Indonesia điều tra vụ nổ tại nhà thờ theo hướng đánh bom liều chết
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 28/3, Cảnh sát trưởng quốc gia Indonesia, Tướng Pol. Listyo Sigit Prabowo cho biết cảnh sát đang điều tra vụ nổ bên ngoài một nhà thờ Công giáo tại Makassar, tỉnh Nam Sulawesi, miền Trung nước này. Nhiều khả năng đây là vụ đánh bom liều chết.
Cảnh sát chuyển thi thể nghi phạm tại hiện trường vụ đánh bom liều chết bên ngoài nhà thờ ở Makassar, Indonesia, ngày 28/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự kiến, Cơ quan Quan hệ công chúng của Cảnh sát quốc gia sẽ tổ chức họp báo về diễn biến của vụ nổ vào chiều 28/3.
Trưởng phòng Quan hệ Công chúng của Cảnh sát Nam Sulawesi (Sulsel), ông Kombes Zulpan, xác nhận có nạn nhân trong vụ nổ tại nhà thờ Makassar. Cảnh sát đã trực tiếp đến hiện trường vụ nổ để tiến hành điều tra. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người bị thương và tử vong.
Người phát ngôn của lực lượng Cảnh sát quốc gia Argo Yuwono cho biết theo thông tin từ Cảnh sát khu vực Nam Sulawesi, cơ quan chức năng đã xác định được hai kẻ đánh bom liều chết trước nhà thờ Makassar. Hai đối tượng này đi trên xe máy khi vụ nổ xảy ra ở cổng nhà thờ. Cảnh sát cho biết đã phát hiện 1 thi thể mắc trên xe máy, có thể là đối tượng đánh bom liều chết. Cảnh sát vẫn chưa thể xác nhận giới tính của hung thủ. Trước đó, cảnh sát địa phương thông báo kẻ đánh bom liều chết hành động một mình.
Video đang HOT
Linh mục Wilhemus Tulak cho biết một đối tượng đã cố đi xe máy vào sân, song bị bảo vệ chặn lại. Theo ông, có 14 người bị thương, trong đó một số người bị thương nặng. Khi xảy ra vụ nổ, nhiều tín đồ Công giáo đang tham dự thánh lễ trong nhà thờ.
Người đứng đầu Hiệp hội các nhà thờ ở Indonesia, ông Gomar Gultom, coi đây là vụ tấn công “tàn ác” nhằm vào người Công giáo, gửi lời chia buồn sâu sắc, đồng thời kêu gọi người dân bình tĩnh và tin tưởng vào chính quyền.
Hiện chưa có tổ chức nào thừa nhận tiến hành vụ đánh bom nói trên. Cảnh sát đang xem xét các mạng lưới cực đoan cũng như đánh giá liệu vụ tấn công có liên quan đến việc bắt giữ các tay súng gần đây hay không.
5 ngôi nhà rông đặc biệt ở xứ Biển Hồ
Du khách có thể ghé thăm nhà rông lớn Tây Nguyên Kon So Lăl, hoặc nhà thờ Công giáo có kiến trúc nhà rông duy nhất ở Pleiku.
Nhà rông Kon So Lăl
Các buôn làng huyện Chư Păh, cách trung tâm TP Pleiku khoảng 50km, còn tập trung nhiều ngôi nhà rông truyền thống của người dân tộc bản địa. Trong đó, làng Kon So Lăl sở hữu nhà rông lớn nhất Tây Nguyên. Ngôi nhà rộng hơn 320 m2, cao 20m.
Nhà rông Kon So Lăl được đưa vào sử dụng năm 2017, sau 2 năm chuẩn bị nguyên liệu và 4.000 ngày xây dựng. Xung quanh nhà rông này là nơi cư trú của khoảng 600 nhân khẩu dân tộc Ba Na sinh sống trong các nhà sàn, nhà vách đất. Hiện đây là không gian sinh hoạt thường ngày của dân làng, du khách muốn tham quan bên trong nên hỏi trước để được mở cửa và chỉ dẫn.
Nhà rông Chư Đăng Ya
Nơi này còn được nhiều du khách gọi là nhà rông "cô đơn", bởi công trình đứng lẻ loi giữa mảnh đất rộng, không có các nhà sàn quây quần xung quanh như mọi buôn làng Tây Nguyên. Ngôi nhà nằm dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya thuộc huyện Chư Păh. Đây là địa điểm sinh hoạt của người dân làng Ploi Lagri, và là điểm tổ chức khai mạc lễ hội hoa dã quỳ núi lửa hàng năm.
Nhà thờ Pleichuet
Nhà thờ có kiến trúc nhà rông nằm trên đường Trương Định trung tâm TP Pleiku. Nhà thờ có kích thước lớn hơn khoảng 5 lần so với nhà rông thông thường. Công trình không lợp mái lá như nhà rông truyền thống mà thay bằng tôn kim loại chắc chắn. Các trụ cột gỗ cũng cao to hơn và vẫn giữ các đường nét phổ biến của nhà rông.
Địa chỉ tôn giáo này thuộc Giáo hạt Pleiku (tỉnh Gia Lai), còn có tên khác là Trung tâm truyền giáo Pleichuet, được các tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế trông coi.
Bảo tàng Gia Lai
Để tìm hiểu rõ hơn về đời sống của người dân trong nhà rông, du khách có thể đến bảo tàng tỉnh nằm trên đường Trần Hưng Đạo trung tâm TP Pleiku. Các cảnh sinh hoạt được tái hiện theo đúng truyền thống với vật dụng thật được sưu tầm, tạo hình kích thước giống ngoài đời, kèm chú thích, cho du khách dễ dàng tìm hiểu.
Bên ngoài bảo tàng dựng mô hình nhà rông thu nhỏ sử dụng nguyên vật liệu như nhà bản gốc, nơi du khách có thể chụp ảnh cùng.
Làng Văn hóa - Du lịch Plei Ốp
Điểm đến nằm trên đường Bùi Dự kéo dài cách trung tâm Pleiku 3km. Nhà rông ở đây vừa có chức năng là không gian sinh hoạt của dân làng, vừa là điểm tham quan cho du khách, với trung tâm là nhà rông, nơi tổ chức lễ hội truyền thống của làng, cũng như sự kiện văn hóa của tỉnh, thành phố. Xung quanh làng có một số nhà hàng chuyên ẩm thực Tây Nguyên và Gia Lai nói riêng, thích hợp là điểm dừng chân, cho du khách muốn tìm hiểu về bản sắc văn hóa buôn làng.
Những công trình đặc biệt lấy cảm hứng từ cánh chim, gò mối, dưa chuột... Lấy thiên nhiên làm cảm hứng, những tòa nhà dưới đây đều là công trình kiến trúc xanh tuyệt đẹp mà vẫn đảm bảo tính năng hữu ích. Thiên nhiên đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều kiến trúc sư và nhà thiết kế trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt, trong nhiều năm trở lại đây, khi tốc độ đô...