Indonesia sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc
Indonesia sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc phản đối Trung Quốc đánh bắt cá trái phép khu vực quần đảo Natuna.
Ngày 20-3, Bộ trưởng Bộ Nghề cá và Các vấn đề về biển Indonesia bà Susi Pudjiastuti cho biết sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Indonesia.
Cuộc triệu tập sẽ xoay quanh cuộc đối đầu giữa lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc và Indonesia chiều 19-3. Vụ việc xảy ra khi lực lượng Indonesia đang cố gắng bắt giữ một tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Indonesia.
Địa điểm xảy ra sự việc chỉ cách quần đảo Natuna của Indonesia chỉ 4,34km, trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Bà Susi cho biết tàu cá Kway Fey 10078 của Trung Quốc thời điểm đó đang đánh bắt cá trái phép trong vùng biển gần quần đảo Natuna của Indonesia. Tàu này đã quay đầu chạy về hướng biển Đông khi bị phía Indonesia phát hiện và truy đuổi.
Tàu Indonesia chở ba quan chức Bộ Nghề cá và Các vấn đề về biển Indonesia đuổi theo và bắt được tám thủy thủ trên tàu cá Kway Fey 10078. Tuy nhiên sau đó một tàu hải cảnh Trung Quốc đã can thiệp và kéo tàu cá Kway Fey 10078 về biển Đông.
“Chúng tôi sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc để bàn về vấn đề này. Indonesia tôn trọng Trung Quốc nhưng phải duy trì chủ quyền của mình.” – Báo Jakarta Post (Indonesia) dẫn lời bà Susi.
“Indonesia muốn tránh các sự cố nghiêm trọng hơn sau này. Đó là lý do tại sao Indonesia chỉ bắt 8 thủy thủ và để cho phía Trung Quốc kéo tàu cá đi.” Bà Susi cho biết 8 thủy thủ này đang bị thẩm vấn.
Video đang HOT
Tàu FV Viking mang cờ Nigeria bị Indonesia đánh chìm vì đánh bắt cá trái phép ở quần đảo Bangka-Belitung ngày 14-3. (Ảnh: KATADATA)
Tối 20-3, đại sứ quán Trung Quốc tại Indonesia lại ngang nhiên ra tuyên bố cho rằng xảy ra trong “vùng biển đánh bắt cá truyền thống” của Trung Quốc.
“Tàu cá Trung Quốc đang hoạt động bình thường thì bị tàu vũ trang Indonesia truy đuổi. Trung Quốc hy vọng phía Indonesia xử lý hợp lý vấn đề này, cân nhắc đến quan hệ song phương hai nước”, phía Trung Quốc khẳng định.
Quần đảo Natuna của Indonesia cũng bị “gom” vào trong phạm vi “đường lưỡi bò”, đi ngược lại với luật pháp quốc tế, mà Trung Quốc công bố chính thức vào năm 2009.
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
An-72 xâm phạm không phận, Estonia triệu tập Đại sứ Nga
Estonia vừa cáo buộc một máy bay vận tải quân sự An72 của Nga vi phạm không phận nước này vào ngày 17/12.
Tiền phong dẫn thông tin trên tờ News4U cho biết, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Estonia xác định vụ vi phạm xảy ra trên khu vực đảo Vaindloo ở Vịnh Phần Lan. Máy bay vận tải quân sự An-72 của Nga đã ở trong không phận của Estonia gần 1 phút đồng hồ.
Máy thu phát của chiếc An-72, theo Bộ Tổng tham mưu Estonia, đã được ngắt kết nối khi vào không phận quốc gia vùng Baltic này.
Một máy bay chiến đấu Mỹ tham gia vào Nhiệm vụ kiểm soát không phận Baltic thực hiện nhiệm vụ gần Estonia
"Theo kế hoạch bay mà Estonia nhận được, chiếc An-72 được lên kế hoạch để bay trong không phận quốc tế", tuyên bố của Estonia nêu rõ.
Bộ Ngoại giao Estonia sau đó đã triệu tập Đại sứ Nga tại nước này tới phản đối. Đây không phải lần đầu tiên các quốc gia vùng Baltic cáo buộc máy bay quân sự Nga hiện diện ở không phận những nước này.
Hồi tháng 6/2015, Latvia cũng thông báo về việc các máy bay chiến đấu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương phát hiện năm máy bay quân sự Nga, bao gồm Il-20, A-50, An-26 và hai chiếc MiG-31 tiến sát biên giới Latvia.
Bộ Quốc phòng Nga nhiều lần khẳng định, các máy bay Nga thực hiện nhiệm vụ trên không phận quốc tế và không vi phạm các quy định về hàng không cũng như không vi phạm không phận các quốc gia khác.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), từ tháng 1/2014-6/2015, máy bay chiến đấu NATO đã bay tuần tra 365 đợt nhằm phát hiện, cảnh báo và hộ tống máy bay Nga rời khỏi không phận Baltic. Chính quyền quân sự NATO từng ước lượng khoảng 8 máy bay là đủ để bảo vệ không phận Baltic.
Tuy nhiên, chí Foreign Policy dẫn lời một số quan chức Mỹ tiết lộ, NATO không thể ứng cứu kịp Baltic nếu Nga quyết định động binh.
Theo tạp chí này, Lầu Năm Góc năm 2014 đã áp dụng các yếu tố như quân số hay vị trí địa lý để "chạy thử" một cuộc chiến tranh giả tưởng trên bàn cờ quân sự. Kết quả là nếu xét tương quan lực lượng bấy giờ, Nga sẽ nắm thế thượng phong nếu chiến tranh nổ ra tại Baltic.
Với việc Mỹ rút bớt binh sĩ đóng tại châu Âu cũng như một số nước NATO cắt giảm ngân sách quốc phòng, kể cả khi tất cả các binh đoàn Mỹ và NATO tại lục địa già được điều động đến Baltic, thì quân đội Nga vẫn đông hơn gấp đôi.
Ngay cả khi không xét đến yếu tố cắt giảm ngân sách, rào cản lớn nhất là vị trí địa lý vẫn quá khó để Mỹ và NATO có thể vượt qua. Các binh đoàn của Mỹ sẽ cần khoảng 1-2 tháng để hành quân vượt Đại Tây Dương, và khoảng thời gian đó là quá đủ để Nga đánh phủ đầu.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Công ty Anh, Mỹ đưa giàn khoan vào đảo tranh chấp, Argentina kiện ra tòa Tranh chấp Anh và Argentina xung quanh quần đảo Falklands/Malvinas đã leo thang hôm 9/4 khi Argentina có hành động pháp lý đẩy các công ty đang khai thác dầu ra khỏi quần đảo này và hai nước triệu tập đại sứ của nhau để phản đối. Cựu binh Argentina kỷ niệm lần thứ 33 cuộc chiến Malvinas hôm 2.4 tại Buenos Aires....