IMF: Đức sẽ vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong năm nay
Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) vừa công bố Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu, trong đó dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Đức năm 2023 sẽ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Dây chuyền lắp ráp xe ô tô của Hãng Porsche ở Stuttgart, miền Nam Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo ước tính của IMF, GDP danh nghĩa năm 2023 của Đức sẽ đạt 4.430 tỷ USD, của Nhật Bản chỉ là 4.230 tỷ USD, vì vậy quy mô nền kinh tế Đức sẽ chỉ xếp sau Mỹ và Trung Quốc. IMF cũng dự báo GDP bình quân của Đức là 52.824 USD, còn của Nhật Bản là 33.950 USD.
GDP danh nghĩa là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong một quốc gia, tính theo giá hiện tại chưa kể lạm phát.
Video đang HOT
Một phần nguyên nhân của sự đổi ngôi này là đồng yen của Nhật Bản yếu đi, khiến GDP giảm khi quy đổi sang USD. Ngày 24/10, đồng nội tệ Nhật Bản đã lần thứ hai trong năm nay vượt ngưỡng 150 yen đổi được 1 USD. Năm ngoái, việc đồng yen chạm mốc này khiến giới chức Nhật Bản phải can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Đồng yen yếu đi do chênh lệch lãi suất giữa nước này và phương Tây. Trong khi Mỹ và Liên minh châu Âu nâng lãi suất mạnh tay để đối phó lạm phát, Nhật Bản vẫn duy trì lãi suất âm. Điều này khiến nhà đầu tư bán đồng yen để chuyển sang các kênh khác cho lợi nhuận cao hơn.
Dù trải qua thời kỳ tăng trưởng chậm kéo dài, Nhật Bản vẫn giữ được vị trí nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong hơn một thập kỷ qua. Trong các năm tới, thứ hạng của Nhật Bản có thể còn tiếp tục giảm. IMF dự báo Nhật Bản trượt xuống vị trí thứ 5 trong giai đoạn 2026 – 2028. Khi đó, Ấn Độ có thể vượt lên để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Nhật Bản sẽ cân nhắc nhằm ngăn chặn biến động tỷ giá quá mức
Phát biểu tại cuôc họp báo ngày 26/9, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki khẳng định mọi lựa chọn đều có thể được nhân nhắc trong việc ngăn chặn biến động quá mức trên thị trường tiền tệ, khi đồng yen tiến gần đến mức 150 yen/USD.
Đồng yen của Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại họp báo, các quan chức về tiền tệ của Nhật Bản và các nước khác chia sẻ quan điểm cho rằng biến động quá mức là điều không mong muốn và chính phủ nước này đang theo dõi sát sao các diễn biến thị trường.
Các thị trường tài chính đang chờ xem liệu các nhà chức trách Nhật Bản có can thiệp sau khi đưa ra một loạt các cảnh báo hay không.
Ông Suzuki nói tỷ giá nên do thị trường quyết định, phản ánh các nền tảng kinh tế. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản sẽ phản ứng một các thích hợp trước tình trạng biến động quá mức mà không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào.
Ông nói thêm rằng Nhật Bản đang trao đổi với các nước khác về các biến động tiền tệ.
Đồng yen tiếp tục yếu trong tuần trước khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, trong khi
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giữ nguyên lãi suất và có thể tăng thêm một lần trong năm nay.
Sau nhiều lần can thiệp vào thị trường trong năm ngoái, Chính phủ Nhật Bản đang thận trọng theo dõi tình hình.
Tuy nhiên, việc đồng yen tiếp tục giảm đã gây sức ép lạm phát, trong khi Nhật Bản phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và các nguyên liệu thô khác.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 25/9 đã đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn tác động do việc lạm phát tăng nhanh.
Nợ toàn cầu đạt mức kỷ lục 307.000 tỷ USD Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ngày 19/9 cho biết nợ toàn cầu đạt mức kỷ lục 307.000 tỷ USD trong quý II/2023 bất chấp lãi suất tăng đã hạn chế hoạt động tín dụng ngân hàng. Nợ toàn cầu tính đã tăng 10.000 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023. Ảnh minh họa: Đồng nhân dân tệ Trung Quốc và đồng USD...