IFC hợp tác Validus tăng cường tài trợ tài chính chuỗi cung ứng cho DNVVN
Tổ chức tài chính IFC (thành viên của nhóm ngân hàng thế giới) vừa công bố hợp tác với Validus, nền tảng hỗ trợ tài chính cho DNVVN nhằm thúc đẩy tài trợ tài chính chuỗi cung ứng cho các DNVVN đối tượng thường khó hoặc không tiếp cận được vốn ngân hàng.
Validus đang hợp tác cùng 2 nhà bán lẻ lớn là Bách Hóa Xanh trong việc hỗ trợ vốn cho các nhà cung ứng
Hiện nay, các DNVVN khi cung cấp sản phẩm cho các tập đoàn bán lẻ lớn thường phải chờ từ 45-60 ngày mới được thanh toán công nợ. Điều này phần nào gây khó khăn cho các DN trong việc tìm kiếm nguồn tiền mặt để duy trì việc sản xuất hàng hóa. Để giải quyết nhiều DN sẽ tìm cách tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên với nhiều DN, nhất là DN nhỏ thường gặp khó trong cả 2 hình thức vay có tài sản thế chấp và vay tín chấp.
Để giải quyết vấn đề này cho các DNVVN, Validus sẽ phối hợp cùng các tập đoàn bán lẻ để giải quyết nhu cầu thiếu hụt vốn cho các nhà cung ứng. Theo đó, sau khi cung cấp hàng hóa cho nhà bán lẻ, nhà cung ứng sẽ tải hóa đơn cho Validus. Trong vòng 24-48 giờ, Validus sẽ giải ngân 80% giá trị hóa đơn cho nhà cung ứng. Hiện nay Validus đang hợp tác cùng 2 nhà bán lẻ lớn là Bách Hóa Xanh và Pharmacity trong việc hỗ trợ vốn cho các nhà cung ứng của họ.
Video đang HOT
Với việc hợp tác cùng IFC, Validus kỳ vọng tiếp cận được nhiều DN hơn thông qua mạng lưới của tổ chức này. Validus hiện được hậu thuẫn bởi nhóm các nhà đầu tư uy tín như: Vinacapital Ventures; Ngân hàng phát triển Hà Lan FMO; Vertex Ventures Đông Nam Á và Ấn Độ…
IMF: TTCK sẽ sớm rơi vào vùng điều chỉnh khi thị trường tài chính không còn phản ánh đúng nền kinh tế!
Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo tình trạng mất kết nối xảy ra liên tiếp giữa thị trường tài chính và nền kinh tế thực có thể khiến giá của các loại tài sản rơi vào vùng điều chỉnh.
Trong những tháng gần đây, thị trường chứng khoán ghi nhận đà tăng mạnh mẽ bất chấp những sự kiện tiêu cực đang diễn ra. Theo dữ liệu của Đại học John Hopkins, thế giới vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn khi đối diện với tình trạng khẩn cấp về y tế do đại dịch Covid-19 và có thể sẽ chậm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có. Ngoài ra, tình trạng bất ổn xã hội ở nhiều nền kinh tế phát triển cũng xảy ra, trong bối cảnh công dân lên tiếng về một xã hội bình đẳng hơn - yếu tố này có thể ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư.
Cơ quan này cho biết thêm, dữ liệu gần đây còn cho thấy thế giới sẽ rơi vào cuộc suy thoái sâu sắc hơn dự kiến nhưng thị trường dường như lại không hề bị ảnh hưởng: S&P 500 đã ghi nhận đà tăng trong 50 ngày mạnh mẽ nhất trong lịch sử vào đầu tháng 6.
IMF nhận định trong Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu (GFSR) : "Tình trạng mất kết nối giữa thị trường và nền kinh tế thực sự làm tăng nguy cơ giá tài sản rủi ro rơi vào một vùng điều chỉnh khác, nếu nhà đầu tư vẫn mạo hiểm rót tiền. Điều này gây ra mối đe dọa cho đà hồi phục."
Vùng điều chỉnh được xác định khi giá của một loại tài sản hoặc chỉ số giảm từ 10% trở lên. IMF cho biết các mức định giá hiện tại dường như đã bị đẩy lên cao ở nhiều thị trường khác nhau. Cơ quan này viết: "Theo mô hình của IMF, sự chênh lệch giữa giá thị trường và các mức định giá cơ bản đang ở gần mức cao nhất trong lịch sử, ở hầu hết các thị trường vốn và trái phiếu của các nền kinh tế phát triển. Trong khi đó, điều ngược lại lại diễn ra ở thị trường chứng khoán của một số nền kinh tế mới nổi."
Ngoài ra, yếu tố châm ngòi cho biến động trong tâm lý thị trường có thể bao gồm làn sóng dịch bệnh thứ hai, bất ổn xã hội tiếp tục xảy ra, các động thái thay đổi chính sách tiền tệ và căng thẳng thương mại leo thang. IMF còn cảnh báo về rủi ro các công ty tài chính "phi ngân hàng" - ví dụ như các nhà quản lý tài sản và quỹ - có thể đối mặt với những cú sốc nếu làn sóng vỡ nợ xảy ra. Các doanh nghiệp này có thể khiến sự căng thẳng này trở nên trầm trọng hơn.
Trong báo cáo, IMF viết: "Ví dụ, một cú sốc đáng kể đối với giá tài sản có thể khiến dòng outflow khỏi các quỹ đầu tư gia tăng, từ đó có thể khiến doanh thu của các nhà quản lý quỹ sụt giảm mạnh. Điều này sẽ tạo áp lực lớn hơn cho thị trường."
Trong khi đó, đầu tuần này, IMF ước tính nền kinh tế toàn cầu sẽ ghi nhận mức tăng trường -4.9% trong năm nay, sau đó hồi phục lên 5,4% vào năm 2021. Cả 2 con số này đều thấp hơn so với dự báo hồi tháng 4.
Gita Gopinath - kinh tế gia trưởng của IMF chia sẻ với CNBC: "Sự không chắc chắn là rất lớn." Bà cho biết thêm rằng "cần tiếp tục đưa ra những biện pháp hỗ trợ" nhưng hình thức của các động thái này sẽ phụ thuộc vào xu hướng hồi phục.
Chính phủ và các NHTW trên thế giới đã đưa ra các chương trình kích thích lớn, nhằm nỗ lực cứu nền kinh tế. Ví dụ, tại eurozone, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB_ đang mua trái phiếu chính phủ, một phần của chương trình hỗ trợ khẩn cấp 1,35 tỷ euro (1,5 tỷ USD) để giữ chi phí đi vay ở mức thấp.
Trong khi đó, IMF cũng cảnh báo rằng nợ doanh nghiệp đã gia tăng trong nhiều năm và hiện đang ở mức cao trong lịch sử so với GDP. Yếu tố này, cùng với nợ hộ gia đình cũng tăng lên trong vài năm trở lại đây, là một điểm yếu khác trong lĩnh vực tài chính và có thể gây tác động lớn đối với cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra. Cơ quan này cho biết: "Mức nợ cao có thể trở nên khó kiểm soát đối với một số người đi vay và những tổn thất do nợ xấu có thể gây khó khăn cho sự hồi phục trong ngành ngân hàng ở một số quốc gia."
Tham khảo CNBC
Thị trường chứng khoán: Thanh khoản tiếp tục suy giảm, rủi ro giảm điểm vẫn hiện hữu Sau giai đoạn tăng nóng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở những nhịp điều chỉnh với khối lượng giao dịch giảm dần... Thị trường chứng khoán Việt Nam điêu chinh giảm sang phiên thứ 3 liên tiêp, tuy vây đa giảm cung đã đươc xoa bơt khi thị trường co nhịp hôi trong phiên chiêu. Thanh khoản tiêp tuc giảm la...