Indonesia bán rẻ tàu chiến cho Campuchia
Jakarta còn muốn bán tàu chiến, vũ khí nước này tự sản xuất cho Campuchia với giá “hữu nghị” để tuần tra chung ở khu vực phía nam Biển Đông.
Tàu chiến Indonesia tuần tra ở eo biển Malacca.
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu tuyên bố ngày 11.8 rằng sẽ bán tàu chiến cho hải quân Campuchia với giá “phải chăng” và mong muốn nước này tuần tra chung ở Biển Đông. Ông Ryamizard đang có chuyến thăm Campuchia cùng nhiều lãnh đạo cấp cao Indonesia.
Ông Ryamizard là một tướng về hưu, gặp gỡ Thủ tướng Hun Sen và người đồng cấp Tea Banh trong chuyến công du tới nhiều nước ở Đông Nam Á. Điểm đến tiếp theo của ông Ryamizard sẽ là Singapore.
Ông Tea Banh trả lời báo chí rằng hai bên đã bàn thảo thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới giữa hai nước, bao gồm tăng cường luyện tập quân sự cũng như bán vũ khí, quân phục.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ kí biên bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng hai nước để hợp tác trong mọi lĩnh vực ở tương lai gần”, ông Tea Banh nói.
Theo Văn phòng Tùy viên Bộ Quốc phòng Indonesia, biên bản ghi nhớ cho phép Indonesia huấn luyện binh sĩ thuộc Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia.
Kể từ năm 2012, Indonesia đã huấn luyện 200 sĩ quan Campuchia, trong đó có những người từ Lữ đoàn 911 và Lực lượng Đặc nhiệm Chống khủng bố Quốc gia. Chương trình mới kí kết đúng thời điểm khóa huấn luyện 6 tháng dành riêng cho lực lượng đặc nhiệm Campuchia kết thúc.
Văn phòng Tùy viên Bộ Quốc phòng Indonesia cũng cho biết nước này sẽ bán vũ khí tự sản xuất cho Campuchia, đồng thời huấn luyện thợ lặn, chống khủng bố và chiến thuật nhảy dù.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 11.8 tại khách sạn Cambodiana, ông Ryamizard nói về khả năng bán tàu chiến cho hải quân Campuchia để nước này phối hợp tốt hơn với hải quân Indonesia. Đặc biệt, những cuộc tuần tra chung ở vùng phía nam Biển Đông là điều mà Indonesia đang hướng tới.
“Chúng tôi có xưởng đóng tàu và Philippines đã mua tàu chiến của chúng tôi. Đây là một phương án tốt mà Indonesia muốn đề xuất với Campuchia nếu họ quan tâm”, ông Ryamizard nói. Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia khẳng định Campuchia sẽ được mua với giá “đặc biệt hữu nghị”.
Tờ The Post cho biết Campuchia hiện có hạm đội khoảng 20 tàu chiến, gồm 4 chiếc lớp Stenka và 2 chiếc lớp Turya của Liên Xô. Ngoài ra, nước này có 8 tàu tuần tra do Trung Quốc đóng.
Nguồn tin thân cận với báo The Post khẳng định quân đội Campuchia đang thiếu tiền của, nhân lực chất lượng cao để mua thêm tàu chiến hiện đại.
Với chính sách hướng biển toàn cầu của mình, chính quyền Jakarta đang nỗ lực trở thành một cường quốc mạnh về biển. Indonesia thường xuyên có mâu thuẫn với Trung Quốc ở khu vực đảo Natuna của nước này. Tàu cá Trung Quốc đã nhiều lần xâm nhập và cản trở hoạt động đánh bắt xưa nay của cư dân đảo Natuna.
Theo Danviet
Trung Quốc và Malaysia bắt tay hợp tác quân sự
Trung Quốc và Malaysia hôm qua đạt thỏa thuận về hợp tác quốc phòng, an ninh.
Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng (phải) gặp chỉ huy hải quân Malaysia tại Bắc Kinh hôm 24/5. Ảnh: Xinhua
Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng gặp chỉ huy hải quân Malaysia Ahmad Kamarulzaman hôm 24/5 tại Bắc Kinh và đạt được đồng thuận hợp tác quốc phòng, an ninh, theo Xinhua.
Ông Hứa cho biết Trung Quốc coi trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Malaysia và sẵn sàng "làm sâu sắc trao đổi quân sự". Trung Quốc sẽ hợp tác với Malaysia để "giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực" cũng như làm sâu sắc "tình hữu nghị Trung Quốc - ASEAN".
Trong cuộc gặp, ông Hứa chỉ trích "một số nước thổi phồng căng thẳng và gây rắc rối" ở Biển Đông và cho biết Trung Quốc phản đối những hành động như vậy. Tuy nhiên, ông Hứa không nêu cụ thể tên quốc gia nào.
Chỉ huy hải quân Malaysia Kamarulzaman tuyên bố sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để tăng cường tin cậy lẫn nhau và thúc đẩy quan hệ song phương, bao gồm hợp tác quân sự.
Tháng 9/2015, hơn 1.000 lính Trung Quốc tham gia tập trận chung lần đầu tiên với Malaysia. Sự kiện kéo dài 6 ngày, bao gồm các hoạt động diễn tập tìm kiếm cứu nạn, cứu tàu bị cướp biển tấn công, và cứu trợ thiên tai ở eo biển Malacca. Đây là tuyến đường biển quan trọng có ý nghĩa chiến lược, nơi 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển qua.
Văn Việt
Theo VNE
Ấn - Mỹ bắt tay đối phó tàu ngầm Trung Quốc Ân Đô và Mỹ đang đàm phán hợp tác trong viêc chia sẻ thông tin, theo dõi tàu ngâm khi Trung Quôc ngày càng tăng cường các hoạt đông của đôi tàu ngâm nước này trong khu vực. Tau ngâm Trung Quôc thương đươc phat hiên hoat đông tai Ân Đô DươngReuters Cả Ấn Độ và Mỹ đều lo ngại về sức mạnh...