Indonesia thử nghiệm sống chung với COVID-19
Cuộc sống sẽ quay trở lại bình thường ở Blitar, Đông Java từ tuần tới khi thành phố này trở thành địa điểm thử nghiệm chương trình sống chung với COVID-19 của chính phủ Indonesia.
Binh sĩ Indonesia xịt khử trùng lên người dân đến sân vận động tại Tây Java để tiêm vaccine COVID-19. Ảnh: AP
Tờ Straits Times (Singapore) cho biết kế hoạch này được triển khai sau khi Indonesia đã kiểm soát được làn sóng dịch COVID-19 gần đây nhất. Số ca mắc mới trung bình 7 ngày đạt mức cao điểm vào giữa tháng 7 với 50.000 trường hợp. Con số này nay đã giảm xuống còn 1.700 trường hợp. Tỷ lệ tử vong cũng đi theo đà giảm khi ở mức cao điểm là 1.700 ca trung bình 7 ngày vào đầu tháng 8 xuống 100 ca trong những ngày gần đây.
Ông Luhut Pandjaitan, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia, người phụ trách phối hợp các nỗ lực nhằm hạn chế sự lây lan của COVID-19 ở Java và Bali, cho biết: “Chúng tôi đang thực hiện một thử nghiệm. Quay trở lại cuộc sống bình thường ở Blitar. Quy định bắt buộc đeo khẩu trang vẫn duy trì, nhưng hãy tiếp tục và tham gia vào đám đông”.
Ông nhấn mạnh rằng việc tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt là vẫn cần thiết và những công dân tham gia vào các hoạt động xã hội cần phải được tiêm đủ vaccine COVID-19.
Video đang HOT
Theo quy định áp dụng đối với các thành phố có mức độ lây nhiễm COVID-19 thấp, nhà hàng và trung tâm mua sắm chỉ có thể mở cửa với 75% công suất, trong khi việc học trên lớp chỉ có thể diễn ra ở mức 50% so với thường nhật. Tất cả những hạn chế này sẽ được dỡ bỏ vào tuần tới ở Blitar.
Thành phố Blitar với dân số 150.000 người, cùng một số thành phố khác như Surabaya và Jember hiện ghi nhận mức lây nhiễm COVID-19 thấp trong khi tỷ lệ tiêm vaccine khá cao.
Giống như Ấn Độ, Anh và Mỹ, Indonesia đã chật vật vì biến thể Delta trong năm nay. Biến thể Delta xâm nhập Indonesia vào khoảng tháng 3 và từ tháng 6, chiếm hơn 90% tổng số trường hợp mắc mới COVID-19 được phát hiện.
X
Kể từ tháng 6, khi được Tổng thống Joko Widodo giao nhiệm vụ phụ trách nỗ lực chống biến thể Delta tại Java và Bali, ông Luhut đã nhanh chóng bắt tay vào việc và xử lý tình trạng quan liêu. Ông đã yêu cầu chuyển thuốc trị COVID-19 trực tiếp từ Jakarta về các bệnh viện khắp quốc gia, loại bỏ các quy định áp dụng ở nhiều tỉnh thành. Ông Luhut nói với các bộ trưởng, tỉnh trưởng trong một cuộc họp: “Tình trạng quan liêu, các quy định không hiệu quả sẽ không thể cản trở nỗ lực cứu người”.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Indonesia là một trong bảy quốc gia đã tiêm 100 triệu liều vaccine COVID-19 tính đến 31/8. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo Indonesia nên cẩn trọng bất chấp tình hình đã cải thiện bởi nước này vẫn có nguy cơ đối mặt với làn sóng COVID-19 thứ ba.
Chính phủ Indonesia đã chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ trường hợp nào, đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở kiểm dịch tập trung ở nhiều tỉnh, đảm bảo trang thiết bị y tế cũng như nhân viên y tế luôn sẵn sàng trong trường hợp có làn sóng dịch mới.
New Zealand thay đổi cách tiếp cận chống dịch COVID-19
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 4/10 thừa nhận rằng chiến lược "Không COVID-19" (COVID zero) của nước này đã không ngăn chặn được đợt bùng phát dịch tại Auckland và cần một cách tiếp cận mới.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN
Đợt bùng phát dịch hồi tháng 8 vừa qua đã dẫn đến việc phong tỏa 7 tuần tại Auckland - trung tâm dân cư lớn của nước này - do không hạn chế được tỉ lệ lây nhiễm.
Thủ tướng Ardern cho rằng biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao đã trở thành "kẻ thay đổi cuộc chơi" không thể loại bỏ được. Dù đã áp dụng các biện pháp hạn chế trong một thời gian dài New Zealand vẫn không đạt mục tiêu không có ca bệnh nào.
Bà Arden cho biết bà sẽ không từ bỏ ngay lập tức chiến lược xóa bỏ hoàn toàn COVID-19, nhưng sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế ở Auckland dù số ca nhiễm mới chưa giảm. Bà khẳng định có thể thay đổi cách tiếp cận như vậy vì tỷ lệ tiêm vaccine đã tăng đáng kể.
Dựa trên tư vấn y tế công, Nội các New Zealand xác định kế hoạch 3 bước đưa Auckland ra khỏi các hạn chế hiện nay một cách thận trọng và có phương pháp, với việc kiểm tra định kỳ.Theo đó, tỷ lệ dân số tiêm vaccine ở Auckland sẽ cao hơn vào cuối giai đoạn 3, đồng thời sử dụng chứng nhận tiêm vaccine đối với những hoàn cảnh có nguy cơ lây nhiễm cao như các sự kiện quy mô lớn.
Như vậy, hiện tại Auckland sẽ vẫn phong tỏa, song chính phủ sẽ tiến hành đánh giá lại hằng tuần thời gian để dỡ bỏ các hạn chế. Người dân thành phố có thể gặp nhau ngoài trời trong những nhóm dưới 10 người, bắt đầu từ ngày 6/10, và các biện pháp như mở cửa trở lại cửa hàng và trường học sẽ được xem xét trong những tuần tới. Các khu vực khác của New Zealand đã dỡ phong tỏa từ đầu tháng 9 vừa qua.
Trước đợt bùng phát dịch ở Auckland, chiến lược xóa bỏ hoàn toàn dịch COVID-19 của New Zealand được đánh giá cao, khi nước này chỉ có 27 ca tử vong trong tổng số dân 5 triệu người.
Ngày 4/10 New Zealand ghi nhận hơn 2 triệu người đã được tiêm vaccine đầy đủ, chiếm 48% dân số trong độ tuổi từ 12 trở lên. Khoảng 79% người độ tuổi từ 12 trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine.
Cùng ngày 4/10 New Zeland thông báo 29 ca mắc mới COVID-19 nhiễm biến thể Delta trong cộng đồng, đưa tổng số ca mắc trong cộng đồng tại nước này lên 1.357. Trong số ca mắc mới, 28 ca được ghi nhận tại Auckland và 1 ca tại khu vực Waikato lân cận.
'Khe hở' giúp biến thể Delta hoành hành tại Mỹ Ngày 1/10, Mỹ đã ghi dấu cột mốc buồn trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, khi con số tử vong vượt mốc 700.000 người - cao hơn cả dân số của thành phố Boston, bang Massachusetts. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở bang California, Mỹ ngày 2/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo giới chuyên gia,...