Indonesia điều tra vụ rò rỉ dữ liệu cá nhân qua ứng dụng theo dõi COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ Y tế Indonesia thông báo các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra kỹ lưỡng đối với cáo buộc rò rỉ dữ liệu cá nhân của 1,3 triệu người dùng ứng dụng Thẻ Cảnh báo sức khỏe điện tử (eHAC) theo dõi COVID-19 của nước này.
Ảnh minh họa: thejakartapost.com
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 31/8, người đứng đầu Cơ quan Thống kê dữ liệu thuộc Bộ Y tế Indonesia, ông Anas Maruf cho biết Bộ Y tế phối hợp cùng Bộ Thông tin truyền thông và Cơ quan An ninh mạng và tiền điện tử quốc gia (BSSSN) đang tiến hành “các hành động cần thiết” để điều tra vi phạm và ngăn chặn ảnh hưởng từ vụ rò rỉ dữ liệu người dùng trên ứng dụng eHAC.
Thông báo được đưa ra một ngày sau khi trang web an ninh mạng vnpmentor.com công bố một báo cáo cho rằng các nhà phát triển ứng dụng eHAC không triển khai các phương thức bảo mật dữ liệu đầy đủ, khiến các dữ liệu của hơn 1 triệu người dùng bị tiếp cận một cách dễ dàng. Nhóm chuyên gia an ninh mạng tại vpnMentor cho rằng hậu quả của việc rò rỉ thông tin này sẽ rất nghiêm trọng, người sử dụng sẽ dễ bị tấn công mạng hoặc lừa đảo. Nhóm này đã liên hệ với Bộ Y tế và một số cơ quan liên quan từ tháng 7 nhưng không nhận được bất kỳ phản hồi nào. Đến ngày 22/8, BSSN mới gửi phản hồi và cho biết thực hiện bảo mật máy chủ hai ngày sau đó.
Video đang HOT
Ứng dụng eHAC là ứng dụng di động của Chính phủ Indonesia nhằm theo dõi, truy vết COVID-19 trong nước. Cài đặt ứng dụng eHAC là yêu cầu bắt buộc đối với người nước ngoài, khách du lịch nhập cảnh Indonesia và đến các khu du lịch trong nước từ đầu năm 2021 đến nay. eHAC đã có hơn 1,4 triệu người sử dụng, trong đó khoảng 1,3 triệu dữ liệu người dùng đã bị rò rỉ.
Dữ liệu của người sử dụng bị lộ bao gồm thông tin về xét nghiệm COVID-19, số chứng minh thư, hộ chiếu, khách sạn đăng ký cách ly, số điện thoại di động, công việc, …. Ngoài dữ liệu cá nhân, thông tin của 226 bệnh viện và phòng khám cũng bị rò rỉ.
Bộ Y tế Indonesia đã kêu gọi người dân xóa ứng dụng eHAC cũ và tải ứng dụng mới của chính phủ là PeduliLindungi, đã được tích hợp với hệ thống eHAC để “sử dụng các tính năng của eHAC”. Ông Maruf cam kết tính bảo mật của PeduliLindungi.
Đây là vụ rò rỉ dữ liệu lớn thứ hai liên quan đến cơ quan chính phủ trong năm nay. Tháng 5 vừa qua, hầu hết dữ liệu về tất cả các thành viên của chương trình bảo hiểm y tế quốc gia (BPJS Kesehatan) đã có trên web đen, làm lộ hơn 279 triệu hồ sơ thông tin cá nhân như số chứng minh thư, số an sinh xã hội, số điện thoại và mã số thuế, các thành viên trong gia đình, nhóm máu và mức lương.
Biến thể Delta tiếp tục lây lan mạnh tại Đông Nam Á
Biến thể Delta phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ tiếp tục lây lan mạnh tại khu vực Đông Nam Á, trong đó Indonesia là quốc gia đang có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất.
Bệnh nhân COVID-19 chờ được tiếp nhận tại bệnh viện ở Surabaya, Indonesia. Ảnh: AFP/ TTXVN
Bộ Y tế Indonesia ngày 30/7 thông báo trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 41.168 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 3.372.374. Tổng số bệnh nhân không qua khỏi đã lên tới 92.311 người sau khi ghi nhận thêm 1.759 ca tử vong. Tổng số bệnh nhân khỏi bệnh ở nước này đến nay là 2.730.720 ca.
Theo trang thống kê worldometer.info, trong 7 ngày qua, Indonesia là nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao thứ 2 thế giới (297.867 ca), sau Mỹ (502.465 ca). Tuy nhiên, so với tuần trước đó, số ca nhiễm mới tại Indonesia đã giảm 3%.
Ở thời điểm hiện tại, Chính phủ Indonesia đã áp dụng lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) khẩn cấp nhằm giảm số ca nhiễm mới trong ngày. Ngoài ra, Indonesia cũng đã đẩy mạnh việc truy vết các cá nhân có tiếp xúc với các bệnh nhân COVID-19 đã được xác nhận để có thể "chặt đứt" nguồn lây nhiễm.
Về tiêm chủng, đến ngày 30/7, đã có ít nhất 20,14 triệu người tại Indonesia tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vaccine và số người được tiêm chủng mũi đầu tiên đã lên tới 46,80 triệu người.
* Tình hình dịch bệnh tiếp tục phức tạp tại Malaysia. Cơ quan chức năng nước này ngày 30/7 thông báo ghi nhận thêm 16.840 ca nhiễm, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 1.095.486 ca.
Điều đáng lo ngại là trong số 16.840 ca nhiễm mới nói trên, có tới 16.823 ca được xác định lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng số bệnh nhân COVID-19 tử vong tại nước này đã lên tới 8.859 ca.
* Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines thông báo kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nước này đã ghi nhận tổng cộng 1.580.824 ca nhiễm, trong đó riêng ngày 30/7 là 8.562 ca. Tổng số bệnh nhân COVID-19 tử vong tại nước này cũng đã lên tới 27.722 ca sau khi có thêm 145 người không qua khỏi trong 24 giờ qua.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Philippines đã quyết định siết chặt lệnh phong tỏa ở mức cao nhất tại vùng thủ đô Manila từ ngày 6 đến 20/8. Hiện vùng thủ đô Manila duy trì lệnh phong tỏa đã được tăng cường trước đó.
Bệnh viện vỡ trận, Indonesia đứng trước thảm kịch Covid-19 "tồi tệ nhất" Indonesia đang kêu gọi sự giúp đỡ từ các nước láng giềng trong bối cảnh nguồn cung ôxy cho các bệnh nhân Covid-19 bị cạn kiệt. Nhân viên y tế hướng dẫn tình nguyện viên xử lý thi thể nạn nhân Covid-19 tại Solo, Indonesia (Ảnh: Reuters). Indonesia đang phải vật lộn để kiềm chế sự bùng phát của dịch Covid-19 và giữ...