Infographic: Mitsubishi F-2, phiên bản mạnh nhất từ F-16 khiến Trung Quốc sợ hãi
Chiến đấu cơ Mitsubishi F-2 của Nhật Bản được coi là phiên bản mạnh nhất phát triển cơ sở máy bay F-16 của Mỹ.
Khả năng cơ động cao, hệ thống điện tử chính xác, kho vũ khí hiện đại khiến tính năng chiến đấu của F-2 mạnh hơn cả J-10 Trung Quốc.
F-2 là máy bay tiêm kích do Nhật Bản và Hoa Kỳ hợp tác nghiên cứu và sản xuất. Chúng được sản xuất bởi tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries và sự trợ giúp trực tiếp từ hãng Lockheed Martin dành cho lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới về công nghệ như General Electric, Kawasaki, Honeywell, Raytheon, NEC, và Kokusai Electric cùng tham gia, mỗi hãng sẽ chịu trách nhiệm về những bộ phận khác nhau, cuối cùng việc lắp ráp sẽ tiến hành tại Nhật Bản bởi MHI.
Việc sản xuất bắt đầu năm 1996 và chiếc đầu tiên được đưa vào phục vụ năm 2000. Đây là loại máy bay đa năng, được phát triển dựa trên loại F-16 Fighting Falcon, bay thử lần đầu tiên vào 07-10-1995.Về bản chất F-2 là sự thể hiện của F-16 Agile Falcon một phiên bản mở rộng của F-16 vào những năm 1980, khi mà Lầu Năm Góc đang dành sự thiện cảm cho chương trình máy bay chiến đấu mới (Joint Strike Fighter). Tuy được phát triển dựa trên tiêm kích F-16, nhưng nhiều chuyên gia nhận định F-2 hiện là phiên bản thành công và có tính năng chiến đấu còn nhỉnh hơn cả phiên bản F-16 gốc.
Thiết kế được chỉnh sửa so với nguyên mẫu cho diện tích cánh tăng lên 25%, đuôi ngang máy bay lớn hơn, cửa lấy khí lớn hơn. Do đó, thiết kế mới của F-2 cho khả năng trình diễn – thao diễn tốt hơn, đồng thời các thông số quan trọng của máy bay cũng được cải thiện rõ rệt. Cánh lớn hơn, đuôi ngang lớn giúp cho F-2 có lực nâng và điểu khiển góc tấn tốt hơn, điều này đã được khẳng định khi các phi công Mỹ lái thử F-2 trong mỗi lần diễn tập chung giữa Nhật – Mỹ.
Về hỏa lực, tiêm kích F-2 bố trí một pháo ba nòng cỡ 20mm M61A1 trong thân dùng cho không chiến tầm cực gần. Trên thân và cánh máy bay có 13 giá treo mang 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9L (hoặc AAM-3 của Nhật), đối không tầm trung AIM-7F/M (hoặc AAM-4 của Nhật), tên lửa không đối hạm Type 80 (tầm bắn 50km) hoặc Type 93 (tầm bắn 170km), bom có điều khiển các loại.
Video đang HOT
Radar mảng pha chủ động trên F-2 là loại J/APG-2 vừa được nâng cấp từ J/APG-1, theo một số nguồn tin, nó có khả năng phát hiện mục tiêu là máy bay chiến đấu từ cự ly 190km. Đã có tính toán cho thấy radar J/APG-2 của tiêm kích F-2 có thông số kỹ thuật tương đương với dòng Raytheon’s APG-79 được trang bị trên tiêm kích tàu sân bay F/A-18E/F Super Hornets của Mỹ.
Cùng với các hệ thống kháng nhiễu điện tử, thông tin liên lạc hiện đại và vũ khí đi kèm cũng được nâng cấp, đem lại cho tiêm kích F-2 khả năng tác chiến hoàn toàn vượt trội so với bất kì loại máy bay tiêm kích 1 động cơ nào đang hoạt động trên Thế giới.
Hiện tại đã có 98 chiếc F-2 được lắp ráp và đang có trong biên chế của Nhật Bản. Tuy được đánh giá cao hơn cả F-16 nhưng nó cũng có một cái giá đắt hơn nhiều so với F-16. F-2 được trang bị cả vũ khí do Mỹ phát triển lẫn Nhật Bản phát triển. Khả năng cơ động cao, hệ thống điện tử chính xác, kho vũ khí hiện đại khiến tính năng chiến đấu của F-2 mạnh hơn cả J-10 Trung Quốc.
Theo Việt Hùng (An ninh Thủ đô)
Cậu bé bị bắt nạt viết thư gửi các bạn
MỸ - Cậu bé RJ (11 tuổi) bị bắt nạt bằng những video đe dọa và các cuộc tấn công của bạn bè tại trường tiểu học.
Sau khi biết chuyện và làm việc với bác sĩ tâm lý, gia đình quyết định chuyển trường để RJ không phải chịu đựng thêm những áp lực. Vào ngày cuối trước khi chuyển đi, RJ gửi cho giáo viên chủ nhiệm một bức thư viết tay, mong cô giáo đọc cho các bạn cùng lớp. Dưới đây là nội dung bức thư:
"Chào cả lớp, tớ là RJ đây. Hôm nay, tớ sẽ nói cho mọi người về việc bắt nạt. Ở trường, tớ thấy việc này xảy ra rất nhiều, nhưng các cậu chẳng dám nói với giáo viên vì quá sợ hãi. Tớ cũng là một nạn nhân của hành vi này và đúng là việc thừa nhận thật khó khăn với tớ.
Bắt nạt là việc mọi người lặp đi lặp lại hành động trêu chọc với cậu nhiều lần, dù cậu đã tỏ rõ thái độ không thích. Không phải cứ phải đánh người khác thì mới là bắt nạt, đôi khi việc này còn biểu hiện cả ở những lời nói. Họ nhìn thấy khó khăn của cậu, nhưng thay vì giúp đỡ, họ cười nhạo, miệt thị và làm cậu tổn thương.
Đôi khi, mọi người bắt nạt vì ghen tị với cậu hoặc họ đang gặp khó khăn trong cuộc sống và tìm đến cậu để trút giận. Nhiều người nghĩ thật ngầu khi bắt nạt bạn bè, nhưng tớ thấy giúp đỡ và động viên người khác vượt qua khó khăn mới là ngầu nhất, còn bắt nạt là việc rất tệ.
Ảnh: WiscGEEK
Mẹ tớ bảo những kẻ bắt nạt cứ ra vẻ thế thôi, chứ họ cũng gặp khó khăn chẳng kém gì các nạn nhân của hành vi này. Họ yếu đuối nên tìm cách hạ bệ người khác để cảm giác bản thân được nâng lên.
Tớ nghĩ khi thấy ai đó bị bắt nạt hoặc chính chúng ta là nạn nhân thì không nên im lặng. Nếu giáo viên không có sự can thiệp, chúng ta có thể tìm tới bố mẹ, người thân hoặc bất kỳ ai tin tưởng để chia sẻ.
Tớ đã im lặng trong một thời gian dài vì nghĩ rằng khi chia sẻ với người lớn mọi việc sẽ tệ hơn, những kẻ bắt nạt cũng đe dọa tớ không được nói cho ai biết. Tớ thấy xấu hổ và bắt đầu trở nên ít nói, lúc nào cũng sợ sệt.
Sau đó, tớ nhận ra việc chia sẻ với người khác tuy khó khăn, thậm chí là xấu hổ, nhưng nó sẽ khiến cậu thật sự cảm thấy tốt lên và không còn cô đơn nữa. Tớ nghĩ điều quan trọng là cô giáo cũng phải giúp đỡ tụi mình vì đôi khi thấy các thầy cô hơi nghiêm khắc. Qua lá thư này, tớ hy vọng người lớn sẽ biết chúng ra cảm thấy không an toàn khi ở trường.
Tớ mong rằng, các cậu sẽ luôn mạnh mẽ, sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình với người khác khi trải qua khó khăn.
Đối với bất cứ ai đang bị bắt nạt, xin hãy nhớ điều này, chính kẻ bắt nạt mới là người có vấn đề, chứ không phải cậu đâu. Hãy mạnh mẽ và dũng cảm đưa sự thật ra ánh sáng nhé.
Tớ sẽ luôn ủng hộ và đồng hành cùng cậu.
Bạn của các cậu,
RJ".
Thanh Hằng
Theo Mirror, Together but not alone/VNE
Mỹ-Ba Lan hợp sức đánh chặn tên lửa hành trình Nga Để tăng cường khả năng đối phó với tên lửa hành trình Nga, Mỹ đã hợp tác cùng đồng minh Ba Lan phát triển hệ thống tên lửa mới. Chương trình được thực hiện với sự tham gia của nhà thầu Raytheon, Mỹ và Bộ Quốc phòng Ba Lan nhằm tạo ra một hệ thống phòng thủ tầm ngắn và tầm trung đủ...