 lõi và 32 luồng.
Hàng trăm chim cánh cụt chết trên bờ biển mỗi ngày ở New Zealand
Hàng trăm con chim cánh cụt xanh chết trên bờ biển New Zealand mỗi ngày, với nguyên nhân ban đầu được cho là do nhiệt độ nước biển gia tăng.
Chim cánh cụt xanh, loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới, đang có nguy cơ tuyệt chủng ẢNH CHỤP MÀN HÌNH INDEPENDENT
Tờ The Guardian ngày 15.6 đưa tin giới khoa học đang tìm hiểu nguyên nhân khiến hàng trăm con chim cánh cụt xanh chết và bị trôi dạt lên những bãi biển ở New Zealand hằng ngày.
Tại vùng cực bắc của New Zealand, loài chim cánh cụt bản địa này chết la liệt trên bãi biển và giới chuyên môn ước tính có khoảng 200 con bị trôi dạt lên bờ mỗi ngày.
Bộ Bảo tồn New Zealand cho rằng nhiệt độ nước biển gia tăng có thể là nguyên nhân khiến loài chim cánh cụt nhỏ bé này chết hàng loạt. Đại dương hấp thụ hơn 90% nhiệt lượng dư thừa trong bầu khí quyển, chủ yếu do việc đốt nhiên liệu hóa thạch.
Theo Newsweek, hiện tượng chim cánh cụt xanh chết và trôi dạt trên bãi biển ở New Zealand xảy ra từ đầu tháng 5 khi một người dân địa phương là Carol Parker phát hiện một số thi thể của chúng tại bãi biển Tokerau.
"Ngày hôm sau, chúng tôi ở bãi biển Tokerau và phát hiện 22 con chim cánh cụt chết. Một số trông như chỉ mới trôi dạt lên vào đêm hôm trước", bà cho biết.
Chuyên gia Graeme Taylor tại Bộ Bảo tồn New Zealand cho hay nhiều con có dấu hiệu đói và mất nhiệt. "Thông thường, chim cánh cụt này nặng khoảng 1 kg, nhưng chúng đói và chỉ nặng khoảng 500-600 gram và chỉ còn da bọc xương. Chúng không còn mỡ trên cơ thể cần thiết để ở trong nước suốt mọi lúc", chuyên gia này cho biết.
Bộ Bảo tồn New Zealand cảnh báo rằng có những dấu hiệu đáng báo động về biến đổi khí hậu và những loài khác cũng bị tác động. Cơ quan này khuyến cáo người dân cứ để những thi thể chim cánh cụt chết trên bãi biển để chúng cuốn ra biển và phân hủy tự nhiên.
Bí ẩn chết chóc: Tác chiến điện tử định hình xung đột Nga - Ukraine Tác chiến điện tử đã trở thành yếu tố quan trọng hơn rất nhiều trong các cuộc giao tranh ác liệt ở vùng Donbass, song năng lực của Nga hay Ukraine trong lĩnh vực này vẫn là ẩn số. Trên các chiến trường ở Ukraine, một hành động đơn giản là bật nguồn điện thoại di động có thể gây ra cảnh chết...