Intel chấm dứt liên minh modem 5G với nhà sản xuất chip được Bắc Kinh hậu thuẫn
Việc Intel tuyên bố ngừng hợp tác với Unisoc là một đòn mạnh giáng vào tham vọng tạo ra sự ảnh hưởng lớn hơn trên thị trường chip của Trung Quốc.
Intel đã chấm dứt mối quan hệ chia sẻ modem 5G mới nhất của mình với nhà sản xuất chip di động lớn thứ hai của Trung Quốc trong bối cảnh lo ngại việc chuyển giao công nghệ có thể tạo ra các vấn đề giữa họ với chính quyền Washington.
Intel vừa chấm dứt hợp tác với Unisoc – một công ty được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn
Năm ngoái, gã khổng lồ chip của Mỹ còn ca ngợi thỏa thuận với Unisoc – một công ty do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn – sẽ cho phép họ tiếp cận thị trường chip lớn của Trung Quốc. Trong khi đó, quan hệ đối tác chuyển giao công nghệ được coi là quan trọng đối với tham vọng của Bắc Kinh nhằm xây dựng một con chip nội địa tiên tiến.
Tuy nhiên, sự sụp đổ của mối quan hệ đối tác diễn ra chưa đầy 12 tháng này (công bố vào MWC năm ngoái) cho thấy chiến dịch dài hơi của Washington nhằm kiềm chế sự thống trị của Trung Quốc đối với các ngành công nghệ cao đang phát huy một phần hiệu quả của nó.
Hoa Kỳ đã cấm các cơ quan nhà nước sử dụng các thiết bị, linh kiện từ một số công ty Trung Quốc và đang vận động các đồng minh để chặn Huawei, nhà cung cấp thiết bị viễn thông của Trung Quốc, tham gia vào quá trình xây dựng hạ tầng mạng 5G.
Intel nhấn mạnh rằng mối quan hệ đối tác kết thúc không phải do những áp lực chính trị từ Washington.
Video đang HOT
Robert Topol, tổng giám đốc Văn phòng Chương trình và Chiến lược 5G của Intel, nói tóm tắt tại MWC Barcelona năm nay: “Quyết định chấm dứt quan hệ với đối tác Unisoc vừa được đưa ra gần đây. Cùng nhau, chúng tôi quyết định sẽ không tiếp tục mối quan hệ hợp tác nữa”.
Tuy nhiên, các nguồn tin quen thuộc cho biết tình hình căng thẳng kinh tế hiện nay giữa Washington và Bắc Kinh là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định của Intel, bên cạnh các yếu tố khác.
Một người nắm rõ thông tin đã cho Nikkei Asian Review biết: “Cựu Giám đốc điều hành Intel Brian Krzanich là người ủng hộ và người khởi xướng cho thỏa thuận này … nhưng bây giờ ông đã rời khỏi vị trí này. Đồng thời, Intel lo ngại mối quan hệ chặt chẽ hơn với công ty do chính phủ Trung Quốc tài trợ có thể khiến họ gặp khó khăn với chính phủ Hoa Kỳ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa 2 bên đang căng thẳng”.
Năm 2014, Intel đã đầu tư 1,5 tỷ USD cho 20% cổ phần của công ty Tsinghua Unigroup để kiểm soát Unisoc. Topol nói với Nikkei rằng ông không biết về bất kỳ thay đổi nào đối với khoản đầu tư của Intel vào công ty Trung Quốc. Sự kết thúc của liên minh là một đòn giáng mạnh vào Unisoc, một công ty con của Tsinghua Unigroup được nhà nước hậu thuẫn, trước đây được biết đến với cái tên Unigroup Spreadtrum & RDA. Họ đã từng hi vọng sự hợp tác sẽ giúp thu hẹp khoảng cách công nghệ với các đối thủ trong ngành như Qualcomm và MediaTek. Vua chip PC Intel cũng đã hy vọng mở rộng hoạt động kinh doanh di động của mình tại thị trường Trung Quốc thông qua mối quan hệ với Unisoc.
Nhưng chiến lược của công ty Hoa Kỳ đã thay đổi trong bối cảnh căng thẳng thương mại và sau khi Krzanich bị loại khỏi vị trí CEO vào tháng 6 (sau khi mối quan hệ tình cảm của ông với một nhân viên nữ bị bại lộ – đây là quy định cấm tại Intel).
Sean Yang, một nhà phân tích của công ty tư vấn thị trường CINNO cho biết: “Mất mối quan hệ với Unisoc không phải vấn đề gì lớn với Intel. Intel vẫn có thể hợp tác với các công ty tiềm năng khác của Trung Quốc để mở rộng ảnh hưởng tại thị trường này. Nhưng đối với Unisoc của Trung Quốc, điều đó có nghĩa là mất cơ hội học hỏi nhanh chóng từ một trong những cái tên dẫn đầu về công nghệ chip”.
Unisoc từ chối bình luận về quan hệ đối tác của Intel. Nhưng tại Barcelona vào thứ ba, công ty Trung Quốc cho biết họ có kế hoạch giới thiệu chip modem 5G do chính mình tự thiết kế mà không cần sự trợ giúp từ Intel.
Sự kết thúc của mối quan hệ hợp tác diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ đàn áp các công ty công nghệ Trung Quốc, bao gồm các cáo buộc về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ đối với Huawei Technologies và các cáo buộc gián điệp kinh tế liên quan đến Fujian Jinhua Integrated Circuit – một nhà sản xuất chip nhớ.
Nhưng Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố trong một tweet vào thứ Hai rằng Hoa Kỳ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, bao gồm cả vấn đề về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Trump cũng chỉ ra rằng Washington có thể thay đổi thái độ đối xử với các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc như Huawei, ZTE nhờ vào một thỏa thuận thương mại.
Năm ngoái, Intel cho biết việc hợp tác với Tsinghua Unigroup là một cam kết chiến lược lâu dài bao gồm việc sản xuất các sản phẩm sử dụng modem 5G XMM 8000 mới nhất của công ty Mỹ. Chip modem giúp xác định chất lượng cuộc gọi điện thoại và tốc độ truyền dữ liệu, một yếu tố hỗ trợ thiết yếu cho mạng di động thế hệ thứ năm.
XMM 8160, chip 5G mới nhất của Intel sẽ sẵn sàng trong năm nay và sẽ được sử dụng cho nhiều thiết bị bắt đầu từ năm 2020.
Theo TrendForce, Unisoc đạt doanh thu 1,64 tỷ USD trong năm 2018. Công ty đóng vai trò là nhà cung cấp cho các mẫu di động giá rẻ của Vivo, TCL, ZTE, Lenovo, Micromax, Lava và Samsung Electronics.
Tham khảo: Nikkei
Vivo ra mắt thương hiệu riêng mang tên "iQOO", cạnh tranh trong phân khúc smartphone cao cấp
Những chiếc smartphone cao cấp mang thương hiệu iQOO được dự đoán sẽ có giá bán lên đến khoảng 740 USD.
Theo một bài đăng mới đây trên trang Weibo chính thức của mình, Vivo đã ra mắt một thương hiệu riêng mang tên "iQOO". Đây sẽ là thương hiệu smartphone cao cấp, nhằm phân biệt với những dòng smartphone từ giá rẻ đến tầm trung của Vivo trước đây.
Thương hiệu iQOO vẫn sẽ thuộc công ty Vivo Mobile Communications, tuy nhiên các hoạt động của iQOO sẽ độc lập hoàn toàn với công ty mẹ. Có thể thấy thương hiệu smartphone cao cấp của Vivo sẽ hoạt động giống như Redmi của Xiaomi, hay Realme của OPPO.
Trong khi những chiếc smartphone của Vivo có giá bán trong khoảng 150 - 590 USD, những chiếc smartphone cao cấp mang thương hiệu iQOO được dự đoán sẽ có giá bán lên đến khoảng 740 USD.
Tuy nhiên hiện tại Vivo và iQOO vẫn chưa tiết lộ thông tin gì về chiếc smartphone flagship sẽ ra mắt tiếp theo. Theo những nguồn tin mới đây cho biết, thương hiệu iQOO sẽ hướng tới thị trường toàn cầu thay vì chỉ giới hạn tại Trung Quốc.
Rất có thể chiếc smartphone đầu tiên mang thương hiệu của iQOO sẽ được ra mắt tại sự kiện công nghệ MWC 2019, diễn ra từ ngày 24 tháng 2 tới đây.
Như vậy là xu hướng tách riêng các thương hiệu con để xác định rõ từng thị phần giá bán khác nhau vẫn đang được các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc ưa chuộng. Chúng ta có Honor của Huawei, Motorola của Lenovo, Nubia của ZTE, Charm Blue của Meizu, Realme của OPPO, POCO, Redmi và Black Shark của Xiaomi.
Tham khảo: Gizmochina
Thử nghiệm mở khóa khuôn mặt chỉ bằng ảnh chụp trên 110 mẫu smartphone: 42 mẫu dễ dàng bị vượt qua Mở khóa khuôn mặt rất thú vị, tiện lợi, và ngày càng phổ biến. Nhưng nó có an toàn không? Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Hiệp hội Người tiêu dùng Hà Lan trên nhiều điện thoại phổ biến trên thị trường hiện nay, hệ thống mở khóa khuôn mặt có thể dễ dàng bị đánh bại chỉ với một bức...