Instagram cho livestream lên tới 4 giờ
Mạng xã hội hình ảnh Instagram đã giúp người dùng thoát khỏi giới hạn thời lượng livestream trong vòng 1 giờ như trước đây.
Thông báo cập nhật thời lượng live của Instagram
Instagram đã tiến hành cập nhật và mang tới cho người dùng một số thay đổi đối với tính năng phát video trực tiếp (livestream) của mình. Mục đích chính là cung cấp cho các nhà sáng tạo nội dung tùy chọn phát video trực tiếp có thời lượng dài hơn trên nền tảng. Bên cạnh đó dịch vụ cũng đang cập nhật khoảng thời gian người dùng có thể lưu các video trực tiếp đó vào mục lưu trữ của mình.
Trong một tweet thông báo chính thức từ Twitter, Instagram cho biết hiện có thể phát trực tiếp trong tối đa 4 giờ. Sự thay đổi này là một phần mở rộng đáng chú ý so với giới hạn 1 giờ trước đó và phù hợp với giới hạn phát video trực tiếp của Facebook trên thiết bị di động. Thay đổi sẽ được triển khai cho tất cả người dùng trên toàn thế giới, mặc dù chỉ những người không có hồ sơ về sở hữu trí tuệ hoặc vi phạm chính sách mới có thể sử dụng tính năng.
Ngoài ra, bạn có thể lưu và xem các video đã live của riêng mình trong kho lưu trữ riêng tư trong tối đa 30 ngày sau khi phát. Sau thời gian đó, các video sẽ bị xóa. Đó là tính năng tương tự mà bạn có thể sử dụng để lưu trữ Stories và bài đăng trên Instagram.
Cuối cùng, Instagram đang thêm mục Live Now trong ứng dụng IGTV, mục này nằm ở tab Explore cho phép bạn tìm thấy nhiều video đang livestream hơn.
Ôm mộng kiếm tiền, nhiều ngôi sao Instagram "di cư" sang TikTok
Không còn xem TikTok là ứng dụng của thiếu nhi, nhiều người nổi tiếng trên Instagram, YouTube đã chuyển sang TikTok với hi vọng có nguồn thu mới.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Alana Tsui chưa từng nghĩ về việc tham gia TikTok trước khi dịch bệnh diễn ra. Nghệ sỹ này đã có số lượng người theo dõi lớn trên Instagram và cũng như nhiều bạn bè khác, cô cho rằng TikTok là ứng dụng cho các cháu thiếu niên.
Tuy nhiên, dịch bệnh kéo tới New York buộc Tssui phải ở nhà tránh dịch và có nhiều thời gian rảnh khám phá điều mới mẻ. Từ việc thấy TikTok khá thú vị, hiện tại ngôi sao Instagram đôi lúc đăng tới 4 video/ngày lên TikTok.
Tsui không cô đơn. Trong vài tháng qua, hàng trăm triệu người khắp thế giới đã tải TikTok để xua đi sự nhàm chán trong thời gian cách ly. Với nhiều người, ứng dụng chính là lối thoát thú vị giữa các tin tức u ám về virus và suy thoái kinh tế.
TikTok chớp thời cơ chuẩn xác khi nhanh chóng tung ra các hashtag như "HappyAtHome" (ở nhà vẫn vui), lôi kéo cả phụ huynh của người dùng vào các video. Ứng dụng còn quảng bá livestream các nội dung nhẹ nhàng như khung cảnh tại khu bảo tồn gấu trúc.
Nỗ lực của TikTok đã được đền đáp. Theo Sensor Tower, từ tháng 1 tới tháng 3 năm nay, ứng dụng được tải xuống 315 triệu lần, cao hơn bất kỳ tên tuổi nào khác. Tính tổng thể, TikTok có 2 tỷ lượt tải, tăng gấp đôi so với 15 tháng trước đó.
Công ty cũng chiếm trọn trái tim của các ngôi sao trên các nền tảng đối thủ như Taylor Richard, một nhà sáng tạo nội dung, người có ảnh hưởng với hơn 300.000 người theo dõi trên Instagram và 1,1 triệu người đăng ký trên YouTube. TikTok đã tiếp cận với cô từ năm 2019. Richard, 31 tuổi, từng nghĩ cô quá già để chơi TikTok.
Song, giống với Tsui, dịch bệnh khiến cô trở nên nghiện các video 15 giây trên nền tảng. Cô cũng thích việc ngày càng có nhiều người "già" thuộc thế hệ cô tham gia TikTok. Nhiều bài hát cũ được ưa chuộng.
Richard có khoảng 15.000 người theo dõi trên TikTok dù mới gia nhập đầu tháng 4. TikTok gửi cho cô email hàng tuần và thông báo hiệu quả của hashtag, cung cấp các mẫu video đang phổ biến.
Lượng người đăng ký mới kỷ lục là thắng lợi lớn với công ty chủ quản ByteDance. Đây là mạng xã hội duy nhất của người Trung Quốc giành được sự chú ý bên ngoài đại lục. Song, không thể không kể đến thành công của TikTok ngay trên chính sân nhà, cho thấy tham vọng trở thành cỗ máy kiếm tiền trong tương lai.
Ba tháng bùng nổ
Sensor Tower cho biết các ứng dụng di động của ByteDance mang về 157 triệu USD trong quý I/2020. Gần 90% doanh thu đến từ Trung Quốc và hầu hết dựa là của Douyin - phiên bản nội của TikTok. Đây là quý kỷ lục đối với ByteDance với tăng trưởng 423% so với cùng kỳ năm 2019 và 50% so với quý trước đó.
Theo hãng phân tích ứng dụng AppAnnie, tuần đầu tháng 2/2020 là tuần bùng nổ của Douyin khi người dùng dành hơn 3 tỷ giờ trên ứng dụng, tăng 130% so với trung bình mỗi tuần của năm 2019. Tại Trung Quốc, livestream rất phổ biến và những người có ảnh hưởng thường kiếm tiền thông qua các khoản tiền "boa" (tip) ảo khi livestream.
Wiktoria Marszaek, một giám đốc tại Tập đoàn Tiếp thị Nam Kinh, dân mạng Trung Quốc có thói quen tip cho nhà sáng tạo nội dung. Chẳng hạn, người dùng Douyin mua trái tim hay bánh ảo để tặng cho các tác giả trong quá trình phát sóng trực tiếp. Tất cả đều quy ra doanh thu trong ứng dụng (in-app) cho ByteDance.
Dù vậy, ByteDance vẫn có thu nhập chính từ quảng cáo. Hãng tư vấn R3 ước tính ByteDance thu về khoảng 140 tỷ nhân dân tệ (19,8 tỷ USD) tiền quảng cáo trong năm 2019. Trong nhiều hạng mục, ByteDance vượt qua Tencent, Baidu và trở thành nền tảng quảng cáo số 1 Trung Quốc, theo Greg Paull, một chuyên gia của R3.
Randy Nelson, nhà phân tích của Sensor Tower, nhận định doanh thu của Douyin và TikTok đang tăng như tên lửa. Thành công trong kiếm tiền từ người dùng đưa TikTok vào chung bảng với các công ty giải trí hàng đầu khác. Khi nói tới các ứng dụng không phải game, TikTok đứng thứ ba toàn cầu về doanh thu in-app, chỉ sau ứng dụng hẹn hò Tinder và YouTube. Hai cái tên còn lại trong top 5 là Disney và Netflix. Ấn tượng hơn nữa là Trung Quốc không có Play Store do Google bị cấm. Sensor Tower chỉ theo dõi dữ liệu từ App Store và Google Play Store.
Lôi kéo ngôi sao từ các nền tảng đối thủ
TikTok mới chỉ bắt đầu kiếm tiền từ quảng cáo và livestream từ năm 2019 nên chưa thể so được về doanh thu với người anh em Douyin. Tuy nhiên, nhìn từ Douyin, có thể thấy TikTok hi vọng lặp lại thành tựu tài chính. Chẳng hạn, một năm trước, TikTok cho một số người dùng đáp ứng lượng người theo dõi nhất định được livestream.
Dù vậy, không rõ tính năng này có thể cất cánh bên ngoài Trung Quốc hay không. Marszaek nhận xét người phương Tây không quen với phong cách livestream hàng giờ để bán hàng của người Trung Quốc.
Tặng tiền ảo cho tác giả trên mạng xã hội cũng không phải hành vi phổ biến. Facebook đã có tiền in-app để người dùng tip cho nhà sáng tạo nội dung nhưng chưa bao giờ gây chú ý, theo Sensor Tower.
Theo Digiday, TikTok đang thử nghiệm các nút bấm thương mại điện tử đối với vài nhà quảng cáo và người nổi tiếng được lựa chọn. Doanh thu quảng cáo sẽ chia giữa TikTok và tác giả, tương tự trên Douyin.
Giống với nhiều công ty mạng xã hội khác, TikTok dự đoán dịch bệnh sẽ ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu quảng cáo tại Mỹ, châu Âu và các thị trường đang hoạt động. Công ty đã quyên góp "tín dụng" quảng cáo cho các tổ chức y tế để họ đăng cập nhật về dịch bệnh. TikTok cũng sẽ cung cấp thêm các không gian quảng cáo miễn phí cho nhà hàng, chủ doanh nghiệp nhỏ khi họ mở cửa trở lại.
Một khi doanh nghiệp hoạt động và chi tiêu như trước, những người dùng như Tsui đặt cược TikTok sẽ là nơi họ hái ra tiền. Trước khi chuyển tới New York, Tsui sống ở Hồng Kông, nơi cô kiếm được khoảng 1.500 USD/tháng bằng cách hợp tác với các nhãn hàng và nhà quảng cáo để quảng bá sản phẩm tới 74.000 người theo dõi trên Instagram.
Đột phá trên Instagram tại New York lại khó hơn. Song, vì hiện tại mọi người đều đang nói về TikTok, các thương hiệu lai tìm kiếm người có ảnh hưởng và làm quảng cáo trên TikTok. Nhờ chiếm được vị trí đẹp trên bảng tin "Dành cho bạn" - nơi thuật toán TikTok gợi ý các video mà người dùng có thể thích dựa trên hành vi trong quá khứ, Tsui đã tăng từ 17 lên hơn 10.000 người theo dõi trong một đêm. Hiện, cô có 27.000 người theo dõi.
Cô gái người New Zealand đang tìm cách khám phá thuật toán khét tiếng kín đáo của TikTok với hi vọng phát triển lượng khán giả đủ mạnh để có thêm thu nhập. Cô thực sự cho rằng TikTok là con đường phải đi nếu muốn quảng bá sản phẩm và quảng cáo trong tương lai.
Tính năng mới của Facebook Messenger và Instagram bị phản đối Tính năng mới giúp tài khoản Instagram nhắn tin với người dùng Messenger và ngược lại, khiến không ít người dùng tỏ ra khó chịu. Sau một thời gian thử nghiệm, người dùng Instagram và Messenger đã được cập nhật rộng rãi tính năng "nhắn tin liên ứng dụng" cho phép họ nhắn tin lẫn nhau giữa 2 dịch vụ. Ngoài việc gửi...