Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên.
Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, người đứng đầu cơ quan Cơ quan Địa chất thuộc Bộ Năng lượng và Khoáng sản Muhammad Wafid dẫn lời nhóm nghiên cứu núi lửa và giảm nhẹ thiên tai của cơ quan này cảnh báo người dân ở 3 ngôi làng và khu vực lân cận không nên tiến hành bất kỳ hoạt động nào và cần cảnh giác với nguy cơ lũ lụt.
Video đang HOT
Cùng ngày, Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý (BMKG) Indonesia cũng đã ban hành cảnh báo về khả năng xảy ra lũ dung nham lạnh từ Núi Lewotobo Laki-laki, sau những trận mưa lớn ở Đảo Timor và các khu vực Đông Flores, Manggarai, Tây Manggarai, Ngada và Sikka.
Người đứng đầu BMKG Dwikorita Karnawati kêu gọi các chính quyền khu vực và người dân sống gần núi Lewotobi Laki-laki tránh xa bờ sông bắt nguồn từ ngọn núi lửa đang hoạt động mạnh này vì lũ dung nham có thể xảy ra bất cứ lúc nào do mưa lớn. Theo BMKG, mùa mưa năm nay được dự báo sẽ bắt đầu vào đầu tháng 12 và có thể làm trầm trọng thêm nguy cơ lũ dung nham lạnh quét qua các sườn núi.
Kể từ đầu tháng 11, khi núi lửa Lewotobi Laki-laki hoạt động mạnh gây những thiệt hại và ảnh hưởng lớn đến người dân trong khu vực, Bộ Xã hội Indonesia đã gửi viện trợ trị giá tổng cộng 6,2 tỷ Rupiah (390.000 USD) cho những người dân bị ảnh hưởng. Viện trợ mới nhất bao gồm tấm nệm, quần áo, lều trại, đồ dùng nhà bếp và máy lọc nước. Indonesia đã lập nhiều điểm sơ tán để làm nơi sơ tán.
Không quân Indonesia đã sử dụng máy bay CN-295 và trực thăng Caracal để hỗ trợ việc di dời các nạ.n nhâ.n và vận chuyển hỗ trợ hậu cần cho người dân vùng bị ảnh hưởng.
Núi lửa phun trào tại Indonesia khiến ít nhất 9 người chế.t
Reuters ngày 4.11 đưa tin ngọn núi lửa phun trào ở đảo Flores (Indonesia) khiến ít nhất 9 người thiệ.t mạn.g và nhiều ngôi làng lân cận phải sơ tán.
Núi lửa Lewotobi Laki-laki, nằm trên đảo Flores ở tỉnh Đông Nusa Tenggara đã phun trào vào 23 giờ 57 ngày 3.11 (giờ địa phương), tạo ra cột dung nham đỏ rực, tro núi lửa và đá nóng. Người phát ngôn Trung tâm giảm thiểu rủi ro địa chất và núi lửa Indonesia (PVMBG) Hadi Wijaya cho biết dung nham và đá ập đến các ngôi làng trong bán kính 4 km từ miệng núi lửa, gây hỏa hoạn và làm hư hại nhà dân.
"Sau vụ phun trào núi lửa, đã xảy ra tình trạng mất điện, mưa và giông lớn khiến người dân hoảng loạn", Reuters dẫn lời ông Wijaya nói, thêm rằng PVMBG đã phát cảnh báo núi lửa cấp 4 (cấp cao nhất) và kêu gọi người dân trong bán kính 7 km xung quanh núi lửa Lewotobi Laki-laki sơ tán. Hãng AFP đưa tin núi lửa trên còn phun trào thêm 2 lần vào rạng sáng 4.11.
Núi lửa Lewotobi Laki-laki phun trào hồi tháng 7 tạo ra cột tro bụi lớn. ẢNH: AFP
Viên chức địa phương Heronimus Lamawuran tại khu vực đông Flores cho biết tính đến sáng 4.11, ít nhất 9 người thiệ.t mạn.g và phun trào đã ảnh hưởng đến 7 ngôi làng. "Chúng tôi đã sơ tán người dân đến những nơi cách miệng núi lửa khoảng 20 km. Nhiều ngôi làng đã bị tro núi lửa bao phủ trong sáng 4.11", ông Lamawuran nói. Hiện giới chức Indonesia đang thu thập dữ liệu về số người phải sơ tán và thiệt hại về người và của.
Indonesia nằm trên "Vành đai lửa Thái Bình Dương", một khu vực có hoạt động địa chấn mạnh trên đỉnh của nhiều mảng kiến tạo và thường ghi nhận các vụ phun trào núi lửa, với một số trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng.
Hồi tháng 5, lũ quét và dung nham lạnh (hỗn hợp của các vật chất núi lửa, cùng với đá cuội, chảy xuống từ sườn núi lửa khi có mưa) xuất hiện sau vụ phun trào núi lửa Marapi ở tỉnh Tây Sumatra của Indonesia, khiến hơn 60 người thiệ.t mạn.g.
Núi lửa Ibu phun trào, tạo ra cột tro bụi cao 6km Ngày 27/5, núi lửa Ibu trên đảo Halmahera ở tỉnh Bắc Maluku (miền Đông Indonesia) đã phun trào trở lại, tạo ra cột tro bụi dày đặc, cao tới 6km và có xu hướng di chuyển về phía Tây. Núi lửa Ibu ở tỉnh Bắc Maluku, Indonesia phun trào ngày 11/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Theo nhà chức trách, vụ phun trào mới nhất này...