Indonesia sắp đưa vào sử dụng hai vaccine nội địa ngừa COVID-19
Ngày 26/8, người đứng đầu Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM) – bà Penny Lukito cho biết nhiều khả năng 2 loại vaccine ngừa COVID-19 do nước này phát triển sẽ được cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) trong tháng 9 tới.
Nhân viên tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tangerang, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại Hội thảo phát triển thuốc nội địa, bà Lukito nêu rõ 2 loại vaccine trên đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối và đã được Tổng thống Joko Widodo đặt tên là “ Indovac” và “ Inavec”. Với nền tảng protein tái tổ hợp, Indovac do Viện sinh học phân tử Eijkman phối hợp với công ty dược phẩm quốc gia PT Bio Farma và Đại học Y Baylor (Mỹ) phát triển trong khuôn khổ chương trình của Bộ Doanh nghiệp Nhà nước (BUMN). Trong khi đó, Inavec dựa trên nền tảng virus bất hoạt và được Đại học Airlangga (Unair) phối hợp với công ty PT Biotis Pharmaceutical Indonesia phát triển.
Theo bà Lukito, cả 2 loại vaccine này đều đã vượt qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 với kết quả tốt, có khả năng cải thiện hệ thống miễn dịch và kết quả không thua kém các loại vaccine cùng công nghệ đã được BPOM cấp EUA.
Bà Lukito cho biết BPOM đang tiến hành xem xét các báo cáo nghiên cứu về hàng nghìn đối tượng được tiêm mũi thứ 2 bằng các loại vaccine này, với kỳ vọng rằng các loại vaccine này sẽ được cấp EUA trong tháng tới và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Cũng theo bà Lukito, ngoài cấp phép tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với Indovac và Inavec, BPOM cũng đã phê duyệt kế hoạch thử nghiệm lâm sàng tiêm tăng cường 2 loại vaccine nội địa vào cuối năm nay.
Hàn Quốc cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên
Ngày 29/6, Hàn Quốc đã cấp phép sử dụng vaccine SKYCovione, còn được gọi là GBP510, vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên do công ty dược phẩm SK Bioscience phối hợp với Đại học Y khoa Washington (Mỹ) phát triển.
Đây là bước đi quan trọng hướng tới việc tự chủ về vaccine trong nỗ lực phòng chống đại dịch của Hàn Quốc.
Vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm SK Bioscience của Hàn Quốc phát triển. Ảnh tư liệu: Yonhap/TTXVN
Quyết định này được Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đưa ra sau các cuộc tham vấn với Ủy ban Thanh tra cuối cùng thuộc bộ trên.
Trước đó, hôm 27/6, Ủy ban Đánh giá dược phẩm trung ương thuộc MFDS khuyến nghị cấp phép lưu hành loại vaccine này sau khi trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thành công. Không giống như các loại vaccine phòng COVID-19 được bào chế theo công nghệ mRNA, vector virus hoặc virus bất hoạt, GPB510 được phát triển từ các protein hình thành các hạt siêu nhỏ kèm các mảnh của virus SARS-CoV-2. Các hạt nano này được các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Washington thiết kế và được SK Bioscience cùng GlaxoSmithKline đưa vào thử nghiệm lâm sàng.
Theo các chuyên gia, GPB510 là loại vaccine thế hệ thứ hai, an toàn và hiệu quả ở liều lượng thấp, dễ sản xuất trên quy mô lớn, dễ bảo quản mà không cần nhiệt độ lạnh sâu, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành tiêm chủng trên quy mô toàn cầu. Đây là loại vaccine gồm 2 liều và tiêm cách nhau 4 tuần. Hiện Chính phủ Hàn Quốc đã ký thỏa thuận mua 10 triệu liều vaccine này để sử dụng trong nước.
Nhật Bản có thể cấp phép lưu hành vaccine nội địa vào đầu năm sau Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, công ty dược phẩm Shionogi có trụ sở tại tỉnh Osaka vừa thông báo về kế hoạch thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn đối với vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên của Nhật Bản do công ty này nghiên cứu, sản xuất, sau kết quả khả quan của giai đoạn thử nghiệm đầu tiên. Nhân...