IEA dự báo lượng than đá sử dụng tăng cao kỷ lục lên 8,7 tỷ tấn
Cơ quan Năng lượng quốc tế ( IEA) dự báo lượng than đá sử dụng trên thế giới năm nay tăng lên mức cao mới 8,7 tỷ tấn và sẽ duy trì mức cao gần kỷ lục đến năm 2027.
Khí thải phát ra từ nhà máy điện than ở miền Tây Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo IEA, hoạt động sản xuất và mua bán than đá, cũng như sản xuất điện từ than đá tăng lên mức cao kỷ lục trong bối cảnh cuộc khủng hoảng khí đốt toàn cầu xảy ra sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
IEA cũng cho rằng các nhà máy nhiệt điện ngày càng sử dụng nhiều than đá trong năm qua, đặc biệt Trung Quốc tiêu thụ nhiên liệu này nhiều hơn 30% so với các nước khác trên thế giới.
IEA dự báo nhu cầu than tại Trung Quốc năm 2024 tăng 1% lên 4,9 tỷ tấn, mức cao kỷ lục. Nhu cầu than của Ấn Độ khả năng tăng hơn 5% lên 1,3 tỷ tấn. Trong khi đó, tại các nền kinh tế phát triển như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), sản lượng điện than đã đạt đỉnh và được dự báo sẽ giảm lần lượt 5% và 12% trong năm nay. Tại Anh, nhà máy nhiệt điện than cuối cùng tại Ratcliffe-on-Soar ở Nottinghamshire đã đóng cửa từ tháng 9, vừa kịp thời hạn chót năm 2024 do chính phủ đề ra.
IEA nhận định năng lượng tái tạo được dự báo bùng nổ trong những năm tới sẽ góp phần hạn chế việc sử dụng than đá trong 3 năm tới, mặc dù nhu cầu về điện dự kiến tăng mạnh tại các nước đang phát triển. Sau đó, nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch bắt đầu giảm vào năm 2030.
Thế giới thiếu nguồn lực tài chính thích ứng với biến đổi khí hậu
Khoản tài trợ mỗi năm mà các nước phát triển cam kết cung cấp cho các nước đang phát triển để ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết là 359 tỷ USD mỗi năm.
Đây là một phần báo cáo mà Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 7/11.
Khói thải tại một nhà máy điện than ở Neurath, miền Tây Đức. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Báo cáo thường niên của cơ quan trên cho thấy, nguồn tài trợ từ các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển đã tăng lên mức 28 tỷ USD trong năm 2022 và đây là mức cao nhất trong một năm kể từ khi Hiệp định Paris được ký kết năm 2015 nhằm hạn chế tác động của tình trạng nóng lên toàn cầu.
Tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP29), diễn ra từ ngày 11 - 22/11 tại thủ đô Baku (Azerbaijan), các nước sẽ tiếp tục thảo luận để tìm kiếm những giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, trong bối cảnh năm 2024 tiếp tục chứng kiến những hiện tượng thời tiết cực đoạn như lũ lụt ở Bangladesh và hạn hán tại Brazil. Một trong những trọng tâm tại hội nghị năm nay là đạt được sự đồng thuận về mức cam kết hỗ trợ tài chính hằng năm mà các nước phát triển sẽ cung cấp, nhằm giúp các quốc gia nghèo hơn ứng phó với biến đổi khí hậu.
Giám đốc điều hành UNEP, bà Inger Andersen đã kêu gọi các nước cần nhanh chóng hành động để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vốn đang tàn phá các cộng đồng trên khắp thế giới, đặc biệt là những cộng đồng nghèo khó và dễ bị tổn thương nhất.
Nguồn tài chính đổ vào các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống lũ lụt, ứng phó trước tình trạng nước biển dâng, trồng cây trong khu vực đô thị giúp giảm nhiệt độ và chống lại hiện tượng đảo nhiệt và đảm bảo cơ sở hạ tầng có thể chống chọi với bão lớn.
Báo cáo ghi nhận 171 quốc gia đã triển khai chính sách, chiến lược hoặc kế hoạch để ứng phó và giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu gây ra, dù ở mức độ triển khai và hiệu quả khác nhau. Trong khi đó, một số quốc gia dễ bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng bởi xung đột lại chưa triển khai bất kỳ chính sách nào như vậy.
IEA: Mùa đông sắp tới là thử thách khắc nghiệt nhất từ trước đến nay đối với Ukraine Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo Ukraine sẽ phải trải qua một mùa đông khắc nghiệt trong năm nay. Nhà máy nhiệt điện Trypilska của Ukraine. Ảnh: Wikipedia Theo IEA, làn sóng tấn công trong năm nay đã khiến khả năng tạo ra đủ điện của Ukraine trong thời gian nhu cầu cao điểm vào mùa đông tới bị đe...