IMF kêu gọi các chính phủ đưa ra kế hoạch tài chính nhằm giải quyết nợ do dịch COVID-19
Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) ngày 7/10 kêu gọi các chính phủ cần bắt đầu lên kế hoạch tài chính nhằm trở lại ngân sách bền vững hơn, với các chính sách có thể giành được lòng tin của các nhà đầu tư, sau một thời gian áp dụng các gói kích thích tài chính khổng lồ nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19.
Trụ sở Quỹ Tiền tệ quốc tế ở Washington DC., Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Trong báo cáo Giám sát Tài chính, IMF nêu rõ mỗi nước cần xác định thời gian biểu và tốc độ củng cố tài chính phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình. Các kế hoạch tài chính cần tính đến thực tế dịch bệnh, các bất ổn tài chính hiện nay, nguy cơ kinh tế, sức ép dân số già, các nhu cầu phát triển và những khó khăn mang tính lịch sử trong quá trình thu ngân sách.
Một chương trong báo cáo trên, mang tên “Củng cố độ tin cậy của tài chính công”, cho biết các nước cần có thời gian và làm cho quá trình ổn định nợ không quá “đau đớn”, bằng cách cam kết ổn định tài chính trên các nền tảng tài chính trung hạn đáng tin cậy.
IMF nêu rõ: “Khi các nhà cho vay tin tưởng rằng các chính phủ có trách nhiệm về tài chính, thì sẽ dễ dàng chi trả cho các thâm hụt lớn hơn và xóa nợ”
Báo cáo cho biết nghiên cứu của IMF cho thấy các nước có nền tảng tài chính đáng tin cậy thường có chi phí vay nợ thấp hơn và có thể trả nợ nhanh hơn. Quỹ khuyến cáo rằng các nước cam kết với các mục tiêu tài chính rộng, nhấn mạnh đến các chính sách thuế khóa và chi tiêu công trong 3-5 năm tới, cùng với các chính sách đặc biệt như tăng thuế hoặc nâng tuổi được hưởng lương hưu.
Các quy định tài chính như giữ thâm hụt ngân sách trong ngưỡng vài % GDP, hoặc các hội đồng tài chính đặc biệt thuộc chính phủ, cũng có thể góp phần tăng độ tin cậy. Tuy nhiên, IMF cho biết các kế hoạch tài chính cần mềm dẻo để cho phép các nền kinh tế bình ổn và tránh tình trạng cắt giảm các đầu tư công quan trọng.
IMF dự báo lạm phát đạt đỉnh trong cuối năm 2021
Ngày 6/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tình trạng lạm phát tăng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ đạt đỉnh trong những tháng tới và dần ổn định vào giữa năm 2022.
Một cửa hàng thời trang thể thao ở Munich, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một chương của báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới mới thực hiện, IMF cho rằng lạm phát toàn phần sẽ đạt đỉnh trong những tháng cuối của năm 2021 và sẽ trở về mức tương đương trước đại dịch vào giữa năm 2022, ở cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi. IMF sẽ công bố báo cáo đầy đủ vào ngày 12/10 tới, trong đó cập nhật những dự báo được đưa ra hồi tháng 7, khi đó tổ chức này cho rằng lạm phát sẽ trở lại tương đương trước đại dịch vào "một điểm chưa xác định trong năm tới".
Giá cả trên toàn cầu đã tăng mạnh trong năm 2021 khi các nền kinh tế lần lượt dần nối lại hoạt động sau thời gian gián đoạn vì tác động của đại dịch COVID-19 trong năm 2020. Dự báo mới nhất của IMF chỉ ra tình trạng thiếu hàng hóa, tắc nghẽn chuỗi cung ứng, trong khi hoạt động kinh tế nối lại nhanh nhờ các chính sách hỗ trợ của các ngân hàng trung ương và nhu cầu tăng mạnh đã khiến lạm phát tăng.
Theo IMF, ở các nước giàu có hơn, lạm phát toàn phần sẽ đạt đỉnh trong những tháng cuối năm 2021 và sẽ giảm về mức khoảng 2% vào giữa năm 2022. Ở nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, IMF dự báo lạm phát sẽ giảm xuống mức 4% từ mức đỉnh điểm là 6,8% dự kiến ghi nhận vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, IMF lưu ý báo cáo vẫn có điểm chưa chắc chắn và các chính phủ cần cảnh giác trước "một cơn bão hoàn hảo" của các nguy cơ lạm phát có thể là vô hại khi xem xét riêng lẻ nhưng khi kết hợp sẽ đẩy lạm phát tăng cao hơn nhiều so với dự báo.
Trước đó, ngày 5/10, Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho rằng lạm phát là một trong những trở ngại trong quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau thời gian suy giảm vì tác động của đại dịch COVID-19, và đây là lý do khiến IMF điều chỉnh giảm nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2021.
Giới chức ngân hàng Afghanistan thúc giục Mỹ và IMF cho phép tiếp cận nguồn tài chính Một thành viên hội đồng quản trị cấp cao của Ngân hàng trung ương Afghanistan (DAB) ngày 1/9 đã hối thúc Bộ Tài chính Mỹ và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thực hiện các bước đi nhằm trao cho lực lượng Taliban quyền tiếp cận ở mức hạn chế nguồn tiền dự trữ của Afghanistan để nước này không bị rơi vào...